Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiếp theo)

A-MỤC TIÊU : Sau khi học xong HS nắm

 1)Kiến thức : Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giử vẽ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

 2)Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết bảo quản trang phục.

 3)Thái độ : Giáo dục HS tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

B-CHUẨN BỊ :

 -GV : Bảng phụ, bảng kí hiệu giặt, là.

 -HS : Bài cũ

C- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

 Thảo luận nhóm, trực quan, diễn giảng, vấn đáp.

D-TIẾN TRÌNH :

 I/ Ổn định tổ chức :

 II/ Kiểm tra bài cũ :

 *Có một quần jean xanh, một quần kem, một áo sọc kem, một áo đen, một áo trắng gọi HS lên ghép 5 sản phẩm này thành mấy bộ.

 *Trang phục đi lao động , đi học như thế nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 8: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 8 Ngày soạn: 20/9/2009 Ngày dạy : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (TT) A-MỤC TIÊU : Sau khi học xong HS nắm 1)Kiến thức : Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giử vẽ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. 2)Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết bảo quản trang phục. 3)Thái độ : Giáo dục HS tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. B-CHUẨN BỊ : -GV : Bảng phụ, bảng kí hiệu giặt, là. -HS : Bài cũ C- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, trực quan, diễn giảng, vấn đáp. D-TIẾN TRÌNH : I/ Ổn định tổ chức : II/ Kiểm tra bài cũ : *Có một quần jean xanh, một quần kem, một áo sọc kem, một áo đen, một áo trắng gọi HS lên ghép 5 sản phẩm này thành mấy bộ. *Trang phục đi lao động , đi học như thế nào ? III/ Giảng bài mới : * GV giới thiệu : Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình. Biết bảo quản đúng kỹ thuật sẽ giử được vẽ đẹp, độ bền của trang phục, tạo cho người mặc vẽ gọn gàng, hấp dẩn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc. HĐ1: Tìm hiểu qui trình giặt ,phơi HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Bảo quản trang phục bao gồm những công việc nào ?(Giặt phơi, là ,cất giữ) * Ao quần thường bị bẩn khi sử dụng chúng ta làm thế nào để trở lại như mới(Giặt) * GV hướng dẫn HS đọc các từ trong khung và đọc đoạn văn để có hiểu biết chung và tìm từ trong khung điền vào chỗ trống. * GV viết sẵn bảng phụ, cho HS thảo luận nhóm. HS lên điền từ vào. Gọi một số em bổ sung. Đáp án : lấy, tách riêng, vò,ngâm, giũ, nước sạch, chất làm mềm vải, phơi, bóng râm, ngoài nắng, mắc áo, cặp áo quần. * HS viết trong vở. Giáo viên kết luận, HS ghi vào vở. II-Bảo quản trang phục 1/ Giặt phơi * Quy trình giặt -Lấyð tách riêng ð vò ð ngâm ðgiũ nước sạch ð chất làm mềm vải ð phơi bằng mắc áo ðcặp quần áo HĐ2: Tìm hiểu công việc là (ủi) HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV giới thiệu công việc Là (ủi) +Hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình?(bàn là) + Qui trình là như thế nào? * Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp (vải polyeste), sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao hơn (vải bông). Đối với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải, hoặc là trên khăn ẩm. +Thao tác là như thế nào ? (theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu trên mặt vải vì sẽ bị cháy và bị ngấn) * Khi ngừng là, phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi quy định. * Kí hiệu giặt là : * GV treo bảng kí hiệu giặt, là và hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 4 trang 24 SGK. HS tự nhận dạng các kí hiệu và đọc ý nghĩa các kí hiệu. * Trên phần lớn các áo quần may sẳn có đính những vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu quy định chế độ giặt, là để người sử dụng tuân theo, tránh làm hỏng sản phẩm. 2/ Là (ủi) a/ Dụng cụ là : -Bàn là, bình phun nước, cầu là. b/ Quy trình là : -Điều chỉnh nấc nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải (Vải bông, lanh = 160o C;Vải tơ tằm, vải sợi tổng hợp < 120o C;Vải pha < 160o C) -Thao tác là. -Dựng bàn là. c/ Kí hiệu giặt là : Bảng 4 (xem SGK trang 24 ) HĐ3: Tìm hiểu cách cất giữ HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK +Sau khi giặt sạch, phơi khô làm như thế nào ? (Cần cất giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ) +Treo bằng gì ? (Mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ, những áo quần sử dụng thường xuyên theo từng loại) GV nói thêm: - Những áo quần chưa dùng đến cần gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc và tránh gián, nhộng làm hỏng. -Không những chỉ biết ăn mặc đẹp mà chúng ta còn phải biết tiết kiệm tiền mua sắm, biết cách bảo quản để trang phục lâu cũ, lâu hư hỏng. Kết luận. 3. Cất giữ: -Cất giữ nơi khô ráo,sạch sẽ ,tránh ẩm mốc. * Bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp , độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc IV/ Củng cố và luyện tập : * GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 25 SGK. +Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào ? -Giặt, phơi, là (ủi), cất giử. +Các kí hiệu câu 3 trang 25 có ý nghĩa gì ? -Chỉ giặt bằng tay. -Là ở nhiệt độ trên 160o C -Được tẩy. -Không được là. -Không được vắt bằng máy giặt. V/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : -Học thuộc bài. -Học thuộc phần ghi nhớ. -Chuẩn bị : Bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản. -Vải : Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm -Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu. VI-RÚT KINH NGHIỆM : Ngày tháng 9 năm 2009 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_8_su_dung_va_bao_quan_trang_phu.doc