I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong hs nắm:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.
- Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh hại cây trồng.
2. Giáo dục:
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại cây trồng.
II. CHUẨN BỊ
GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK
HS: Đọc SGK
III. ĐỒ DÙNG
- H 18, 19, 20/ SGK( phóng to)
- Tranh ảnh về sâu bệnh hại cây trồng
IV. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (5) ( Câu hỏi 1,2,3/27/ SGK)
3. Bài mới: (1) Trong trồng trọt có nhiều yếu tố làm giảm năng suất cây trồng, giảm chất lượng cây trồng. Vd : Theo tính toán của tổ chức nông lương thế giới (FAO) hàng năm trên thế giới có khoảng 12,4% sản lượng; giảm do sâu bệnh: 11,6%. Ơ nước ta giảm 20% tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp. Vậy để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng chúng ta cần phải làm gì?
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 11-14 - Nguyễn Văn Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn:
Tiết 11 Ngày dạy:
Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức:
Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản hạt giống.
Nêu được quá trình sản xuất hạt giống cây trồng và đặc điểm của mỗi giai đoạn của quá trình đó.
Nêu được cách nhân giống vô tính như giâm, chiết, ghép và đặc điểm mỗi cách đó.
Trình bày được các biện pháp bảo quản hạt giống có chất lượng tốt trong thời gian dài.
Kĩ năng:
- Phát triển tư duy so sánh qua nghiên cứu giâm, chiết, ghép.
Giáo dục:
- Có ý thức bảo vệ giống cây trồng quí hiếm, đặc sản của địa phương.
CHUẨN BỊ.
GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK
HS: Đọc SGK
ĐỒ DÙNG.
- Hình 15, 16, 17/SGK phóng to.
TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP.
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ( Câu hỏi 1, 2, 3/SGK)
Bài mới: ( 1’) Ở bài trước chúng ta đã biết 1 số phương pháp chọn tạo giống cây trồng tốt. Vậy muốn giữ được năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống tốt phục vụ cho sản xuất đại trà chúng ta cần phải làm gì? Thực hiện những phương pháp quy trình nào?
Thời
gian
Những kiến thức cơ bản
Phương pháp dạy - học
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
20’
12’
I. Sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng
bằng hạt.
- Lấy hạt đã được phục tráng sau đó đem gieo. Lựa chọn hạt giống tốt tạo giống siêu nguyên chủng và nhân giống tiếp thành giống nguyên chủng và nhân giống thành giống đại trà.
2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính.
- Giâm cành: lấy từ 1 đoạn cắt rời từ thân mẹ đem giâm vào cát ẩm sau 1 thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
- Ghép mắt: lấy mắt ghép hoặc cành ghép, ghép vào thân cây khác. Sau đó bó lại sau đó 1 thời gian mắt ghép phát triển trên thân cây mới.
- Chiết cành: bóc vỏ của cành trong 1 đoạn sau đó bó đất lại. Sau 1 thời gian cành ra rễ, cắt khỏi cây mẹ đem trồng.
II. Bảo quản hạt giống cây trồng
- Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn: khô, mẩy không có tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.
- Nơi cất giữ đảm bảo nhiệt độ vừa phải, kín không để côn trùng xâm nhập được.
- Thường xuyên kiểm tra và xử lí độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Có thể bảo quản trong chum vại, bao, túi kín, cao ráo sạch sẽ.
- Có thể bảo quản trong kho lạnh với thiết bị hiện đại điều khiển tự động.
- Hs: quan sát sơ đồ 3/SGK
- Chọn tạo giống nhằm mục đích như thế nào?
- Sản xuất giống khác chọn tạo giống như thế nào?
Gv: giống phục tráng là giống sản xuất đại trà nhiều năm do bị lẫn tạp và xấu đi-> nên phải chọn lọc nhiều lần để phục hồi giống trở lại những đặc điểm tốt của giống.
- Dựa vào sơ đồ 3 hãy cho biết cách sản xuất giống cây trồng bằng hạt?
- Quan sát sơ đồ hãy cho biết sx đại trà phải qua mấy vụ mới có?
