I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS nắm được. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng với tùng mùa.
II. Chuẩn bị: tranh ảnh liên quan.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS và ghi bài
Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
Chất khoáng gồm những chất nào?
Canxi và photpho có trong thực phẩm nào?
Iốt có trong thực phẩm nào?
Chất sắt có trong thực phẩm nào?Vai trò của nó đối với cơ thể? HS trả lời câu hỏi
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày 01 / 01 / 2009
Tiết 39 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ. ( T.T ).
Mục tiêu: Sau tiết học, HS nắm được. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng với tùng mùa.
Chuẩn bị: tranh ảnh liên quan.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và ghi bài
Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
Chất khoáng gồm những chất nào?
Canxi và photpho có trong thực phẩm nào?
Iốt có trong thực phẩm nào?
Chất sắt có trong thực phẩm nào?Vai trò của nó đối với cơ thể?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
II.Gía trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:
Dựa vào yếu tố nào để phân nhóm thức ăn?
Hãy kể tên các nhóm thức ăn?
Việc phân chia các nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào đối với việc tổ chức bữa ăn hằng ngày của chúng ta? HS đọc ở SGK
Quan sát bữa ăn hàng ngày nhà em , có đầy đủ 4 nhóm thức ăn không? Nhận xét có hợp lý không?
Vì sao phải thay thế thức ăn?
Nên thay bằng cách nào?
Ở nhà , từng bữa ăn, món ăn được thay đổi như thế nào? (sáng, trưa, tối)
Phân nhóm thức ăn:
Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất, ta chia làm 4 nhóm dinh dưỡng :
Nhóm giàu chất đạm.
Nhóm giàu chất đường , bột.
Nhóm giàu chất béo.
Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.
Ý nghĩa khoa học: SGK
Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị.
Nên thay thế thức ăn trong 1 nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không thay đổi. HS đọc ví dụ trong SGK.
Hoạt động 3:
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng theo các em có nên ăn quá nhiều không? Tại sao?
HS quan sát 1 bạn gầy còm trong lớp, nhận xét có phát triển bình thường không? Tại sao?
Nhu cầu của cơ thể là bao nhiêu?
Tại sao trong lớp học có các bạn trông lúc nào cũng mệt mỏi trên nét mặt?
Có bao nhiêu bạn béo quá trong lớp? Tại sao?
Có bạn nào bị sâu răng không? Tại sao?
Theo em làm thế nào để làm giảm cân?
Ngoài ra các chất sinh tố, chất khoàng, nước, chất xơ cần được quan tâm sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp. Nên ăn nhiều rau củ quả phối hợp với nhiều thực phẩm đa dạng thay đổi trong các bữa ăn thường ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, nhưng cơ thể chỉ hấp thụ 1 lượng vừa đủ, không thừa, không thiếu nếu không gây hậu quả xầu.
Chất đạm: Nhu cầu: 0,5 g/ kg thể trọng
Thừa đạm:
Cơ thể phát triển không bình thường.
Do thiếu chất đạm, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ.
Thiếu đạm: gây bệnh: thận hư, béo phì, tăng huyết áp
Chất đường bột: Nhu cầu:
người lớn: 6- 8g/ kg; trẻ em: 6- 10g/ kg
Thiếu: nên cơ thể ốm yếu, đói mệt.
Thừa: hỏng men răng, béo phì.
Giảm chất béo, bột, tăng rau xanh, quả, tăng vận động.
Chất béo:
Thiếu: không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống bệnh kém.
Thừa: tăng cân, bụng to, tim bị mỡ bao quanh à nhồi máu cơ tim.
Nhu cầu: người lớn: giảm, nhỏ tuổi tăng.
Mùa : mùa hè giảm, mùa đông tăng.
Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 4:
Củng cố:
Dựa vào yếu tố nào để phân nhóm thức ăn?
Hãy kể tên các nhóm thức ăn?
Việc phân chia các nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào đối với việc tổ chức bữa ăn hằng ngày của chúng ta?
Kể tền các nhóm thức ăn?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 5:
Dặn dò:
Học bài, Đọc phần ghi nhó
Quan sát tháp dinh dưỡng cân đối và đọc bài đọc thêm ở SGK trang 75.
Chuẩn bị xem trước bài 16
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_39_co_so_cua_an_uong_hop_ly_tie.doc