1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Học sinh biết được các biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: kỹ năng cải tạo đất ở địa phương và sử dụng đất hợp lí.
- HS thực hiện thành thạo: kỹ năng tư duy kỹ thuật.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục học sinh có lòng yêu thích bộ môn.
- Tính cách: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Các biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh hình 3,4,5 SGK/ 14(phóng to), Bảng 1,2
3.2. Học sinh:Xem trước bài “Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ”
+ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
+ Tìm hiểu các biệp pháp cải tạo và bảo vệ đất?
+ Kẻ bảng phụ (bảng sgk/14,15)
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 4
Tuần ( CM):4
Ngày dạy:.
Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO
VÀ BẢO VỆ ĐẤT
1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Học sinh biết được các biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: kỹ năng cải tạo đất ở địa phương và sử dụng đất hợp lí.
- HS thực hiện thành thạo: kỹ năng tư duy kỹ thuật.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục học sinh có lòng yêu thích bộ môn.
- Tính cách: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Các biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh hình 3,4,5 SGK/ 14(phóng to), Bảng 1,2
3.2. Học sinh:Xem trước bài “Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ”
+ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
+ Tìm hiểu các biệp pháp cải tạo và bảo vệ đất?
+ Kẻ bảng phụ (bảng sgk/14,15)
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1:
I. Trắc nghiệm: Đất có độ pH = 8 là đất có tính gì? (3đ)
A. Chua B. Kiềm C. Trung tính
II. Tự luận: Độ phì nhiêu của đất là gì? (7đ)
Đáp án: I. B (3đ)
II. Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo cây trồng cho năng suất cao và không có chứa chất độc hại (7 đ)
Câu 2: Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương em? (9đ)
Đáp án:- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
- Trồng xen cây nông nghiệpgiữa các băng cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Bón vôi
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu
Nhu cầu của con người là: Đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa là có đủ chất DD, nước, không khí, đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng, nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn ngược lại. Do thiên nhiên và canh tác mà đất luôn bị rửa trôi xói mòn. Mặc khác, nhiều đất còn bị tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào có năng suất cao, mà độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển? Bài hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này.
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lí.(15p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Giải thích được vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lí
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng biết sử dụng đất hợp lí.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đặt vấn đề, Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: Bảng 1 sgk/14
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1:
GV: ĐVĐ: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
HS: Trả lời
GV: Để sử dụng đất hợp lí ta áp dụng các biện pháp gì?
HS: Đọc Sgk trả lời
GV: Yêu cầu HS làm bài tập Sgk theo nhóm
HS: Họat động nhóm điền vào chỗ trống mục đích từng biện pháp.
Bước 2:
BT SGK/14 : Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
- Thâm canh tăng vụ
- Không bỏ đất hoang
- Chọn cây trồng phù hợp với đất
- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
HS: Trình bày kết quả.
+ Nhóm khác nhận xét
+ GV NX (bảng 1)
GV: Nhận xét. Đưa ra kết luận lý do vì sao phải cải tạo đất.=> HS ghi bài học
GV liên hệ THGDTKNL:Diện tích đất xói mòn trơ xỏi đá, đất xám bạc màu ngày càng tăng do tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kỹ thuật( con người không tôn trọng khả năng chịu đựng của đất, lạm dụng thuốc BVTV, phân bón); đốt phá rừng tràn lan. Diện tích cây xanh giảm làm cho mặt đất bị nung nóng bởi ánh nắng mặt trời, vừa lãng phí nguồn năng lượng, vừa làm cho to bề mặt trái đất tăng lên, ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống của các SV trên trái đất, làm tăng nhanh chóng diện tích đất hoang hóa. Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Vì vậy, chúng ta cần phải có BP cải tạo và bảo vệ đất.
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận đất trồng có hạn vì vậy cần sử dụng đất trồng hợp lí như:
+Thâm canh tăng vụ,
+ Không bỏ đất hoang,
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất
+Vừa sử dụng đất vừa cải tạo nhằm tăng năng suất và không bỏ phí đất.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất (20p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết được các biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng tư duy kỹ thuậ, liên hệ thực tế.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, quan sát, thảo luận
- Phương tiện dạy học: bảng nhóm HS kẻ sẳn (bảng 2 sgk/15), tranh H3,4,5
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1:
GV đặt vấn đề: Đất bạc màu, đất phèn, phù sa sông Hồng, đất cát ven biển, đồng bằng sông Cửu Long, đồi trọc (dốc). Đất nào cần được cải tạo? Vì sao?
HS: Liên hệ thực tế trả lời: Đất bạc màu, cát ven biển: nghèo nước và chất dinh dưỡng; đất phèn: chứa chất độc; đồi trọc: mất chất dinh dưỡng do xói mòn
Bước 2:
GV: Giới thiệu hình 3, 4, 5 Sgk và hỏi: Để cải tạo và bảo vệ đất cần sử dụng những biện pháp gì?
HS: Quan sát hình và trả lời
GV: Yêu cầu HS làm bài tập Sgk theo nhóm (5/)
Nhóm 1, 2: biện pháp 1, 2, 3; nhóm 3, 4: 4, 5
HS: Họat động nhóm. Trình bày kết quả
Nhóm khác nhận xét
GV: Đưa ra đáp án đúng (bảng 2)
1. Tăng bề dày lớp đất trồng (đất có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng)
2. Hạn chế xói mòn, rửa trôi (đất dốc, đồi trọc)
3. Tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi (đất dốc và các vùng kác)
4. Không đụng lớp phèn, hòa tan phèn vào nước, tạo môi trường yếm khí, rửa phèn (đất phèn)
5. Giảm độ chua của đất (đất chua)
GV: Lưu ý Phải biết tận dụng chất thải hữu cơ làm phân bón cải tạo đất vừa sạch môi trường sống vừa không ô nhiễm môi trường.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệpgiữa các băng cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Bón vôi
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
* GV gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ.
* GV yêu cầu học sinh làm bài tập: Ghép số thứ tự ở cật A với chữ cái ở cột B
Cột A
Cột B
1/ Biện pháp cải tạo đất
2/ Biện pháp sử dụng đất
3/ Mục đích cải tạo đất
A. Chọn cây trồng phù hợp với đất
B. Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
C. Bón vôi kết hợp bón phân hữu cơ
D. Làm đất phì nhiêu để tăng năng suất
Đáp án: 1/ B, C
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Đọc trước nội dung bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
? Tìm hiểu các lọai phân sử dụng ở gia đình và địa phương
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
Bảng 1 – Dạy phần kiến thức I
Biện pháp sử đất
Mục đích
Thâm canh tăng vụ
Không để đất trống trong thời gian giữa hai vụ, thu hoặch tăng lượng sản phẩm thu được.
Không bỏ đất hoang
Giữ diện tích đất canh tác.
Chọn cây trồng phù hợp với đất
Cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao.
Vừa sử đất, vừa cải tạo đất
Sử dụng sớm để có thu hoặch ngay, đất sẽ được cải tạo.
Bảng 2 – Dạy phần kiến thức II
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
áp dụng cho loại đất
Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
Tăng bề dày lớp đất canh tác
Lớp đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu.
Làm ruộng bậc thang.
Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Vùng đất rốc (đồi núi).
Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
Tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Vùng đất rốc và các vùng đất khác để cải tạo đất.
Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Giữ nước, rửa mặn.
Đất phèn.
Bón vôi.
Khử chua.
Đất chua, đất phèn.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_6_bien_phap_su_dung_cai_tao_va_b.doc