I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: ĐôngSGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 6 Tuần 20 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 20
Tiết 39
Tiết: 39
Bài 15: cơ sở ăn uống hợp lý ( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: ĐôngSGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm như thế nào?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu chất đạm.
GV: Cho học sinh quan sát người gày rồi đặt câu hỏi. Người đó có phát triển bình thường không? Tại sao?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
GV: Cơ thể thừa đạm sẽ ra sao?
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu chất đường bột.
GV: Tại sao trong lớp học có những bạn không nhanh nhẹn?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
GV: Thừa đường bột cơ thể sẽ ra sao?
HS: Trả lời
HĐ3.Tìm hiểu chất béo
GV: Thiếu chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Thừa chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời
4.Củng cố:
GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Nhận xét giờ học
1/
5/
11/
12/
12/
2/
- Có 4 nhóm thức ăn
- Giá trị dinh dưỡng
1.Chất đạm.
a) Thiếu đạm.
- Thiếu đạm cơ thể suy nhược chậm phát triển trí tuệ.
b) Thừa đạm.
- Thừa đạm gây ngộ độc cho cơ thể.
2. Chất đường bột.
a) Thiếu.
- Thiếu đường bột cơ thể ốm yếu, đói mệt.
b) Thừa
3.Chất béo.
a) Thiếu chất béo khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
b) Thừa chất béo, bụng to, tim có mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim
Cơ thể đòi hỏi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng, mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài sau:
GV: Quan sát tháp dinh dưỡng và tìm hiểu phần có thể trẻ em chưa biết SGK ( 75 ).
HS: Xem trước bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày soạn
Tuần 20
Tiết 40
Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16
- Trò: Đọc SGK bài 16 vệ sinh an toàn thực Phẩm.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung ghi bảng
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
GV: Em hãy cho biết vệ sinh thực phẩm là gì?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
GV: Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng.
HS: Đọc nội dung các ô màu 3.14 ( SGK).
GV: Qua đó chúng ta thấy ăn chín, uống sôi là quan trọng.
- Thực phẩm chi nên ăn gọn trong ngày
HS: Quan sát hình 3.15 ( SGK)
GV: Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để trãnh nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Trả lời
4.Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Tóm tắt nội dung bài học
1/
I.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
1.Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
- Thực phẩm bị vi khuẩn có hại xâm nhập không còn được tươi, có mùi lạ, màu sắc biến màu.
*KL: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
VD: Thực phẩm dễ bị hư hỏng, như thịt lợn, gà, vịt
* Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm, gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
2.ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
- SGK
3.Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
- Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến.
- Thực phẩm phải được nấu chín.
- Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản.
5. Hướng dẫn về nhà 5/:
- Về nhà quan sát ở nhà mình có thực hiện dùng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không?
- Đọc và xem trước phần II và III SGK
File đính kèm:
- Tuan 20.doc