Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Vũ Thị Hiên

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau bài 1 HS phải:

1. Hiểu được vai trò của trồng trọt

2. Biết được các nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay

3. Một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt

4. Vận dụng các kiến thức được học vào thực tế.

Sau bài 2 HS phải:

1. Hiểu được đất trồng là gì? và vai trò của đất trồng

3. Các thành phần của đất trồng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tranh phóng to hình 1: SGK

- Phiếu học tập đủ phát cho HS

- Một khay trong đó có một nửa là đất, một nửa là đá

- Hình vẽ về tỉ lệ các thành phẩm của đất (tính theo thể tích)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

A. Vào bài

Giới thiệu bàihọc: Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng cần phải có nhiểu sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sản phẩm từ thực vật phải trồng trọt. Như vậy trồng trọt có vai trò như thế nào? và có những nhiệm vụ gì đối với sự phát triển xã hội và đời sống con người? Ta nghiên cứu “Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt”

 

doc109 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Vũ Thị Hiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Vũ Thị Hiên Lớp: 7 Thứ. ngày .. tháng . năm 2007 Kế hoạch dạy học môn công nghệ Phần 1: Trồng trọt Chương I: Đại Cương về kĩ thuật trồng trọt Tiết 1 - Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt I. Mục tiêu bài dạy Sau bài 1 HS phải: 1. Hiểu được vai trò của trồng trọt 2. Biết được các nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay 3. Một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt 4. Vận dụng các kiến thức được học vào thực tế. Sau bài 2 HS phải: 1. Hiểu được đất trồng là gì? và vai trò của đất trồng 3. Các thành phần của đất trồng II. Đồ dùng dạy học - Các tranh phóng to hình 1: SGK - Phiếu học tập đủ phát cho HS - Một khay trong đó có một nửa là đất, một nửa là đá - Hình vẽ về tỉ lệ các thành phẩm của đất (tính theo thể tích) III. Hoạt động dạy - học chủ yếu A. Vào bài Giới thiệu bài học: Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng cần phải có nhiểu sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sản phẩm từ thực vật phải trồng trọt. Như vậy trồng trọt có vai trò như thế nào? và có những nhiệm vụ gì đối với sự phát triển xã hội và đời sống con người? Ta nghiên cứu “Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt” Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp. Quan sát H1 em hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp. Quan sát mũi tên của H1 để cho biết vai trò của trồng trọt? GV tổng kết ghi bảng vai trò của trồng trọt. HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Lúa, ngô, cà rốt, bắp cải, lạc, dứa, hoa quả,... HS có thể trả lời: - Cung cấp lương thực, thực phẩm . - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu. 1.Vai trò của trồng trọt - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người - Cung cấp thức ăn cho vật nuôi - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV nêu câu hỏi: Em hãy ghi các loại cây trồng cần phát triển vào các cột tương ứng? Nhóm 2 HS lên bảng thi đua Những loại cây trồng cần phát triển mạnh Cung cấp thức ăn cho người và phát triển chăn nuôi Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu Lúa, ngô, khoai, sắn, rau, đậu, vừng Cao su, mía, dứa, Nhãn, chè, cà phê, Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV nêu câu hỏi: Qua bảng trên em cho biết trồng trọt co nhiệm vụ gì? GV tổng kết ghi bảng nhiệm vụ của trồng trọt. HS có thể trả lời: - Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai dự trữ và xuất khẩu. - Trồng