I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường xã hội.
2. Kĩ năng.
- Phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu.
II.Đồ dùng dạy học.
1. GV: tranh ảnh, mẫu vật trang phục lễ hội, lễ tân.
2. HS: Chuẩn bị một số mẫu trang phục của dân tộc
III. Tổ chức giờ học.
1.Khởi động( 3 phút).
GV giới thiệu bài: Sử dụng trang phục là việc làm thường xuyên của mỗi người. Biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người đẹp hơn trong mọi hoạt động. Nói đến đây ta lại nghĩ đến câu nói: “ Người đẹp vì lụa” câu nói đó thật có ý nghĩa trong bài học hôm nay – chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 7, Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:8.9.09.
Ngày soạn: 11.9.09(6b).
Tiết 7 - Bài 4:
Sử dụng và bảo quản trang phục
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường xã hội.
2. Kĩ năng.
- Phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu.
II.Đồ dùng dạy học.
1. GV: tranh ảnh, mẫu vật trang phục lễ hội, lễ tân..
2. HS: Chuẩn bị một số mẫu trang phục của dân tộc
III. Tổ chức giờ học.
1.Khởi động( 3 phút).
GV giới thiệu bài: Sử dụng trang phục là việc làm thường xuyên của mỗi người. Biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người đẹp hơn trong mọi hoạt động. Nói đến đây ta lại nghĩ đến câu nói: “ Người đẹp vì lụa” câu nói đó thật có ý nghĩa trong bài học hôm nay – chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
2. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục ( 20 phút).
Mục tiêu: Hiểu cách sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lý.
Đồ dùng dạy học: một số trang phục như áo dài, đi học
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV: Đưa ra hai tình huống sau:
TH1: Khi đi lao động bạn Nam mặc áo trắng
TH2: Khi đi dự một đám tang bạn Nam mặc áo phông màu đỏ.
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng trang phục của bạn Nam?
- HS: Trả lời độc lập, hs khác nhận xét.
- GVH: Vậy em sử dụng trang phục của mình như thế nào?
- HS Trả lời, hs khác nhận xét.
- GVH: Kể tên các hoạt động trong một ngày của em.
- HS: Đi học, chơi ngủ, thể thao
-GVH: Em sẽ sử dụng trang phục của mình như thế nào để phù hợp với các hoạt động đó?
- HS: trả lời cá nhân.
-GVH: Nếu không biết cách sử dụng trang phục cho phù hợp thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?
- HS: Làm việc không thoải mái.
- GVH: Khi đi lao động mồ hôi ra lấm bẩn em thường mặc ntn?
- HS: Mặc vải mát dễ thấm mồ hôi, màu tối để hoạt động.
- GV: Yêu cầu HS điền bài tập SGK ( tr-19)
- HS: Vải sợi bông, màu sẫm, đơn giản, rộng, dép thấp hoặc giày ba ta.
-GVH: Trang phục ntn phù hợp với lễ hội, lễ tân?
- HS: Trang phục phù hợp với lễ hội truyền thống, lễ phục mặc trong buổi nghi lễ.
- GV: giới thiệu một số trang phục áo dài, đi học cho HS quan sát.
H: Khi em đi dự buổi sinh hoạt văn nghệ em thường mặc ntn?
- HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Yêu cầu hs đọc bài học về trang phục của Bác tr-26 SGK, phát phiếu bài tập yêu cầu hs thảo luạn trả lời từng nội dung câu hỏi.
- HS: Đọc to đoạn nội dung đoạn văn tr-26, tiến hành thảo luận.
- GVH: Khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 Bắc Hồ mặc trang phục như thế nào?
-HS: Quần áo kaki, dép cao su.
- GVH: Khi tiếp khách quốc tế Bác bắt các đồng chí ăn mặc ntn?
-HS: Com lê, calavát ( trang trọng )
- GVH: Tại sao Bác lại nhắc nhở Bác Ngô Từ Vân khi mặc com lê, cavat đi giầy da bóng lộn để đón Bác?
- HS: Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ xung và hoàn chỉnh.
- GVH: Vậy ở hoàn cảnh và công việc khác nhau phải mặc như thế nào cho phù hợp?
-HS: Tự rút ra kết luận.
I. Sử dụng trang phục.
1. Cách sử dụng trang phục.
a. Trang phục phù hợp với hoạt động.
- Trang phục đi học: bằng vải pha, nhã nhặn kiểu may đơn giản dễ mặc, dễ hoạt động.
- Trang phục đi lao động: vải sợi bông, màu sẫm, kiểu may đơn giản, rộng, chọn dép thấp hoặc giày ba ta.
- Trang phục lễ hội, lễ tân: áo dài, trang phục lễ hội theo vùng miền, dân tộc
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc.
- Trang phục đẹp là phải phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống.
HĐ2. Tìm hiểu cách phối hợp trang phục (15 phút).
Mục tiêu: Biết cách phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ
Đồ dùng dạy học: Hình 1.11; 1.12.
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV: Cần biết cách phối hợp trang phục hợp lý và có tính thẩm mỹ.Cho học sinh quan sát tranh về cách phối hợp trang phục.
- HS: Chú ý quan sát.
- GV: đưa ra bí quyết và tích hợp môi truờng cho HS biết tiết kiệm nguyên liệu dệt vải làm giàu môi trường.
- GVH: Quan sát hình 1.11. Nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trên quần.
- HS: Đưa ra ý kiến nhận xét.
- GV: Yêu cầu HS quan sát vòng màu, GV giới thiệu vòng màu và yêu cầu HS lấy ví dụ.