Gv: tuỳ theo hệ số nhân giống, mức độ yêu cầu về chất lượng của giống mà mỗi cấp hạt có thể trồng liên tục 2, 3, 4 vụ
Vd: nếu yêu cầu giống tốt, số lượng nhiều phải trồng nhiều vụ.
Trên thực tế S trồng tại các trại giống không lớn do đó yêu cầu kĩ thuật chăm sóc tỉ mỉ-> số lượng giống ít nên phải trồng nhiều vụ mới có đủ lượng giống để sản xuất đại trà.
- Vậy hạt nguyyên chủng và hạt đại trà khác nhau như thế nào?
Gv: yêu cầu hs quan sát H15, 16, 17 / SGK.
- Thế nào là giâm cành?
- Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì?
- Yêu cầu của phương pháp này là gì?
( cành phải bánh tẻ: không quá già, không quá non)
- Em có thể cho vd?
( cây củ mì, giây lang,)
- Thế nào là ghép mắt?
- Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì?
- Em có thể cho vd?
( ghép táo, các loài hoa,)
- Thế nào là phương pháp chiết cành?
- Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì?
( giữ được những đặc điểm tốt của bố mẹ)
- Dựa vào SGK và những hiểu biết của mình hãy cho biết:
+ Các biện pháp bảo quản giống?
+ Nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng giống?
- Ở địa phương chúng ta có những biện pháp bảo quản giống như thế nào?
- Hs: quan sát sơ đồ và trả lời.
- Nhằm phổ biến giống trong trồng trọt.
- Sản xuất khác với chọn giống là số lượng cây giống phải lớn mới đảm bảo được số lượng phục vụ sản xuất.
- Hs quan sát sơ đồ và trình bày theo sơ đồ
- Số lượng hạt giống nguyên chủng ít hơn so với giống đại trà.
- Quan sát H 15, 16, 17.
- Lấy 1 đoạn thân cây đem giâm xuống đất.
- Có thể thực hiện trong thời gian ngắn
- Ghép mắt lấy mắt của cây cùng họ đem ghép trên cây khác có sức sống tốt hơn.
- Có thể lấy cành cây khác phát triển thành cây mang đặc diểm giống cây bố mẹ.
- Do sự xâm nhập và phá hoại của sinh vật, sâu mối mọt, độ ẩm cao, nấm mốc.
- Dự trữ giống, chọn lọc hạt giống, cây tốt giữ lại làm giống sau đó phát triển thêm số lượng.
Củng cố: (5’)
Học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối SGK.
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3/ SGK.
Dặn dò: (2’)
- Học bài và chuẩn bị tốt bài 12/28 SGK.
Tuần 6 Ngày soạn:
Tiết 12 Ngày dạy:
Bài 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong hs nắm:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.
- Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh hại cây trồng.
2. Giáo dục:
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại cây trồng.
CHUẨN BỊ
GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK
HS: Đọc SGK
ĐỒ DÙNG
- H 18, 19, 20/ SGK( phóng to)
- Tranh ảnh về sâu bệnh hại cây trồng
TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ (5’) ( Câu hỏi 1,2,3/27/ SGK)
Bài mới: (1’) Trong trồng trọt có nhiều yếu tố làm giảm năng suất cây trồng, giảm chất lượng cây trồng. Vd : Theo tính toán của tổ chức nông lương thế giới (FAO) hàng năm trên thế giới có khoảng 12,4% sản lượng; giảm do sâu bệnh: 11,6%. Ơû nước ta giảm 20% tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp. Vậy để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng chúng ta cần phải làm gì?
Thời
gian
Những kiến thức cơ bản
Phương pháp dạy - học
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
5’
25’
I. Tác hại của sâu, bệnh.
- Sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.
- Tăng chi phí, công lao động trong công tác bảo vệ cây trồng.
II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
1. Khái niệm về côn trùng.
- là lớp động vật ngành chân khớp.
