Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
Biết sắp xếp công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định như:cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn, phục vụ và thu dọn trước, trong và sau khi ăn.
Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
II.Chuẩn bị: 1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn có người phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn có trang trí
Đồ dùng: Mẫu thực đơn về các bữa ăn hằng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ(có thể bằng hình ảnh)
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 55: Quy trình tổ chức bữa ăn - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày 10 / 03 / 2009
Tiết 55 QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
I.Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
Biết sắp xếp công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định như:cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn, phục vụ và thu dọn trước, trong và sau khi ăn.
Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
II.Chuẩn bị: 1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn có người phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn có trang trí
Đồ dùng: Mẫu thực đơn về các bữa ăn hằng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ(có thể bằng hình ảnh)
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình như thế nào? Thế nào là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?Tại sao phải thay đổi món ăn?Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải có 4 bước:
Xây dựng thực đơn.
Chọn thực phẩm cho thực đơn.
Chế biến món ăn.
Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.
Xây dựng thực đơn:
Quy trình tổ chức bữa ăn thực chất là một vấn đề gồm nhiều mảng kiến thức. Do vậy hiểu quy trình tổ chức bữa ăn, thực hiện tổ chức bữa ăn cần phải có các thao tác chuẩn bi chu đáo, biểu hiện cụ thể là biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho quy trình tổ chức bữa ăn như; Nếu ta đảo quy trình đó thì sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra? Vậy ta hiểu quy trình tổ chức bữa ăn là gì?
Để hiểu thực đơn là gì, chúng ta sẽ quan sát các hình ảnh sau.
Hãy kể tên các món ăn ở hình vừa quan sát.
Những món ăn mà các em vừa liệt kê chi tiết sẽ được ghi lại. Bảng ghi những món ăn dự định sẽ được phục vụ trong bữa ăn, tiệc chính là thực đơn. Vậy theo em thực đơn là gì?
Em có nhận xét gì về trình tự được sắp xếp trong thực đơn?
Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán và thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm.
Vậy khi xây dựng thực đơn, ta có thể trả lời các câu hỏi:
Xây dựng thực đơn cho loại bữa ăn nào? (bữa tiệc, bữa cỗ, bữa ăn thường).
Dựa vào tính chất của bữa ăn , ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn.
Bữa ăn thường ngày em ăn những món ăn gì? gồm bao nhiêu món? (gồm 3 đến 4 món)
Hỏi tương tự như vậy với bữa tiệc, cỗ thường có 4 đến 5 món.
Trong thực đơn món ăn chính được hiểu như thế nào?
Đã có lúc ta quan niệm các món ăn giàu đạm, giàu đường bột và chất béo là những món ăn chính tuy nhiên khi đời sống ngày càng được cải thiện thì thực đơn bữa ăn phải đủ các món ăn cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Thường ta thấy:
1/ Thực đơn là gì?
Bảng ghi những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn, tiệc .
Có thực đơn, công việc thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
2/Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn:
Các món thường có trong thực đơn:
Các món canh (hoặc súp).
Các món rau, củ, quả(tươi, muối. chua hoặc trộn).
Các món nguội.
Các món xào, rán.
Các món mặn.
Các món tráng miệng.
b)Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn:
Bữa ăn thường ngày gồm các nhóm chính: canh, mặn, xào(luộc) và nước chấm.
Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm đủ các loại món nêu ở mục a:
Món khai vị (nộm, trộn)
Món sau khai vị
Món ăn chính
Món ăn thêm
Món tráng miệng
Đồ uống
c)Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế:
Hoạt động 3:
Củng cố:
Vậy theo em thực đơn là gì?
Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 4:
Dặn dò:
Học bài.
Chuẩn bị phần II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_55_quy_trinh_to_chuc_bua_an_ngu.doc