- HS: Quan sát tham khảo và lấy ví dụ.
-
2. Cách phồi hợp trang phục.
* Bí quyết: biết mặc phối hợp áo của bộ trang phục này với quần hoặc váy của bộ trang phục khác một cách hợp lí, có tính thẩm mĩ.
a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
- Vải hoa với vải trơn, vải hoa với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
- Không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau.
b. Phối hợp màu sắc.
- Các sắc độ khác nhau trong cùng một màu: xanh nhạt và xanh sẫm..
- Giữa 2 màu cạch nhau trên vòng màu: tím đỏ và đỏ
- Hai màu tương phản, đối nhau trên vòng màu: đỏ và lục
- Màu trắng đen với bất kỳ màu nào: đỏ và đen, trắng và đen..
3. Tổng kết, hướng dẫn về nhà ( 7 phút).
* Tổng kết:
- GV nhắc lại liến thức trọng tâm của tiết học.
H: Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc 2 ý đầu phần ghi nhớ.
- Trả lời các câu hỏi 1 cuối bài trong SGK.- Đọc và xem kỹ phần II SGK, tham khảo cách bảo quản trang phục ở gia đình.
\
Ngày giảng: 15.09.09.
Ngày giảng: 16.09.09 (6a).
18.09.09 (6b). Tiết 8 - Bài 4:
Sử dụng và bảo quản trang phục (t2)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho hợp lý.
- Hiểu được ý nghĩa các kí hiệu quy định về giặt là, tẩy, hấp các sản phẩm may mặc.
2. Kĩ năng.
- Sử dụng trang phục hợp lý, đúng kĩ thuật.
3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: bàn là, bảng kí hiệu giặt là, băng vải trên áo ghi kí hiệu giặt là
2. HS: Chuẩn bị băng vải nhỏ ghi kí hiệu quy định giặt là
III. Tổ chức giờ học.
1. Khởi động ( 7 phút).
- GV đặt câu hỏi:
H: Em hãy cho biết cách sử dụng trang phục một cách hợp lý?
- GV giới thiệu bài : Ông cha ta có câu “ của bền tại người ”. vậy quần áo sau khi sử dụng phải bảo quản như thế nào để không bị hư hỏng, ẩm mốc, có mùi.Nội dung tiết học này sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề đó.
2. Bài mới.
HĐ1.Tìm hiểu cách bảo quản trang phục ( 15 phút).
Mục tiêu: Biết cách bảo quản trang phục theo quy trình giặt, phơi.
Đồ dùng dạy học: phiếu học tập theo nhóm quy trình giặt, phơi.
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV: Chia nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu HS hãy chọn các từ hoặc nhóm từ trong bảng điền vào chỗ trống trong 5 phút.
- HS: Làm bài tập theo nhóm.
-> Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-> Nhóm khác nhận xét.
- GV: đưa ra nhận xét đúng.
GV: Giới thiệu thêm cách giặt bằng máy
- HS: Ghi nhớ thông tin
II. Bảo quản trang phục.
1. Giặt phơi
a. Quy trình giặt.
- lấy...tách riêngvòngâmgiữ nước sạchchất làm mềm vảiphơi ngoài nắngbóng râm móc áocặp quần áo.
HĐ2. Tìm hiểu phương pháp là và cất giữ trang phục (18 phút).
Mục tiêu: Biết dụng cụ và quy trình là, cất giữ trang phục.
Đồ dùng dạy học: bàn là, bảng 4- kí hiệu giặt là.
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu hs quan sát hình 1.13 và bàn là điện.
H: Nêu những dụng cụ là quần áo trong gia đình?
- HS: Bàn là, bình phun nước, cầu là.
- GVH: Có thể thay cầu là bằng vật dụng khác không?
- HS: có thể thay bằng chăn dạ, chăn lỉ
- GV: Cho học sinh đọc phần b – SGK.
- HS: Đọc bài.
- GVH: Nêu quy trình là quần áo?
- HS: Trả lời, nhận xét- kết luận.
- GV: Treo bảng 4 ký hiệu giặt là - hướng dẫn hs cách đọc và những lưu ý khi giặt là. Nhấn mạnh một số kí hiệu như không được là, không phơi ngoài nắng
- HS: Chú ý quan sát.
- GV: cho HS đọc một số mảnh ghi kí hiệu giặt là trên áo.
- HS: quan sát đọc.
- GV: nhận xét, sửa chuẩn.
- GV: Yêu cầu hs đọc tiếp nội dung phần 3 SGK.
H: Để tránh quần áo hư hỏng, ẩm mốc phải cất giữ quần áo như thế nào?
- HS: Cất giữ ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
- GV tích hợp môi trường: kết luận và giới thiêu một số cách bảo quản trang phục để tiết kiệm được nguyên liêu, giúp làm giàu môi trường.
2. Là (ủi).
a. Dụng cụ là:
- Bàn là.
- Bình phun nước.
- Cầu là.
b. Quy trình là (SGK- Tr 24).
c.Ký hiệu giặt là.
(SGK- Tr 24)
3. Cất giữ.
(SGK- Tr 25)
3. Tổng kết, hướng dẫn về nhà ( 5 phút).
* Tổng kết: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm và gọi HS làm câu hỏi 3 – tr 25.
H: Bảo quản quần áo gồm những công việc chính nào?
* Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ và vận dụng cách bảo quản trang phục hằng ngày.
- Xem trước bài 5 và chuẩn bị: 2 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 8 x 15; 1 mảnh vải có kích thước 10 x 15. chỉ, kim khâu, kéo, thước, bút chì.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_7_bai_4_su_dung_va_bao_quan_tra.doc