+ Biến thái hoàn toàn: 4 g/ đoạn
Gđ: Trứng
Gđ: Sâu non: cấu tạo khác sâu trưởng thành. Sâu non phá hoại mạnh nhất.
Gđ: sâu trưởng thành : đẻ trứng và nở sâu non.
Gđ: nhộng lột xác thành sâu trưởng thành.
+ Biến thái không hoàn toàn:
Trải qua 3 gđ.
Gđ: trứng
Gđ: sâu non gần giống với sâu trưởng thành.
Gđ: Sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất.
2. Khái niệm về bệnh cây
- là tình trạng thay đổi không bình thường các chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.
- Nguyên nhân: Do tác nhân nấm, vi khuẩn, vi rút, các điều kiện sống( thiếu phân bón, nước, không khí trong đất, chất độc, khí hậu lạnh)
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại.
- Gãy cành, thủng lá do sâu hại.
- Lá quả biến dạng, đốm đen, thối nhũn, thân cành sần sùi, chảy nhựa do bệnh hại.
- Sâu, bệnh có tác hị gì đối với cây trồng?
- Sâu, bệnh có tác hại gì đến chi phí trong sản xuất nông nghiệp?
Vd ?
- Côn trùng là gì?
- Côn trùng trải qua mấy giai đoạn?
- Dựa vào hình 18, 19 SGK hãy cho biết biến thái hoàn toàn khác biến thái không hoàn toàn như thế nào?
Gv: yêu cầu học sinh vẽ hình 18, 19 vào vở ghi
Giới thiệu tranh ảnh sâu bệnh hại cây trồng.
- Bệnh cây là gì?
- Nguyên nhân nào gây nên bệnh cây?
Vd: ?
- Quan sát hình 20/SGK/29
- Hãy cho biết đâu là do sâu hại cây trồng, đâu là do bệnh hại cây trồng?
- Các dấu hiệu để nhận biết sâu, bệnh hại cây trồng?
- Ở gđ em có những biểu hiện gì về sâu, bệnh?
- Gđ em đã làm gì để phòng trị sâu bệnh cho cây trồng?
( về nhà tìm hiểu)
- làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng.
- tăng chi phí, công lao động.
- Côn trùng trải qua 3 hoặc 4 gđ biết đổi khác nhau.
- biến thái hoàn toàn khác biến thái không hoàn toàn ở gđ nhộng ở biến thái hoàn toàn.
- Hs vẽ hình 18, 19
- là sự thay đổi không bình thường về hình thái, chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.
- Do tác nhân nấm, vi khuẩn, vi rút, các điều kiện sống( thiếu phân bón, nước, không khí trong đất, chất độc, khí hậu lạnh)
- Các dấu hiệu nhận biết là:Gãy cành, thủng lá do sâu hại. Lá quả biến dạng, đốm đen, thối nhũn, thân cành sần sùi, chảy nhựa do bệnh hại.
Củng cố: ( 7’) Câu hỏi SGK, đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: (2’) Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi , đọc trước và chuẩn bị bài 13.
Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 13 Ngày dạy:
Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong hs nắm:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
- Giải thích được các biện pháp phòng trừ và trình bày được nội dung của mỗi biện pháp.
- Thực hiện được các biện pháp an toàn trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Nắm được những ưu điểm của từng biện pháp.
2. Giáo dục:
- Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng và bảo vệ môi trường sống.
CHUẨN BỊ
GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK
HS: Đọc SGK
ĐỒ DÙNG
- H 21, 22, 23/ SGK( phóng to)
- Tranh ảnh ( nếu có)
TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) ( Câu hỏi 1,2,3,4/ SGK)
3. Bài mới: (1’) Hàng năm ở nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10- 20% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Vì vậy cần có các biện pháp để phòng trừ sâu, bệnh hại kịp thời đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.
Thời
gian
Những kiến thức cơ bản
Phương pháp dạy - học
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
8’
25’
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
Nguyên tắc:
- Phòng là chính “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
2. Biện pháp thủ công.
- Bắt sâu, ngắt lá sâu, bệnh.
- Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành( bươm bướm)
+ Ưu điểm: dễ làm
+ Nhược điểm: tốn công hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển nhiều.
3. Biện pháp hoá học.
- Dùng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại.
+ Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh ít tốn công.
+ Nhược điểm: gây độc cho người và động vật, các loại thiên địch có lợi, ô nhiễm môi trường ( nước, đất trồng, không khí)
4. Biện pháp sinh học.
- Dùng các loại sinh vật như : nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa , chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
+ Ưu điểm: không gây ô nhiễm môi trường.
+ Nhược điểm: hiệu quả chậm vì ít có thời gian khi sâu, bệnh phát triển nhiều.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
- Kiểm tra xử lí những sản phẩm nông nghiệp khi nhập hoặc xuất từ nơi này qua nơi khác.
- Mục đích: Nhằm ngăn chặn sự phát triển của dịch bệnh nguy hiểm.
+ Ưu điểm: hạn chế phát triển của dịch bệnh.
+ Nhược điểm: tốn nhiều thời gian kiểm dịch bệnh.
Yêu cầu hs đọc phần I
- Tại sao phải đảm bảo những nguyên tắc trên?
- Giải thích “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” ?
- Tại sao phải trừ sớm, kịp thời, nhanh và triệt để?
- Tại sao phải sử dụng tổng hợp các phương pháp?
- Cần có những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như thế nào?
- Có những biện pháp gì trong canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại?
- Yêu cầu hs làm bài tập phần 1
( + vệ sinh đồng ruộng; làm đất: trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu của sâu, bệnh.
+ Luân canh: thay đổi đk sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
+ Gieo trồng đúng thời vụ: tránh thời kì sâu bệnh phát sinh mạnh.
+ Chăm sóc bón phân hợp lí: tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây trồng.
+ Sử dụng giống : Phòng được sâu, bệnh hại cây trồng tăng năng suất cây trồng.
- Quan sát H21, 22/SGK
Hãy cho biết những biện pháp này có ưu, nhược điểm gì?
- Quan sát H23/SGK
Hãy cho biết những biện pháp này có ưu, nhược điểm gì?
- Biện pháp sinh học được sử dụng như thế nào?
- Ưu điểm?
- Nhược điểm?
- Hiện nay chúng ta nên sử dụng những biện pháp này không vì sao?
- Kiểm dịch thực vật nhằm mục đích gì?
- Người ta thường làm như thế nào?
- Ưu điểm?
- Nhược điểm?
- Hs đọc phần SGK
- Đảm bảo vệ sinh môi trường
- Chăm sóc cây trồng tốt để cây trồng tốt để cây không bị bệnh
- Các loại sâu, bệnh hại có thời gian phát triển nhanh hay chậm gây tác hại lớn do vậy phải trừ kịp thời và kết hợp nhiều biện pháp
- Hs làm bài tập
- Hs quan sát H 21,22/SGK
- Dễ làm nhưng tốn công, hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển nhiều.
- Quan sát H23/SGK và trả lời câu hỏi.
- Thường sử dụng các loại thuốc hoá học nhưng thường gây ảnh hưởng cho người sử dụng và không an toàn đối với môi trường sống.
- Sử dụng các loại nấm sinh vật có lơiï để diệt trừ sâu bệnh
- Không gây ô nhiễm môi trường, tốn ít chi phí.
- Nhằm hạn chế khả năng phát triển thành dịch.
- thường kiểm tra sâu bệnh khi vận chuyển đi nơi khác.
- Ưu : Hạn chế khả năng phát trển thành dịch
- Nhược: Tốn nhiều công kiểm tra.
Củng cố:(5’) - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ, bài đọc thêm.
- Trả lời câu hỏi SGK
5. Dặn dò: (1’) - Học bài và hoàn thành bài tập. Chuẩn bị bài thực hành.
Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 14 Ngày dạy:
Bài 14: THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU
CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức: - Xác định được các đặc điểm của thuốc qua nhãn trên bao bì: tên thuốc, nhóm độc, khả năng hoà tàn trong nước, trạng thái của thuốc, thành phần của thuốc, nơi sản xuất. Nhận biết 1 số loại thuốc qua trạng thái va màu sắc của thuốc.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
Giáo dục: - Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
CHUẨN BỊ
Gv: Chuẩn bị mẫu và làm thử ở nhà.
