I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thứ:
_ Giúp HS nắm được quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng:
_ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở, nhất là làm đẹp phòng học của mình.
3. Thái độ:
_ Có ý thức, và tình yêu thiên nhiên, gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị một số tranh ảnh cắm hoa trang trí ?
2.HS: Xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a/- Nêu dụng cụ để cắm hoa ?
b/- Vật liệu cắm hoa ?
3. Đặt vấn đề:
Để cắm một bình hoa đẹp chúng ta phải căn cứ vào quy trình cắmhoa vậy quy trình đó như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 29+30 - Trường THCS Đạ M'rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 13/11/2010
Tiết:29 Ngày dạy: 15/11/2010
BÀI 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (TT)
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thứ:
_ Giúp HS nắm được quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng:
_ Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở, nhất là làm đẹp phòng học của mình.
3. Thái độ:
_ Có ý thức, và tình yêu thiên nhiên, gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị một số tranh ảnh cắm hoa trang trí ?
2.HS: Xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a/- Nêu dụng cụ để cắm hoa ?
b/- Vật liệu cắm hoa ?
3. Đặt vấn đề:
Để cắm một bình hoa đẹp chúng ta phải căn cứ vào quy trình cắmhoa vậy quy trình đó như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
4.Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc chuẩn bị cắm hoa
_ GV: trước khi cắm hoa phải chuẩn bị những công việc gì?
_ GV: cho HS quan sát hình 2.23 / SGK 56
_ GV: Khi cắt hoa ta cần lưu ý những gì ?
- GV: Nhận xét
_ HS: Trả lời
+ Bình cắm hoa
+ Dụng cụ cắm hoa
+ Hoa
- HS: Quan sát
- HS: Trả lời
- Cắt lúc sáng sớm.
- Tỉa lá vàng, sâu, cắt vạt cuốn - Ngâm vào nước sạch , để nơi mát trước khi cắm)
- HS: Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu quy trình thực hiện
- GV: Gọi HS đọc phần 3 mục II sách giáo khoa )
_ GV: Cho biết quy trình thực hiện khi cắm hoa?
_ GV đặt vấn đề: Khi cắm một bình hoa để trang trí cần tuân theo quy trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả.
- GV: Cho biết tác dụng của các cành phụ,
- GV: Tại sao khi cắt cành cần ngâm trong nước ?
_ Tại sao không nên để nơi gió hay quạt máy?
- GV tiểu kết và ghi bảng
- HS: Đọc phần 3 mục II sách giáo khoa )
_ HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
- HS: Có tác dụng che khuất miệng bình
- HS: Trả lời.
- HS trả lời
- HS ghi bài
Hoạt động 3:Vận dụng và cũng cố
+ Cho HS đọc lại phần “ghi nhớ”
+ Trình bày nguyên tắc cơ bản cắm hoa
+ Trình bày quy trình cắm hoa
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà
+ Nhận xét tinh thần học tập của cả lớp , cho điểm vào sổ đầu bàì.
+ Dặn các em chuẩn bị hoa, bình , kéo, xốp để tiết sau làm thực hành cắm hoa.
5.GHI BẢNG
1.Chuẩn bị :
Bình cắm hoa
Dụng cụ cắm hoa (bàn chông, lưới mút xốp)
Hoa(cắt lúc sáng sớm, tỉa lá vàng, sâu, cắt vạt cuốn ,ngâm vào nước sạch , để nơi mát trước khi cắm)
2. Quy trình thực hiện:
a. Chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm cho phù hợp., tạo vẽ hài hòa giữa hoa và bình
b. Cắt cành, cắm các cành chính trước.
c.Cắt cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá.(có thể cắm các cành phụ trước)
d/- Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần: 15 Ngày soạn: 13/11/2010
Tiết: 30 Ngày dạy: 17/11/2010
BÀI 14: THỰC HÀNH CẮM HOA (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được kỹ thuật cắm hoa dạng thẳng đứng, nguyên tắc cắm và các dạng vận dụng.
2. Kỹ năng:
- Giúp các em có thêm sự sáng tạo trong việc cắm hoa để trang trí nhà và góc học tập của mình.
3. Thái độ:
- Qua phần thực hành giúp các em lòng say mê, thích thú với môn học
II. CHUẨN BỊ:
1.GV:
- Mô hình 3 cành hoa chính
- Sơ đồ cắm hoa dạng cơ bản
- Tranh ảnh một số bình hoa để minh họa
2.HS:
- Bình thấp, đế ghim hay mút xốp
- Kéo, khăn lau bàn
- Các loại hoa, lá, cành ( 3 cành Mi mô sa, 3 Hoa cẩm chướng)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Cho biết những nguyên tắc cơ bản để cắm hoa ?
b. Cho biết quy trình cắm hoa
3.Đặt vấn đề:Trong cắm hoa chúng ta có nhiều cách cắm khác nhau,chính vì thế nên chúng ta cần phải thực hiện một số dạng cắm cơ bản để hiểu sâu hơn về cách cắm hoa
4Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu thực hành Cắm hoa dạng đứng
- GV: Kiểm tra chuẩn bị của HS
- GV: Hướng dẫn HS
+ Bước 1: Giới thiệu và hướng dẫn nguyên tắc cắm.
_ Cho HS quan sát mô hình
+ Bước 2 : Quy ước về góc độ cắm
- Cành thẳng đứng là 0o
- Cành nghiêng về sát miệng là 90o
Góc độ cắm 3 cành chính
- GV: YC HS nhận xét các góc độ của các cành.
- GV: Thao tác mẫu và cho học sinh quan sát
Cắm cành chính 1 nghiêng 10 – 15 o
Cắm cành chính 2 nghiêng 45 o
Cắm cành chính 3 nghiêng 75 o
- GV: Gọi HS nhắc lại cách tính chiều dài các cành chính, cành phụ.
- GV lưu ý : Các cành có thể bằng lá, cành không nhất thiết phải là hoa.
Sau đó điểm thêm hoa, lá, cành, trang trí bình hoa.
- GV: Cho HS quan sát hình 2.26 và 2.27
- GV: YC HS nêu nhận xét về :
+ Thay đổi góc độ các cành chính
+ Bỏ bớt một hoặc hai cành chính .
- GV: Nhận xét
- HS: Để dụng cụ thực hành lên bàn
- HS: Quan sát mô hình và lắng nghe.
- HS: Lắng nghe
- HS: Nhận xét.
- HS : Quan sát và lắng nghe .
- HS: Nhắc lại
- HS: lắng nghe
- HS: Quan sát .
- HS: Nhận xét.
- HS: Lắng nghe.
Hoạt động 2:Tổ chức thực hành
- GV: Tổ chức cho các nhóm thực hành:
+ Mỗi nhóm cắm một bình
+ Hoa tuỳ thích
- GV: Theo dõi HS làm thực hành.
_ HS: Thực hành theo nhóm.
_ HS: thực hành và sửa sai (nếu có )
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bình hoa , hoa , lá, cành để tiết sau thực hành cắm hoa dạng nghiêng.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_2930_truong_thcs_da_mrong.doc