Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 45-47 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được các nguyên nhân gây bệnh.

- Biết cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

- Hiểu được tác dụng và cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 46, 47 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 46, 47 SGK và tìm hiểu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi, các loại văc xin thường dùng cho các loại vật nuôi trong gia đình và địa phương.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày các biện pháp chăm sóc các loại vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Khái niệm về bệnh.

GV trình bày khái niệm về bệnh.

HS lắng nghe và ghi bài. Bệnh là do sự rối loạn đời sóng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh gây ra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 45-47 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. Tuần 30. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 45. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi. Mục tiêu. Hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản. Hình thành thái độ, tình cảm yêu mến vật nuôi trong quá trình nuôi dưỡng vật nuôi. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 45 trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.Chuẩn bị các sơ đồ và tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 45 SGK. Tìm hiểu các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi trong thực tế gia đình và địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Vai trò của chuồng nuôi? Nêu những tiêu chuẩn của một chuồng nuôi hợp vệ sinh? ? Em hiểu gì về vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi? Bài mới. Hoạt động 1: Chăn nuôi vật nuôi non. GV yêu cầu học sinh tìm hiểu hình 72 và tìm ra những đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi non. HS quan sát hình vẽ và phát hiện. Gv kết luận chung. GV yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp theo trình tự nuôi dưỡng dựa theo lứa tuổi từ lúc đẻ ra đến khi lớn lên. GV gọi học sinh báo cáo và kết luận chung. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non. - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của cơ thể chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. Nuôi vật nuôi mẹ tốt. Giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa mẹ đều. Tập cho vật nuôi non ăn sớm. Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. Hoạt động 2: Chăn nuôi vật nuôi đực giống. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và giới thiệu cho học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu của việc chăn nuôi vật nuôi đực giống. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sơ đồ 12 và cho biết: Để đời sau có chất lượng tốt cần phải chăm sóc vật nuôi đực giống như thế nào? Mục đích: Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm mục đích cho khả năng phói giống cao, đời con có chất lượng tốt. Yêu cầu: Sức khoẻ vật nuôi tốt, không quá béo. Có khối lượng tinh dịch cao và chất lượng tinh dịch tốt. Nội dung trong sơ đồ 12. Hoạt động 3: Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. GV yêu cầu học sinh tìm hiểu sơ đồ 13 về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản rồi sắp xếp vào vở theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn từ cao xuống thấp. Nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn mang thai. Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng. Nuôi thai. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ. Nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn nuôi con. Tạo sữa nuôi con. Nuôi cơ thể mẹ. Hồi phục cơ thể sau khi đẻ và chuẩn bị cho kì sinh sản sau. Củng cố. GV nhấn mạnh trọng tâm bài học. Gọ học sinh đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng bài học vào thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài 46. Phân tích câu tục ngữ: “ Nuôi đực tốt được cả đàn, nuôi cái tốt được một ổ” Từ đó nêu lên vai trò của đực giống và cái giống đối với thế hệ đời con. .. Tiết 42. Tuần 30. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 46+47. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Mục tiêu. Hiểu được các nguyên nhân gây bệnh. Biết cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Hiểu được tác dụng và cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 46, 47 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 46, 47 SGK và tìm hiểu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi, các loại văc xin thường dùng cho các loại vật nuôi trong gia đình và địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày các biện pháp chăm sóc các loại vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản? Bài mới. Hoạt động 1: Khái niệm về bệnh. GV trình bày khái niệm về bệnh. HS lắng nghe và ghi bài. Bệnh là do sự rối loạn đời sóng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh gây ra. Hoạt động 2: Nguyên nhân sinh ra bệnh. GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 14 về nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi và lấy ví dụ về nguyên nhân bên ngoài đã gây ra bệnh ở vật nuôi. Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi: - Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền) - Yếu tố bên ngoài ( do môi trường sống của vật nuôi) + Cơ học (chấn thương) + Lí học (nhiệt độ cao) + Hoá học (Ngộ độc) + Sinh học: Kí sinh trùng, vi sinh vật(vi rút, vi khuẩn) Hoạt động 3: Phòng trị bệnh cho vật nuôi. Hãy dọc và đánh dấu (X) vào những biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng trị bệnh cho vật nuôi. HS thực hiện bài tập. GV nhận xét và kết luận chung. Các biện pháp đúng là: 1- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin. Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Báo ngay cho cán bộ thú y và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. Hoạt động 4: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. GV yêu cầu học sinh làm bài tập: Quan sát hình 74 và tìm từ đã cho để hoàn thành bài tập trong SGK. ? Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những vấn đề gì? Tác dụng của Vắc xin. Khi đưa Vắc xin vào cơ thể vật nuôikhoẻ mạnh, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sane sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch. Một số điều chú ý khi sử dụng Vắc xin * Bảo quản: Đúng nhiệt độ, không để vắc xin ở chỗ nóng và nơi có ánh sáng mặt trời. * Sử dụng: Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, vắc xin đã pha phải dùng ngay, còn thừa phải xử lí theo đúng quy định. * Thời gian miễn dịch: Sau khi tiêm cắ xin được từ 2 dến 3 tuần vật nuôi sẽ được miễn dịch. Củng cố. Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ của 2 bài 46, 47. Gv nhấn mạnh trọng tâm bài học. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đọc và chuẩn bị trước bài 48: thực hành. .. Hết tuần 30.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_45_47_doan_thi_thanh.doc
Giáo án liên quan