Hs: Chuẩn bị các nhãn tên thuốc, thuốc trị sâu, bệnh
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thực hành:
Bước 1: Giới thiệu nội dung thực hành và tổ chức thực hành.
Gv: - Kiểm tra chuẩn bị của hs
Chia nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm.
Nhắc nhở vệ sinh cá nhân.
Bước 2: Hướng dẫn hs thực hành.
Gv: Làm mẫu:
Bước 1: Nhận dạng thuốc sâu, bệnh hại.
- Quan sát màu sắc, dạng thuốc( nước hay bột, lỏng) của từng mẫu
Bước 2: Đọc nhãn và phân biệt độ độc cuả thuốc.
+ Tên thuốc:
+ Nhóm độc:
+ Dạng thuốc:
+ Khả năng hoà tan trong nước:
+ Tỉ lệ hoạt chất, phụ gia:
+ Công dụng
+ Địa chỉ sản xuất:
Gv: hướng dẫn học sinh phân biệt các chữ viết tắt trên nhãn thuốc.
Dung dịch đậm đặc, hoà tan: - Kí hiệu : LC, SCW, hay DD( dung dịch)
Vd: Valydacin 5LC
+ Đặc điểm: Dung dịch trong suốt, khi hoà vào nước tan thành dung dịch thật.
Dạng sữa: Kí hiệu: EC, ND( nhũ dầu)
Vd: Bassa 50 EC, Vilasa 50 ND
+ Đặc điểm: Dung dịch trong suốt, khi hoà tan vào nước, các phần tử thuốc phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa.
Dạng nhũ dầu phân tán trong nước: Kí hiệu SC
Vd: Anvil 5SC
+ Đặc điểm: lỏng đặc sền sệt, màu trắng như sữa, khi phân tán trong nước thuốc cũng tạo hỗn hợp dạng sữa.
Dạng bột: Kí hiệu: D, BR( bột rắc)
+ Đặc diểm: Bột tơi màu trắng, trắng ngà hay màu khác, không phân tán trong nước, khi hoà vào nước thuốc nổi như bột gạo.
Bột thấm nước: Kí hiệu: WP, BTN( bột thấm nước)
Vd: Đồng oxyclorua 30 BTN
+ Đặc điểm: thuốc ở dạng bột tơi, màu trắng, trắng ngà hay màu khác, phân tán trong nước và tạo nên hỗn hợp huyền phù( là sự phân tán của 1 chất rắn trong chất lỏng thành những phần tử nhỏ không hoà tan trong chất lỏng đó)
Bột hoà tan trong nước: Kí hiệu: SP, BHN( bột hoà nước)
Vd: Padan 95 SP, Vcartap 95 BHN
+ Đặc điểm: Bột có màu trắng, trắng ngà hay có màu khác. Hoà tan trong nước tạo thành dung dịch
Dạng hạt: Ki hiệu GR, H( hạt)
Vd: Ruradan 3G, Baseldin 10H
+ Đặc điểm: Có dạng hạt kích thước khác nhau bằng đầu tăm, màu trắng hay trắng ngà hoặc màu khác, cứng, không vụn, tan dần trong nước.
Gv: phân dụng cụ cho các nhóm sau đó các nhóm làm thực hành
Chú ý : Đảm bảo an toàn trong thực hành, nút kín tránh vỡ hoặc đổ thuốc.
Ghi kết quả vào bảng :
Nhận xét qua nhãn
Nhận xét qua thuốc
Nhận xét qua thuốc trộn với nước
1.
2.
Tổng kết và báo cáo kết quả:
- Báo cáo từng nhóm. Nhóm khác bổ sung. Giáo viên bổ sung kết luận.
5. Dặn dò: Ôn tập từ bài 1 đến bài 14 kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_11_14_nguyen_van_hanh.doc