rau, đậu, vừng, - Phát triển chăn nuôi - Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến gia dụng... - Trồng cây đặc sản: hồ tiêu, cà phê, chè lấy nguyên liệu xuất khẩu 2. Nhiệm vụ của trồng trọt - Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu. - Phát triển cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp hoàn thành nhiệm vụ của trồng trọt Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV đưa ra công thức: Sản lượng cây trồng trong một năm (Slg) = Năng suất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích (NS) * số lượng vụ trong năm(n) * diện tích đất trồng (S) : Slg = NS * n*S Vậy sản lượng cây trồng trong một năm phục thuộc vào những yếu tố nào? Em hãy đề xuất làm thế nào để tăng năng xuất cây trồng trong 1 vụ ? Làm thế nào có nhiều vụ trong năm và để tăng diện tích canh tác ? GV kết luận ghi bảng những biện pháp HS dựa vào công thức nêu trên trả lời: Sản lượng cây trồng trong một năm phụ thuộc vào: - Năng xuất cây trồng của 1 vụ, số vụ trồng trong 1 năm và tổng diện tích gieo trồng. HS thảo luận trả lời: - Khai hoang lấn biển - Tăng vụ trên diện tích đất trồng  - Sử dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất. 3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì? - Khai hoang lấn biển để tăng diện tích - Tăng vụ trên diện tích đất trồng để tăng sản lượng. - áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất. Ghi nhớ: Đọc SGK Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng B. Vào bài: Giới thiệu bài học: Bài 1 ta đã biết muốn phát triển trồng trọt, quan trọng là phải có đất. Vậy thế nào gọi là đất? Vì sao đất lại tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt? Đó là nội dung bài hôm nay: “Khái niệm của đất trồng và thành phần của đất trồng” Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Khay A là đất, Khay B là đá. HS quan sát Trong khay em quan sát khay nào là đất? Vì sao em khẳng định đó là đất? Nếu trồng cây con vào 2 khay thì cây trồng ở khay nào phát triển được? à Khái niệm đất trồng? GV tổng kết ghi khái niệm Đất trồng khá đá ở chỗ nào? HS quan sát 2 khay để phân biệt đất và đá từ đó rút ra khái niệm đất trồng. (Đất-khay A cây trồng phát triển được). HS nêu khái niệm: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, cây trồng phát triển và cho sản phẩm. Đất trồng cây cối phát triển được. I/ Khái niệm đất trồng 1. Đất trồng là gì? - Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất - Là sản phẩm biển đổi của đá dưới tác dụng của yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. - Đất trồng khác đá là có độ phì nhiêu. Cho HS ghi bảng: GV đặt câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để xác định được: Đất cung cấp nước? Đất cung cấp oxy? Đất cung cấp chất dinh dưỡng? HS quan sát tranh H2 thảo luận trả lời câu hỏi: - Đất được bón phân đầy đủ mà khô cây cũng chết. - Cây ăn quả bị úng lâu, sau khi nước rút đi cây úa khô dần sẽ chết. - ở nơi mới khai hoang, trồng vụ đầu không cần bón phân cây vẫn tốt. 2. Vai trò của đất trồng Đất trồng cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho cây và giữ cho cây đứng vững. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của đất trồng. Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV cho HS quan sát sơ đồ 1 và đặt câu hỏi: Đất trồng gồm mấy thành phần chính? GV tổng kết cho HS ghi thành phần của đất trồng. Các thành phần đó có vai trò gì đối với cây trồng? HS quan sát trả lời: 3 thành phần: Phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất vô cơ và chất hữu cơ). - Phần khí: cung cấp khí cho cây hô hấp - Phần lỏng: Cung cấp nước hoà tan chất dinh dưỡng. - Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ghi nhớ: Đọc SGK II. Thành phần của đất trồng 1. Phần khí: Không khí trong các kẽ hở: N2, O2, CO2 2. Phần lỏng: là nước trong đất - hoà tan các chất nuôi cây. 3. Phần rắn: - Chất vô cơ: Chiếm từ 92-98% thành phần chất rắn, trong đó có nhiều chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt pho, Kali, - Chất hữu cơ: Gồm các vi sinh vật, xác động thực vật phân huỷ à chất khoáng và chất mùn nuôi cây. C. Tổng kết bài học: Trả lời các câu hỏi cuối bài D. Dặn dò: HS học bài và đọc trước bài 3 Phiếu bài tập Bài 1: Đúng hay Sai? 1. Thành phần của đất gồm 4 chất: Chất khí, chất lỏng, chất vô cơ, chất hữu cơ. 2. Thành phần của đất gồm 3 thể: Thể rắn, thể lỏng, thể khí. 3. Thể khí chiếm phần khe hở của đất. 4. Thể lỏng chiếm phần khe hở của đất. Đúng 5. Phần khí trong đất có tỷ lệ O2 và CO2 như trong không khí. Bài 2: Điền tiếp vào chỗ chấm các câu sau: 1. Phần khí trong đất gồm các chất: 2. Phần hữu cơ trong đất gồm: ... . 3. Phần vô cơ trong đất gồm: . 4. Nước trong đất có tác dụng: .. Bài 3: Hãy đề xuất ‎ ý kiến của mình về phương pháp xác định đất gồm 3 thành phần: rắn, lỏng, khí. Làm thế nào để biết được đất có 3 thành phần: rắn, lỏng, khí? Đáp án bài tập Bài 1: Đúng hay Sai? 1. Thành phần của đất gồm 4 chất: Chất khí, chất lỏng, chất vô cơ, chất hữu cơ. Đúng 2. Thành phần của đất gồm 3 thể: Thể rắn, thể lỏng, thể khí. Đúng 3. Thể khí chiếm phần khe hở của đất. Đúng 4. Thể lỏng chiếm phần khe hở của đất. Đúng 5. Phần khí trong đất có tỷ lệ O2 và CO2 như trong không khí. Sai Bài 2: Điền tiếp vào chỗ chấm các câu sau: 1. Phần khí trong đất gồm các chất: Nitơ, Oxi, cácbonic, mê tan, 2. Phần hữu cơ trong đất gồm: sinh vật sống, xác sinh vật, chất khoáng phân huỷ từ chất hữu cơ, các chất hữu cơ đơn giản, 3. Phần vô cơ trong đất gồm: Chứa nhiều chất khoáng là chất dinh dưỡng cho cây như: nitơ, photpho, kali, sắt, canxi, kẽm, 4. Nước trong đất có tác dụng: Hoà tan chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cây (đây là nước mao quản còn nước trọng lực lại mang theo chất dinh dưỡng ngấm sâu xuống lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ở thể hơi cũng không thực hiện vai trò nước mao quản). Bài 4: - Cho cục đất khô vào cốc nước thấy sủi bọtàđất có không khí. - Cân 1 kg đất ẩm, sau đó cho vào tủ sấy ở 1030C, rồi mang cân lại. Lần sau nhẹ hơn lần trướcà nước đã bốc hơi. - Đất tán nhỏ, cho vào cốc khuấy đều, phần nổi là chất hữu cơ, phần còn lại ở đáy cốc là chất vô cơà đó là phần rắn. Thứ. ngày .. tháng . năm 2007 Tiết 2 - Bài 3: Một số tính chất Chính của đất trồng I. Mục tiêu bài dạy Sau bài học HS biết được: 1. Biết được thành phần cơ giới của đất 2. Phân biệt được đất chua, đất kiềm và đất trung tính 3. Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất 4. Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất II. Đồ dùng dạy học - Các mẫu đất: Đất sét nghiền nhỏ, đất thịt, đất cát - 3 cốc đựng nước lọc và 3 cốc đựng các loại đất khác nhau trên. - 3 cốc thủy tinh hứng nước dưới cốc nhựa có ghi 1-3 + Lọ 1 : 100ml nước cất + Lọ 2 : 100ml nước cất pha thêm axit loãng + Lọ 3 : 100ml nước cất pha nước vôi trong hoặc NaOH. - Giấy quỳ tím để thử độ pH, thang pH. II. Hoạt động dạy - học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Nêu khái niệm đất trồng ? Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng? Đất trồng gỗm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng? B. Vào bài Giới thiệu bài học: Ngày hôm nay và tương lai sau này, cây trồng chủ yếu vẫn luôn sinh trưởng và phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất để có những biện pháp phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng. Bài hôm nay ta đi nghiên cứu: “Một số tính chất chính của đất”. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Em hãy cho biết đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào?Vì sao biết như vậy? GV có thể cho điểm. Trong phần rắn gồm những hạt có kích thước khác nhau: Hạt cát, hạt limon, hạt sét. GV yêu cầu HS đọc SGK tìm số liệu về kích thước từng loại hạt trên. Căn cứ vào kích thước, em hãy cho biết hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào? HS thảo luận trả lời câu hỏi: Gồm 3 thành phần: Rắn, lỏng và khí. - Cho cục đất khô vào cốc nước có bọt khí nổi lên dẫn đến kết luật đất có không khí. - Cân đất ẩm lên, sau đó cho vào tủ sấy khô ở 1030C, rồi mang ra cân lại khối lượng giảmà nước đã bốc hơi. - Đất tán nhỏ cho vào cốc khuấy đều, phần nổi là chất hữu cơ, phần chìm là chất vô cơ. Kích thước khác nhau, căn cứ vào tỷ lệ các hạt đó người ta chia ra 3 loại đất: đất cát, đát sét, đất thịt. 1. Thành phần cơ giới của đất - Tỷ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất tạothành thành phần cơ giới của đất. - Căn cứ vào tỷ lệ các loại hạt trong đất mà chia ra 3 loại đất: + Đất cát : 85% cát, 10% limon, 5% sét + Đất thịt : 45% cát, 40% limon, 15% sét + Đất sét : 25% cát, 30% limon, 45% sét. Hoạt động 2: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Người ta dùng trị số pH để đánh giá độ chua, độ kiềm của đất. GV yêu cầu HS tập đo độ pH bằng giấy quỳ GV Giới thiệu 3 lọ từ 1-3, giới thiệu giấy quỳ, giới thiệu cách làm và trình diễn cách xác định độ pH của các dung dịch trong lọ và cho HS đọc trị số pH đã đo được và ghi kết quả lên bảng. GV tổng kết cho HS ghi. Kết quả đo độ pH ở lọ 1-3 thì lọ nào chua, lọ nào kiềm và lọ nào trung tính? HS quan sát thí nghiệm. Đọc trị số pH của lọ 1, lọ 2, lọ 3 Số 1: pH=....... Số2: pH=....... Số 3: pH=...... Dựa vào độ pH để xác định đất chua, đất trung tính và đất kiềm. 2. Độ chua, độ kiềm của đất - Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH + pH < 6,5 : Đất chua + 6,6 < pH < 7,5 : Đất trung tính + pH > 7,5 : Đất kiềm Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Đất sét, đất thịt, đất cát , đất nào giữ nước tốt hơn ? Làm thế nào để xác định? GV hướng dẫn HS cùng làm thí nghiệm. Đặt 3 cốc đất lên 3 cốc thuỷ tinh, gọi 3 HS cầm 3 cốc nước, GV đếm 1,2,3 HS cùng đổ nước từ từ vào 3 cốc đất. Quan sát xem cốc nào nước chảy xuống nhanh nhất đó là đất gì? Xuống chậm nhất là đất gì? - 3 cốc nước dung tích như nhau và 3 cốc đất, muốn biết đất nào giữ nước tốt nhất ta đổ đều 3 cốc nước vào 3 cốc đất cùng lúc, quan sát xem nước ở cốc nào xuống chậm nhất thì đất cốc đó giữ nước tốt nhất. - Đất cát giữ nước kém nhất. - Đất sét giữ nước tốt nhất. 3. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất + Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt + Đất thịt giữ nước và chất dinh dưỡng trung bình + Đất cát giữ nước và chất dinh dưỡng kém. Hoạt động 4: Tìm hiểu Độ phì nhiêu của đất là gì? Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Cho HS nghiên cứu SGK và nêu câu hỏi: Đất phì nhiêu phải có đủ đặc điểm quan trọng nào ? HS nghiên cứu bài trả lời: Cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao và không chứa chất gây độc hại cho cây. 4. Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Ngoài ra năng suất cao phải có đủ các điều kiện : Đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt. Ghi nhớ (SGK): Tr10 C. Tổng kết bài học Trả lời các câu hỏi cuối bài D. Dặn dò: HS học bài và đọc trước bài 6 Thứ. ngày .. tháng . năm 2007 Tiết 3 - Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất I. Mục tiêu bài dạy Sau bài học HS phải: 1. Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí. 2. Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất. II. Đồ dùng dạy học - Phóng to hình 3, 4, 5 SGK - Tìm một số hình ảnh chụp đồi trọc, xói mòn trơ trọi sỏi đá. