Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản

 Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản

 Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao

 Có ý thức bảo vệ môi trường nước.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Phóng to hình 76 trang 134, hình 78 trang 136 SGK.

 Đĩa sếch xi

2.Học sinh

 Học thuộc bài 49

 Nghiên cứu trước bài 50 về đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản, các tính chất của nước nuôi thuỷ sản, các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?

b. Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì?

3. Giới thiệu bài mới (3’)

Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người dân nước ta. Thuỷ sản muốn phát triển tốt cần được nuôi trong một môi trường thích hợp. Để tìm hiểu xem môi trường nuôi thuỷ sản có những đặc điểm và tính chất nào. Ta cùng tìm hiểu bài 50. Môi trường nuôi thuỷ sản

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn 27/11/2008 Tiết 20 Ngày dạy 04/12/2008 Bài 50 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao Có ý thức bảo vệ môi trường nước. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Phóng to hình 76 trang 134, hình 78 trang 136 SGK. Đĩa sếch xi 2.Học sinh Học thuộc bài 49 Nghiên cứu trước bài 50 về đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản, các tính chất của nước nuôi thuỷ sản, các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì? Giới thiệu bài mới (3’) Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người dân nước ta. Thuỷ sản muốn phát triển tốt cần được nuôi trong một môi trường thích hợp. Để tìm hiểu xem môi trường nuôi thuỷ sản có những đặc điểm và tính chất nào. Ta cùng tìm hiểu bài 50. Môi trường nuôi thuỷ sản Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ I.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: Khả năng hoà tan chất hữu cơ và vô cơ Khả năng điều hoà chế độ nhiệt Thành phần ôxi thấp và cácbônic cao HĐ1. Tìm hiểu về đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản Tại sao lại dùng phân hữu cơ hay vô cơ làm thức ăn cho tôm cá Tại sao nước ngọt có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn Em hãy cho ví dụ chứng tỏ nhiệt độ của nước ổn định và điều hoà hơn không khí? Tại sao ở một số ao nuôi tôm cá thì buổi sáng cá thường nổi đầu? Vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ thành phần ôxi để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm cá Tóm lại, nước nuôi thuỷ sản có những đặc điểm nào? Vì nước có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. Nước ngọt thì nồng độ các chất thấp, còn nước mặn có nhiều muối và các chất nên khả năng hoà tan các chất kém hơn Vào mùa lạnh thì nhiệt độ nước ấm hơn trên cạn, mùa hè oi bức thì nước lại mát mẻ. Thiếu ôxi để hô hấp, cácbônic thì nhiều. Khả năng hoà tan chất hữu cơ và vô cơ Khả năng điều hoà chế độ nhiệt Thành phần ôxi thấp và cácbônic cao 7’ 7’ 6’ II.Tính chất của nước nuôi thuỷ sản 1.Tính chất lý học Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 25-350C, cho cá là 20-30C Độ trong thích hợp là 20-30cm Màu nước: có 3 màu chính +Màu nõn chuối hoặc vàng lục +Màu tro đục, xanh đồng +Màu đen, mùi thối Sự chuyển động của nước 2.Tính chất hoá học Các chất khí hoà tan: ôxi, cácbônic Các muối hoà tan: muối đạm, lân, sắt Độ pH thích hợp là 6-9 3.Tính chất sinh học: tạo nên bởi những sinh vật sống trong vực nước nuôi thuỷ sản như vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh HĐ2. Tìm hiểu về tính chất của nước thuỷ sản Tính chất lý học của nước nuôi tôm cá bao gồm nhiệt độ, độ trong, màu sắc và sự chuyển động của nước Treo hình76.SGK trang 134 Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu do nguyên nhân nào? Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm cá: +Khi nhiệt độ tăng thì cường độ bắt mồi, hoạt động của các men tiêu hoá tăng nhanh, quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá cũng tăng lên. +Khi nhiệt độ tăng thì quá trình hô hấp tăng và ngược lại. Nếu quá giới hạn cho phép thì cá hoạt động kém và chết. +Mỗi loài cá đều sinh sản ở nhiệt độ nhất định. Ví dụ cá chép từ 18-250C, cá rô phi từ 25-300C +Nhiệt độ có tác động tích cực đến thức ăn, đến sự chuyển hoá của buồng trứng nên ở Việt Nam, cá thành thục và đẻ sớm hơn Giới thiệu đĩa sêch xi dùng để đo độ trong. Yêu cầu HS giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng Giới thiệu cách đo độ trong: dùng dây thả đĩa chìm dần vào nước đến khi không còn phân biệt được 2 màu. Độ trong thích hợp cho tôm cá là 20-30cm. Nước nuôi thuỷ sản có màu khác nhau. Em hãy cho biết nước thường có những màu nào? Tại sao nước lại có nhiều màu sắc như thế? Tại sao cần tạo sự chuyển động trong ao nuôi tôm cá? So sánh sự khác nhau giữa sóng, đối lưu và dòng chảy? Tính chất hoá học gồm các chất khí hoà tan, các muối hoà tan và độ pH. Trong nước có những chất khí hoà tan nào? Nồng độ các chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ áp suất và nồng độ muối như thế nào? Giới thiệu trong nước có nhiều khí hoà tan nhưng chỉ có khí ôxi và cacbonic là ảnh hưởng nhiều đến tôm, cá. Giải thích sự tỉ lệ thành phần giữa ngày và đêm của khí oxi và cacbonic Tại sao trong nước cây cỏ có thể sinh sống tươi tốt? Nguyên nhân sinh ra các muối hoà tan trong nước là gì? Độ pH là gì? pH thích hợp với tôm cá là bao nhiêu? Treo hình 78.SGK trang 136 Sinh vật Đại diện Thực vật phù du Động vật phù du Thực vật bậc cao Động vật đáy Hoàn thành bảng sau: Do ánh sáng mặt trời, do nhiệt độ của đất, do sự phân huỷ các chất hữu cơ trong ao Cấu tạo gồm 1 dĩa kim loại mỏng sơn 2 màu đen trắng hoặc xanh trắng, đáy phía dưới đĩa có gắn 1 quả kim loại (chì), trung tâm đĩa có 1 thước dây dài50-150cm. Màu nõn chuối hoặc vàng lục Màu tro đục, xanh đồng Màu đen, mùi thối Do trong nước có nhiều sinh vật phù du, các chất mùn hoà tan khác nhau, đồng thời nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng. Tạo sự chuyển động nhằm cung cấp nhiều ô xi hoà tan, hoà tan đều chất dinh dưỡng trong ao và kích thích quá trình sinh sản của tôm cá. Giải thích Chủ yếu là ôxi và cacbonic Nhiệt độ cao thì lượng khí hoà tan giảm, áp suất không khí tang thì lượng khí hoà tan tăng. Nồng độ muối càng đậm đặc thì khả năng hoà tan càng giảm. Trong nước có nhiều chất dinh dưỡng hoà tan dưới dạng muối khoáng: đạm nitơrat, lân, sắt Do nước mưa, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhưng nguyên nhân chính là là do bón phân (hữu cơ, vô cơ) pH là trị số do động từ 0-14 dùng để đo độ chua mặn của nước nuôi thuỷ sản pH thích hợp từ 6-9 Sinh vật Đại diện Thực vật phù du Tảo khuê hình dĩa, tao giun, tảo 3 góc Động vật phù du Chân kiếm, trùng 3 chi Thực vật bậc cao Rong mái chèo, rong tôm Động vật đáy Ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến 5’ III.Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao Cải tạo nước , đất đáy ao nhằm nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm cá. HĐ2. Tìm hiểu về biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao nuôi thuỷ sản Cải tạo nước và đất đáy ao nhằm mục đích gì? Ví dụ về một số ao cần cải tạo? Đất đáy ao ở nhà em thường cải tạo như thế nào? Để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá, ta phải làm gì? Cần tiến hành cải tạo ao trước khi thả tôm, cá hoặc sau những lần nuôi mà ao không đủ oxi, thức ăn. Cải tạo ao phải kết hợp cải tạo đáy ao. Cải tạo nước , đất đáy ao nhằm nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm cá. Ví dụ tự do các ao chứa nhiều lau sậy, rong rêu, cỏ HS trả lời tự do Nên cải tạo nước và đất đáy ao sau mỗi vụ thu hoạch, bón phân hữu cơ vàvô cơ nhằm tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Trả lời các câu hỏi sau Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? Nước nuôi thuỷ sản có những tính chất nào? Theo em để nâng cao chất lượng nước nuôi thuỷ sản, ta cần phải làm gì? B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 50, nghiên cứu trước bài 51 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_50_moi_truong_nuoi_thuy_san_nguy.doc
Giáo án liên quan