I/ Mục tiêu
1. Về kiến thức
Thông qua bài tập thực hành, củng cố những kiến thức hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
2. Về kỹ năng
Sắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân và gia đình.
3. Thái độ
Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
II/ Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10 m2 (Để làm mẫu), mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5 x 4 m và đồ đạc; Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập.
- HS: Đọc trước bài 9; Cắt bằng bìa hoặc làm bằng xốp sơ đồ mặt bằng phòng ở và đồ đạc theo hình 2.7 - SGK (có thể phóng to).
III/ Tiến trình lên lớp
A/ Tổ chức lớp
- Tổ chức cho HS làm bài tập thực hành
B/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1')
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 11 - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2008.
Ngày dạy: 6A: 30/10/2008; 4/11/2008;
6B: 28/10/2008;1/11/2008.
Tiết 21 + 22: Thực hành
Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
I/ Mục tiêu
1. Về kiến thức
Thông qua bài tập thực hành, củng cố những kiến thức hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
2. Về kỹ năng
Sắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân và gia đình.
3. Thái độ
Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
II/ Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10 m2 (Để làm mẫu), mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5 x 4 m và đồ đạc; Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập.
- HS: Đọc trước bài 9; Cắt bằng bìa hoặc làm bằng xốp sơ đồ mặt bằng phòng ở và đồ đạc theo hình 2.7 - SGK (có thể phóng to).
III/ Tiến trình lên lớp
A/ Tổ chức lớp
- Tổ chức cho HS làm bài tập thực hành
B/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1')
C/ Thực hành
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung thực hành
- GV phân công nội dung thực hành cho từng nhóm, sắp xếp vị trí thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành
- GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi tổ một nhóm) cho HS thực hành.
- HS thảo luận rút ra được cách bố trí đồ đặc hợp lý nhất (theo cách bố trí của nhóm mình)
- Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Các nhóm khác quan sát, nghe cách trình bày và có thể nêu ý kiến phản diện.
- GV bao quát chung, đóng vai trò hướng dẫn mục tiêu cần đạt. Đối chiếu với nội dung lý thuyết để chốt các vấn đề như: Góc học tập cần yên tĩnh, đủ sáng, giá sách gần góc học tập, giường ngủ cần kín đáo, thoáng.
- Căn cứ nội dung trình bày của đại diện các nhóm giáo viên chấm điểm, đánh giá kết quả đạt được.
Hoạt động 3: Tổng kết bài thực hành
- GV tổng kết, giới thiệu 1 vài phương pháp hay
- Thu bài, chấm điểm cho từng nhóm.
3'
30'
10'
1) Giới thiệu bài
2) Thực hành theo nhóm
Chốt lại: Góc học tập cần yên tĩnh, đủ sáng, giá sách gần góc học tập, giường ngủ cần kín đáo, thoáng.
D/ Dặn dò (1')
- Đọc và chuẩn bị bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Quan sát và chuẩn bị ý kiến về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Ngày soạn: 2/11/2008.
Ngày dạy: 6A: 6/11/2008;
6B: 4/11/2008.
Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
I/ Mục tiêu
1, Về kiến thức
- HS biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
2, Về kỹ năng
- HS vận dụng được 1 số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
3, Về thái độ
- Có ý kiến giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn lắp.
II/ Chuẩn bị
- GV: SGK, giáo án
- HS: Đọc trước bài.
III/ Tiến trình lên lớp
A/ Tổ chức lớp
B/ Kiểm tra bài cũ
C/ Bài mới
GV: Khi em bước vào một ngôi nhà hay một căn phòng tuy giản dị nhưng sạch sẽ, ngăn lắp và một phòng bừa bộn, bẩn thỉu, em có cảm giác như thế nào ?
1) Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
a) Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
- Bên trái hình 2.8 là khung cảnh bên ngoài nhà ở.
- Bên phải hình 2.8 là cảnh một khu bên trong của nhà ở.
+ Ngoài nhà:
- Sân sạch sẽ, không có rác, có lá rụng, có cây cảnh, nhìn quang đãng
- Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt.
+ Trong nhà:
- Chăn, màn ở giường ngủ được gấp gọn gàng.
- Dép để gọn một phía với giường.
- Bàn học kê sát giá sách và sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn kê sách
- Lọ hoa được chăm chút, quả tươi được đặt trên đĩa.
b) Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
Kết luận: Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức khỏe tốt đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
2) Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
a) Sự cần thiết giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp, đồ đạc vào đúng vị trí, để giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ.
b) Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Mỗi người cần phải có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp.
- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở.
- Dọn nhà thường xuyên thì mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.
Ghi nhớ: SGK/ 41.
- Em hãy quan sát h2.8 em có nhận xét gì ?
- Em quan sát h 2.9 em có nhận xét gì ?
- GV: Yêu cầu HS nêu các công việc làm, học, ngủ, nấu ăn
ảnh hưởng của thiên nhiên đến nhà ở giúp HS đi đến KL.
- GV: Em hãy suy nghĩ liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
- Cần có nếp sống, nếp sinh họat như thế nào ?
- Cần làm những công việc gì ?
- Vì sao phải dọn dẹp nhà thường xuyên ?
- Qua bài em rút ra KL gì ?
D/ Củng cố
- Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ?
- Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp ?
E/ Dặn dò
- Về học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời câu hỏi cuối bài.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_11_nguyen_van_cuong.doc