I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng có nguồn gốc do đâu.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, hứng thú học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị.
1.Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ: sđ quy trình sản xuất vải nhân tạo, sợi tổng hợp, vật mẫu
2.Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III/ Tiến trình bài dạy.
1.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình? Cho ví dụ minh hoạ?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 6A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 6B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 2 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng có nguồn gốc do đâu.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, hứng thú học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị.
1.Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ: sđ quy trình sản xuất vải nhân tạo, sợi tổng hợp, vật mẫu
2.Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III/ Tiến trình bài dạy.
1.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình? Cho ví dụ minh hoạ?
2.Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vải sợi thiên nhiên
- Hướng dẫn HS quan sát H1.1 và yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ SGK
- Gọi 2 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ trên bảng phụ, HS khác nhận xét
- Treo bảng phụ mô tả quy trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm dựa vào H1.1
- Phân tích nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên là có sẵn trong cây con vật và tạo ra
- GV đưa ra một số mẫu vải sợi thiên nhiên cho HS quan sát
? Vải sợi thiên nhiên có tính chất gì
- GV kết luận và giải thích
- Quan sát tranh vẽ và hoàn thành sơ đồ sản xuất sau:
H1: Cây bông -> thu hoạch quả -> xơ bông -> sợi dệt -> vải sợi bông.
H2: Con tằm -> kén tằm ->kéo sợi -> dệt sợi -> nhuộm màu -> vải sợi tơ tằm.
- 2 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ trên bảng phụ, HS khác nhận xét
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Nghe, quan sát, tìm hiểu một số tính chất của vải sợi thiên nhiên
I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.
1. Vải sợi thiên nhiên
* Nguồn gốc
Vải sợi TN được dệt bằng các sợi thiên nhiên có nguồn gốc:
- Từ cây ( thực vật): bông, đay, lanh, the, đũi, gai, bơ...
- Từ động vật: tơ tằm, lông cừu, gà, ngan, vịt...
* Tính chất:
- Hút ẩm cao, thoáng mát.
- Dễ bị nhàu, giặt lâu khô.
- Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục.
Hoạt động 2: Vải sợi hóa học
- Yêu cầu HS nghiên cứu (SGK) rồi trả lời một số câu hỏi.
? Nêu nguồn gốc vải sợi hoá học
? Vải sợi hoá học có mấy loại
? Nguồn gốc của vải sợi từ thiên nhiên và từ sợi hoá học có gì khác nhau. - GV bổ sung, giải thích
- Hướng dẫn HS quan sát H1.2. và thảo luận hoàn thành các mệnh đề SGK
- Gọi đại diện một nhóm lên hoàn thành mệnh đề, nhóm khác nhận xét
- GV bổ sung, giải thích
- GV đưa ra một số mẫu vải sợi nhân tạo cho HS quan sát
? Vải sợi nhân tạo có tính chất gì
- GV kết luận và giải thích
- Nghiên cứu nôị dung thông tin SGK
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin SGK
- Liên hệ phần 1 trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- HS quan sát H1.2. và thảo luận hoàn thành các mệnh đề SGK
- Đại diện một nhóm lên hoàn thành mệnh đề, nhóm khác nhận xét
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nghe, quan sát, tìm hiểu một số tính chất của vải sợi thiên nhiên
- Liên hệ thực tế và vật mẫu trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi vở
2. Vải sợi hóa học
* Nguồn gốc.
Vải sợi HH được dệt từ các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học lấy từ than đá, dầu mỏ, xenulo của gỗ, tre, nứa...
- Vải sợi HH chia làm 2 lọai chính:
+ Vải sợi nhân tạo
+ Vải sợi tổng hợp
*. Tính chất:
- Vải sợi nhân tạo: hút ẩm cao, thoáng mát, ít nhàu nát.
- Vải sợi tổng hợp: hút ẩm thấp, ít thấm mồ hôi, bí, bền, đẹp, giặt mau khô, không nhàu nát
3. Củng cố;
- Gọi 1 HS nhắc lại những nội dung chính của bài học thông qua các đề mục trên bảng.
4. Dặn dò:
- Dặn dò HS về học bài và tìm hiểu nội dung bài phần tiếp theo
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_2_bai_1_cac_loai_vai_thuong_dun.doc