I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Biết được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Kĩ năng: Nhận biết được tính chất vật lí để đánh giá được độ tốt xấu của nước nuôi thuỷ sản.
- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về đặc điểm và tính chất của môi trường nước nuôi thuỷ sản ở gia đình và địa phương, từ đó có biện pháp để chăm sóc và nuôi dưỡng thuỷ sản tốt hơn.
II. Trọng tâm của bài:
Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
III. Chuẩn bị bài đạy:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến bài dạy.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK.
- Phóng to hình 76, 77 trong SGK.
- Một số tranh ảnh về môi trường nuôi thủy sản.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản”.
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới: “Môi trường nuôi thủy sản”.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản (Tiết 1) - Lê Thị Tý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HUẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 7
Tiết 55 – Bài 50
MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tiết 1)
PHẦN I & II.1
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Lan
Sinh viên soạn giảng: Lê Thị Tý
Lớp dạy: K30 KTCN – KTNN – KTGĐ
Ngày dạy: 31/10/2008
Ngày soạn: 20/10/2008
Huế,ngày 20 tháng 10 năm 2008
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HUẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ
GIÁO ÁN LÍ THUYẾT
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 7
Tiết 55 – Bài 50
MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tiết 1)
PHẦN I & II.1
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Lan
Sinh viên soạn giảng: Lê Thị Tý
Lớp dạy: K30 KTCN – KTNN – KTGĐ
Ngày soạn:20 /10/2008
Huế,ngày 20 tháng 10 năm2008
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Lan
Sinh viên soạn giảng: Lê Thị Tý
Lớp dạy: K30 KTCN – KTNN – KTGĐ
Ngày soạn: 20/10/2008
Tiết 55 – Bài 50
MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tiết 1)
PHẦN I & II.1
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Biết được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
Kĩ năng: Nhận biết được tính chất vật lí để đánh giá được độ tốt xấu của nước nuôi thuỷ sản.
Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về đặc điểm và tính chất của môi trường nước nuôi thuỷ sản ở gia đình và địa phương, từ đó có biện pháp để chăm sóc và nuôi dưỡng thuỷ sản tốt hơn.
Trọng tâm của bài:
Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
Chuẩn bị bài đạy:
Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo liên quan đến bài dạy.
Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK.
Phóng to hình 76, 77 trong SGK.
Một số tranh ảnh về môi trường nuôi thủy sản.
Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản”.
Nghiên cứu trước nội dung bài mới: “Môi trường nuôi thủy sản”.
Tiến trình của bài dạy:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( phút)
Giáo viên: em hãy trình bày vai trò của nuôi thuỷ sản đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?
Học sinh:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến.
+ Cung cấp thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Làm sạch môi trường nước.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: ( phút)
GV: Môi trường nuôi thuỷ sản là gì?
HS: Nước.
GV: Vậy nước như thế nào thì nuôi được thuỷ sản?
HS: Nước không bị ô nhiễm.
Đúng vậy, nước là môi trường sống của cá và các loài thuỷ sản, không có nước hoặc môi trường nước bị ô nhiễm thì các loài thuỷ sản sẽ sống được. Để hiểu rõ hơn về môi trường sống của thuỷ sản, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản, để từ đó có biện pháp cải tạo nước để đảm bảo chất lượng nước nuôi thuỷ sản, để các loài thuỷ sản sinh trưởng và phát triển tốt.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Các hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Giáo viên
Học sinh
phút
phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
Cho học sinh đọc kĩ phần I trong SGK trang 133.
Khi cho một thìa phân đạm hoặc một thìa muối vào trong cốc đựng nước nuôi thuỷ sản thì em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
Hiện tượng đó nói lên được đặc điểm gì của nước nuôi thuỷ sản?
Vậy trong thực tế con người áp dụng đặc điểm này vào việc nuôi thuỷ sản như thế nào?
Giáo viên ghi nhận ý kiến của học sinh và kết luận.
Nước ngọt có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.
Tại sao nước ở ao hồ thường mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông?
Giáo viên ghi nhận ý kiến của học sinh, đưa ra kết luận và giải thích thêm hiện tượng này cho học sinh hiểu.
Vì sao khi lặn trong nước thì cần có bình dưỡng khí?
Oxi trong nước do đâu mà có?
Vậy CO2 trong nước do đâu mà có?
Đúng vậy, do CO2 trong không khí hoà tan vào cộng với CO2 do thuỷ sản và sinh vật dưới nước thải ra trong hô hấp.
Em có nhận xét gì về thành phần Oxi và CO2 trong nước?
Để điều chỉnh thành phần Oxi cho tôm, cá phát triển tốt người ta thường áp dụng biện pháp gì?
Giáo viên ghi nhận ý kiến của học sinh và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của nước nuôi thuỷ sản
Cho học sinh đọc kĩ phần II.1 Tính chất vật lí của nước nuôi thuỷ sản trang 133, 134 SGK.
Nước nuôi thuỷ sản có mấy tính chất? Em hãy kể tên các tính chất của nước?
Nước nuôi thuỷ sản có 3 tính chất chính, đó là lí học, hoá học và sinh học. đầu tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất lí học của nước nuôi thuỷ sản..
Cho học sinh xem tranh hình 76 trang 134 SGK.
Có mấy nguồn tạo ra nhiệt?
Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu là do ánh sáng Mặt trời và sự phân huỷ mùn bã hữu cơ ở đáy ao.
Nguồn nào là chính?
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thuỷ sản không và ảnh hưởng như thế nào?
Đúng vậy và mỗi loài chỉ thích hợp ở một giới hạn nhiệt độ nhất định.