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?Đất nào giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất? Độ phì nhiêu của đất là gì? B. Vào bài Giới thiệu bài học: Nhu cầu của con người muốn: đất luôn luôn phì nhiêu, nghĩa là cỏ đủ chất dinh dưỡng, nước, không khí, đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng, nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn, ngược lại do thiên nhiên đất luôn bị rửa trôi xói mòn. Mặt khác, nhiều đất còn bị tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào để có năng suất cao, mà độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển? Bài hôm nay sẽ tìm hiểu vấn đề này “Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất” Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lí Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức bài cũ: Đất phải như thế nào mới có thể cho cây trồng có năng suất cao? Những loại đất nào sau đây đã và sẽ giảm độ phì nhiêu nếu không sử dụng tốt: đất bạc màu, đất cát ven biển, đất phèn, đất đồi trọc, đất phù xa sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? Vì sao lại cho rằng đất đó đã giảm độ phì nhiêu? Sẽ giảm độ phì nhiêu?). HS trả lời dựa vào kiến thức bài trước: Đất phải có đủ chất dinh dưỡng, nước, không khí, không nhiễm độc. Đất bạc màu, đất cát ven biển, đất đồi trọc, đất phù sa. Đất phèn chất gây độc cho cây. Đất bạc màu, cát ven biển, thiếu chất dinh dưỡng, nước. Đất đồi trọc bị mất chất dinh dưỡng do xói mòn hàng năm. Đất phù sa có thể lại nghèo kiệt nếu sử dụng chế độ canh tác không tốt. 1. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? - Phải sử dụng đất hợp lí để duy trì độ phì nhiêu, luôn cho năng xuất cây trồng cao. Bài tập: Biện pháp sử dụng đất Mục đích - Thâm canh tăng vụ Tăng năng suất cây trồng - Không bỏ đất hoang Tăng diện tích sử dụng, tăng sản lượng - Chọn cây trồng phù hợp với đất Cho năng suất cao - Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo Giữ độ phì nhiêu, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và bảo vệ đất Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lí là gì? Đất tốt có thể biến đổi thành đất xấu, nếu chế độ canh tác không hợp lí vì vậy phải bảo vệ đất. Quan sát hình 3, 4, 5 SGK phóng to treo lên bảng. Em hãy nêu biện pháp cải tạo, bảo vệ sử dụng đất hợp lí? - Tăng độ phì nhiêu của đất - Tăng năng suất cây trồng Cày sâu, bừa kỹ kết hợp với bón phân hữu cơ; Làm ruộng bậc thang; Trồng xen cây công nghiệp giữa các băng cây phân xanh. 2. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất - Những biện pháp cải tạo và bảo vệ đất thường dùng: canh tác, thủy lợi, bón phân. Bài tập : Biện pháp cải tạo Mục đích áp dụng cho loại đất - Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ cải tạo, sử dụng hợp lí tăng độ phì nhiêu cho đất. đất bạc màu - Làm ruộng bậc thang Giữ chất dinh dưỡng cho đất, chống xói mòn, chảy trôi. đất đồi trọc - Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây xanh Bảo vệ lớp đất bề mặt bị rửa trôi. đất phèn, đất đồi trọc - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên Cung cấp đủ nước cho cây trồng. đất cát - Bón vôi Đất phèn, chua giảm độ chua cho đất. Ghi nhớ: (SGK) T15 B. Tổng kết bài học Trả lời các câu hỏi cuối bài C. Dặn dò: HS học bài và đọc trước bài 7 Thứ. ngày .. tháng . năm 2007 Tiết 4 - Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt I. Mục tiêu bài dạy Sau bài học HS phải: 1. Biết được thế nào là phân bón, phân biệt được một số loại phân bón thường dùng. 2. Hiểu được vai trò của phân bón. 3. Có y thức tận dụng nguồn phân bón và sử dụng phân bón để phát triển sản xuất. II. Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị các loại phân bón hoá học, đựng trong túi nilon - Hình vẽ một số loại cây làm phân xanh. - Phóng to hình 6 SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất ? Nêu những biện pháp thường dùng bảo vệ và cải tạo đất ? B. Vào bài Giới thiệu bài học: Tại sao sử dụng phân bón là một biện pháp cải tạo đất trồng? Vậy phân bón là gì? tác dụng của chúng đối với cây trồng như thế nào? ta đi vào bài hôm nay “Tác dụng của phân bón trong trồng trọt” Hoạt động 1: Phân bón là gì? Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Bằng quan sát tìm hiểu kiến thức thực tế, em hãy kể một số loại phân bón cho cây trồng mà em biết? Tại sao em lại coi phân đạm, lân, kali, NPK, phân chuồng là phân bón? Những thứ mà chúng ta gọi là phân bón có sẵn trong tự nhiên hay do con người tạo ra và cung cấp cho cây trồng? Từ đó giúp HS rút ra kết luận phân bón là gì? GV ghi bảng. GV cho HS quan sát sơ đồ 2: cho biết người ta chia phân bón thành mấy nhóm chính?Kể tên các nhóm? Phân hữu cơ gồm những loại nào? Phân hoá học gồm những loại nào? Phân đạm, lân, kali, NPK, phân chuồng Cung cấp những thứ cần thiết làm thức ăn cho cây trồng. Do con người tạo ra và cung cấp cho cây. 3 nhóm chính : Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh. - Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, thanh bùn, Khô dầu - Phân đạm, phân lân, Kali, Phân đa nguyên tố, phân vi lượng... 1. Phân bón là gì? Phân bón là loại thức ăn do con người tạo ra và cung cấp cho cây trồng. Phân vi sinh gốm những loại nào? Ngoài ra để cải tạo đất người ta có thể dùng vôi. - Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm - Phân bón có chứa nhiều vi sinh vật chuyên hoá lân Bài tập: Nhóm phân bón Loại phân bón - Phân hữu cơ Cây điền thanh; phân trâu, bò; phân lợn; cây muồng muồng; bèo dâu; khô dầu dừa; khô dầu đậu tương. - Phân hoá học DAP, Supe lân, Phân NPK, Ure (phân chứa nhiều N) - Phân vi sinh Nitragin (chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm). Hoạt động 2: Tác dụng của phân bón Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Quan sát tranh H6. SGK. Em hãy cho biết phân bón có tác dụng đến chất lượng sản phẩm như thế nào?Cho ví dụ? Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nông sản? Đất kém phì nhiêu bón phân có tác dụng gì? Vì sao lại 2 hình tròn H6 lại ghi : Bón phân hợp lí ?Tại sao phải bón phân hợp lí? Sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Ví dụ: Cam thiếu phân bón quả nhỏ, ít nước, ăn nhạt. - Không bón phân : cây nhỏ, hàm lượng năng suất cây trồng thấp, số bao ít, hạt đậu nhỏ. - Bón phân hợp lí: cây trồng to, cao hơn cho năng suất cao, số bao nhiều, hạt đậu to. - Đất kém phì nhiêu cây trồng nhỏ, thấp, bón phân tăng độ phì nhiêu cho đất, cây trồng to cao hơn. Bón phân hợp lí là bón đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ phù hợp với đất và cây. Nếu bón không hợp lí : có hại cho cây trồng. Ví dụ : Bón quá nhiều đạm, cây lúa dễ bị lốp, đổ, cho nhiều hạt lépà năng suất thấp. 2. Tác dụng của phân bón - Đối với đất : Tăng độ phì nhiêu cho đất - Đối với cây trồng : Tăng năng suất chất lượng của cây trồng. Ghi nhớ : (SGK) T17 C. Tổng kết bài học Trả lời các câu hỏi cuối bài D. Dặn dò: HS học bài và đọc trước bài 9 Sưu tầm một số mẫu nhãn hiệu về các loại phân bón và một số hình vẽ về các cây phân xanh. Thứ. ngày .. tháng . năm 2007 Tiết 6 - Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường I. Mục tiêu bài dạy Sau bài học HS phải: 1. Biết được cách bón phân. 2. Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường. 3. Xác định được cách bảo quản đối với từng loại phân bón. II. Đồ dùng dạy học - Phóng to hình 7, 8, 9, 10 SGK - Một số mẫu phân bón. