Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết được thành phần cơ giới của đất trồng là gì.

 Hiểu được như thế nào nào là đất chua, đất phèn, đất mặn.

 Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của nước như thế nào.

 Hiểu được độ phì nhiêu của đất.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học.

 Thang màu pH chuẩn, lọ axit HCl 1%, NaOH 1%, giấy quỳ.

2.Học sinh

 Học bài 1&2

 Nghiên cứu trước bài 3

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn15/8/2008 Tiết 2 Ngày dạy 21/8/2008 Bài 3 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết được thành phần cơ giới của đất trồng là gì. Hiểu được như thế nào nào là đất chua, đất phèn, đất mặn. Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của nước như thế nào. Hiểu được độ phì nhiêu của đất. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học. Thang màu pH chuẩn, lọ axit HCl 1%, NaOH 1%, giấy quỳ. 2.Học sinh Học bài 1&2 Nghiên cứu trước bài 3 III.Các hoạt động dạy - học 1.Ổn định lớp(1’) Vai trò của ngành trồng trọt 2.Kiểm tra bài cũ (4’) a. Hoàn thành sơ đồ sau b. Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Những thành phần đó có vai trò gì? 3.Giới thiệu bài mới (3’) Em hãy nêu một số loại cây trồng nông nghiệp không sống trên cạn? Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng nghiên cứu bài 3 4.Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ I.Thành phần cơ giới của đất Tỷ lệ các loại hạt cát, sét, limon trong đất là thành phần cơ giới của đất. Tuỳ tỷ lệ từng loại hạt mà chia đất thành đất cát, đất thịt, đất sét. HĐ1:Tìm hiểu về thành phần cơ giới của đất Đọc đoạn thông tin 1 CH: Đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào? Vì sao em biết như vậy? CH: Phần rắn gồm những loại hạt nào? CH: Dựa vào kích thước, em hãy cho biết hạt cát, sét, limon khác nhau như thế nào? Thông báo: Tỷ lệ các loại hạt tạo nên thành phần cơ giới của đất. CH: Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất ra những loại nào? Giới thiệu: Đất sét: 25%cát, 30%limon, 45%sét Đất thịt: 45%cát, 40%limon, 15%sét Đất cát: 85%cát, 10%limon, 5%sét CH:Thành phần cơ giới khác thành phần của đất như thế nào? Tổng kết đưa ra nội dung bài học. TL: HS trả lời tự do TL:Gồm những loại hạt có kích thước khác nhau: hạt cát, sét, limon TL:Dựa vào SGK nghiên cứu trả lời TL:Đất sét, đất thịt, đất cát TL:Đất gồm 3 thành phần chính: rắn, lỏng, khí. Phần rắn chứa các hạt tạo nên thành phần cơ giới của đất. 10’ II.Độ chua, độ kiềm của đất Dùng trị số pH để đo độ chua, kiềm của đất. -Đất chua: pH<6.5 -Đất trung tính: pH= 6.5 – 7.5 -Đất kiềm: pH>7.5 HĐ2.Tìm hiểu về độ chua, độ kiềm của đất Giới thiệu: người ta thường dùng trị số độ pH để đánh giá độ chua, kiềm của đất. Để đo độ chua, kiềm của đất, người ta lấy dung dịch đất để đo độ pH, từ đó xác định độ chua, kiềm của đất. Hướng dẫn HS cách đo. Giới thiệu đất chua, đất kiềm sẽ làm cho giấy quỳ đổi sang màu gì... CH: Vậy dựa vào pH người ta chia đất ra làm những loại nào? Giới thiệu: đất chua người ta còn gọi là đất phèn, đất kiềm còn gọi là đất mặn. CH: Đất chua và đất kiềm khác nhau như thế nào? Kết luận đưa ra nội dung bài học Đọc đoạn thông tin SGK Đại diện các nhóm học sinh dùng giấy quỳ nhúng vào 2 dung dịch giáo viên chuẩn bị trước để quan sát sự đổi màu của giấy quỳ. TL:Đất chua, đất kiềm, đất trung tính TL:Đất chua thì pH7.5 5’ III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Nhờ các hạt cát, sét, limon mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Hạt có kích thước càng nhỏ thì khả năng giữ nước càng cao HĐ3.Tìm hiểu về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất CH:Khi ta tưới nước lên đất cát và đất thịt, đất nào mau khô hơn? Tại sao? CH:Nhờ đâu mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? CH:Vậy theo em giữa 3 loại đất mà chúng ta đã tìm hiểu thì đất nào nước và chất dinh dưỡng tốt nhất, đất nào giữ kém nhất? TL: Đất cát, vì hạt cát to nên khả năng giữ nước kém TL:Nhờ vào các hạt sét, cát, limon mà nước và chất dinh dưỡng được giữ lại TL: Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất do tỷ lệ các hạt sét và limon chiếm cao nhất, đất cát giữ kém nhất do tỷ lệ hạt cát chiếm nhiều nhất. 10’ IV.Độ phì nhiêu của đất Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng , đảm bảo cho cây trồng cho năng suất cao và không chứa các chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. HĐ4. Tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất CH:Em hãy phân biệt năng suất và sản lượng cây trồng CH:Theo em, nước và chất dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đối với năng suất cây trồng? CH: Đất phì nhiêu sẽ đảm bảo cho cây trồng cho năng suất cao. Vậy đất phì nhiêu phải có đủ những đặc điểm nào? CH:Vậy làm cách nào để đất luôn giữ được độ phì nhiêu? TL: Năng suất là khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích; sản lượng là tổng khối lượng sản phẩm thu hoạch được trên một diện tích đất trồng. TL:Cây trồng được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng sẽ cho năng suất cao và ngược lại. TL:Đất phì nhiêu cần đảm bảo +Đủ nước +Đủ chất dinh dưỡng +Cây trồng cho năng suất cao +Không chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. TL: khi tiến hành trồng trọt cần cung cấp cho đất đủ các chất cần thiết, sử dụng nhiều phân hữu cơ, cần cho đất có thời gian nghỉ để phục hồi, cải tạo đất trồng thường xuyên... IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau 1. Học sinh đọc “Ghi nhớ” 2. Điền vào chỗ trống từ thích hợp a. Tỷ lệ các hạt............................tạo nên thành phần cơ giới của đất. Đất có khoảng 25% cát, 30% limon, 45% sét là đất........................, đất có 45% cát, 40% limon, 15% sét là đất................, đất có 85% cát, 10% limon, 5% sét là đất .......................... ĐẤT TRUNG TÍNH pH < 6.5 pH pH 3. Hoàn thành sơ đồ sau 4. Chọn câu đúng nhất Đất phì nhiêu sẽ Cung cấp đủ nước cho cây trồng Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng Đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng năng suất cao Cả 3 ý trên B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 3 3. Nghiên cứu trước bài 4-5 4. Chuẩn bị 3 mẫu đất sau: đất cát, đất trồng cây ăn quả tại nhà, đất sét 5. Chuẩn bị mỗi em 1 cái muỗng, mỗi tổ 1 chai nước

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3_mot_so_tinh_chat_chinh_cua_dat.doc