Độ trong là gì?
Độ trong của nước nuôi thuỷ sản phụ thuộc vào mấy yếu tố?
Độ trong của nước nuôi thuỷ sản phụ thuộc vào 3 yếu tố, đó là chất hoà tan, số lượng và số loại có trong nước.
Độ trong của nước muốn nói rằng trong nước đó có nhiều chất vẩn, thực vật, động vật sống trong nước hay không.
Độ trong có ảnh hưởng đến các loài thuỷ sản không và nó ảnh hưởng như thế nào?
GV kết luận. Và nước quá trong hoặc quá đục đều không tốt cho thuỷ sản.
Cho học sinh xem tranh về đĩa sếch xi- hình 77 trang 134 SGK.
GV giải thích cho học sinh về cách đo độ trong trong thực tế.
Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu?
Nước có mấy màu chính?
GV kết luận. Nước có nhiều màu khác nhau là do nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng, có các chất mùn hoà tan, có nhiều sinh vật phù du sinh sống.
Loại nước có màu như thế nào là tốt cho tôm, cá?
Nước có những hình thức chuyển động nào?
Nước chuyển động đều và liên tục thì có tác dụng gì trong nước nuôi thuỷ sản?
Mặt nước càng thoáng sự chuyển động càng lớn thì càng có lợi cho thuỷ sản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
Học sinh đọc kĩ phần I trong SGK trang 133.
Phân đạm tan ra trong nước nuôi thuỷ sản.
Nước có khả năng hoà tan các chất như đạm, muối, phân
Bón phân hữu cơ, vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.
Vì mùa hè nhiệt độ trong không khí cao hơn trong nước còn mùa đông nhiệt độ trong không khí thấp hơn trong nước.
Do ở dưới nước thiếu Oxi.
Do Oxi trong không khí tan vào.
Do CO2 trong không khí hoà tan vào.
Oxi thấp hơn CO2.
Dùng máy tạo Oxi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của nước nuôi thuỷ sản
Học sinh đọc phần II.1 trang 133,134 SGK.
3 tính chất: lí học, hoá học, sinh học.
2 nguồn: Mặt trời và đất.
Mặt trời.
Ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp, sinh sản
Độ trong là đại lượng đặc trưng cho mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
Học sinh trả lời.
Khả năng quan sát, bắt mồi. Ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của các loài thuỷ sinh là thức ăn của thuỷ sản.
Học sinh xem tranh SGK
Học sinh trả lời.
3 màu chính: nõn chuối hoặc vàng lục, tro đục hoặc xanh đồng, màu đen và mùi thối.
Nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng lục.
Sóng, đối lưu, dòng chảy.
Làm tăng lượng Oxi, thức ăn được phân bố đều trong ao và kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá.
Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản:
Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ để tăng nguồn thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho tôm, cá.
Chế độ nước thường ổn định và điều hoà hơn không khí trên cạn.
Thành phần Oxi thấp, CO2 cao hơn so với không khí trên cạn.
Tính chất của nước nuôi thuỷ sản:
Tính chất lí học:
Nhiệt độ:
Nguyên nhân tạo ra:
+ Do ánh sáng mặt trời.
+ Do sự phân huỷ mùn bã hữu cơ ở đáy ao.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp, sinh trưởng và sinh sản của tôm, cá.
Mỗi loài chỉ thích hợp ở một giới hạn nhiệt độ nhất định:
+ Tôm: 25OC – 35OC
+ Cá: 20OC – 30OC
Độ trong:
Độ trong là đại lượng đặc trưng cho mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
Độ trong ảnh hưởng đến các loài thuỷ sản
+ Khả năng quan sát, bắt mồi
+ Khả năng quang hợp của các loài thuỷ sinh là thức ăn của thuỷ sản
Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là: 20cm – 30cm
Màu nước:
Nước thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do:
+ Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng
+ Có các chất mùn hoà tan
+ Có nhiều sinh vật phù du sinh sống
Màu nước thích hợp để nuôi tôm, cá là: màu nõn chuối hoặc vàng lục
Sự chuyển động của nước:
Nước có các hình thức chuyển động: sóng, đối lưu và dòng chảy
Nước chuyển động đều và liên tục có tác dụng:
Làm tăng lượng Oxi, thức ăn được phân bố đều trong ao và kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá
Củng cố: ( phút)
Giáo viên cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức cho học sinh.
BÀI TẬP CỦNG CỐ:
Câu 1: Các câu sau là đúng ( Đ )hay sai ( S ) khi nói về đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản?
Nước có khả năng hoà tan tất cả các chất. (S)
Chế độ nhiệt của nước ổn định, điều hoà hơn không khí. (Đ)
Trong nước nồng độ Oxi và Cacbonic cao hơn không khí. (S)
Câu 2: Điền các cụm từ thích hợp vào . để hoàn thiện về tính chất lí học của nước?
Mỗi loài thuỷ sản sống ở một. nhiệt độ nhất định. (giới hạn)
Độ trong là đại lượng đặc trưng cho mức độ.xuyên qua mặt nước. (ánh sáng)
Nước có màu..là màu nước tốt nhất để nuôi tôm, cá. (nõn chuối hoặc vàng lục)
Sự.của nước ảnh hưởng đến lượng Oxi, thức ăn của thuỷ sản. (chuyển động)
Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học so với mục tiêu của bài học.
Giao bài tập: ( phút)
Về nhà các em nhớ học bài đầy đủ và xem tiếp lí thuyết để chuẩn bị cho tiết học thứ 2 của bài.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_50_moi_truong_nuoi_thuy_san_tiet.doc