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Phân bón là gì?Có mấy loại phân bón thông thường?Kể tên? Phân hữu cơ gồm những loại nào?Phân hoá học gồm những loại nào? Bón phân vào đất có tác dụng gì? B. Vào bài Giới thiệu bài học: Bón phân như thế nào cho hợp lí? Cách sử dụng và bảo quản các loại phân như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao? Ta đi vào bài hôm nay “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường” Hoạt động 1: Cách bón phân Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng GV đặt câu hỏi: Tác dụng của phân bón đối với cây trồng? Bón lót cách làm như thế nào?ưu điểm, nhược điểm của nó? Bón thúc cách làm như thế nào?ưu điểm, nhược điểm của nó? Bón vãi cách làm như thế nào?ưu điểm, nhược điểm của nó? Phun cách làm như thế nào?ưu điểm, nhược điểm của nó? HS nghiên cứu bài trước trả lời: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. H7 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc, mới bén rễ. Bón một lượng nhỏ. Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. H8 Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng trong từng thời kỳ phát triển của cây. Bón vào các thời kỳ sinh trưởng của cây. Cung cấp đều chất dinh dưỡng cho cây. H9 Phân hòa tan vào nước cho vào bình rồi phun đều trên ruộng. Cung cấp nước và chất dinh dưỡng kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cây. H10. 1. Cách bón phân - Căn cứ vào thời kỳ phát triển của cây trồng: bón thúc, bón lót. - Căn cứ theo hình thức bón: + Bón hốc + Bón hàng + Bón vãi + Phun trên lá Hoạt động 2: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Đọc bảng trong SGK trang 22. Dựa vào đặc điểm chủ yếu của từng loại phân bón em hãy cho biết: Phân hữu cơ, phân lân thường bón thúc hay bón lót? Phân đạm, lân kali và hỗn hợp thường bón thúc hay bón lót? HS nghiên cứu bài tập trang 22 trả lời câu hỏi: Thường bón lót. Bón thúc. 2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường - Phân hữu cơ: bón lót - Phân đạm, kali và hỗn hợp: Bón thúc. Nếu bón lót chỉ bón một lượng nhỏ. - Phân lân: Thường bón lót. Hoạt động 3: Bảo quản các loại phân bón thông thường Hoạt động của cô Hoạt động trò Nội dung ghi bảng Dựa vào đặc điểm từng loại phân, ta cần bảo quản như thế nào cho hợp lí? GV tổng kết ghi bảng. HS tham khảo mục III trả lời câu hỏi: + Đối với phân hoá học: Đựng trong chum, vại sành đậy kín để nơi cao ráo, thoáng mát và không để lẫn lộn với nhau. + Đối với phân chuồng: bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín. 3. Bảo quản các loại phân bón thông thường + Để nơi thoáng mát, đậy kín. + Không để lẫn lộn các loại phân với nhau. Ghi nhớ (SGK) T22 C. Tổng kết bài học: Trả lời các câu hỏi cuối bài Bài tập : Bài 1: Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm : + Phân. cần bón một lượng nhỏ (Vi lượng) + Phân. có thể bón lót và bón thúc cho lúa. (Phân chuồng) + Phân có thể trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô. (Phân lân) + Các loại cây cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên. (Rau) + Phân. có thể trộn với phân chuồng bón lót cho khoai lang. (Lân) Bài 2: Hãy xác định cách sử dụng của từng loại phân bón cho phù hợp từng loại cây và ghi vào bảng sau cho phù hợp: Loại phân Loại cây Lân Đạm Kali Phân chuồng 1. Lúa nước Bón lót Bón thúc Bón thúc Bón lót 2. Khoai lang Bót lót Bón thúc Bón thúc Bón lót 3. Cam Bón lót Bón thúc Bón thúc Bón lót D. Dặn dò: HS học bài và đọc trước bài thực hành 8 Thứ.. ngày .. tháng . năm 2007 Tiết 5 - Bài 8: Bài thực hành Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường I. Mục tiêu bài dạy Sau bài học HS phải:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_vu_thi_hien.doc