I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh trên các bộ phận của cây trồng.
- Nhận biết được sâu, bệnh gây hại qua dấu hiệu biểu hiện trên cây trồng.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, phòng trừ côn trùng gây hại.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình vẽ phóng to: hình 18,19,20.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu qui trình sản xuất giống bằng hạt và phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng? Quy trình sản xuất giống bằng hạt thường áp dụng đối với loại cây nào?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ở địa phương chúng ta đã xảy ra bệnh rày nâu hại lúa. Vậy tại sao chúng ta lại phòng chống bệnh dịch này, tác hại của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 12: Sâu, bệnh hại cây trồng - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 03/11/2013
Tiết: 12 Ngày dạy: 05/11/2013
BÀI 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh trên các bộ phận của cây trồng.
- Nhận biết được sâu, bệnh gây hại qua dấu hiệu biểu hiện trên cây trồng.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, phòng trừ côn trùng gây hại.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình vẽ phóng to: hình 18,19,20.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu qui trình sản xuất giống bằng hạt và phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng? Quy trình sản xuất giống bằng hạt thường áp dụng đối với loại cây nào?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ở địa phương chúng ta đã xảy ra bệnh rày nâu hại lúa. Vậy tại sao chúng ta lại phòng chống bệnh dịch này, tác hại của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay:
b. Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CủA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NộI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác hại cua sâu, bệnh đến cây trồng
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm 2 phút cho biết:
Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào:
+ Đối với đời sống cây trồng?
+ Đối với năng suất và chất lượng nông sản?
+ Cho vài VD về tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng và chất lượng nông sản?
- GV: Chốt lại
- GV: Thông báo những số liệu cụ thể về sự phá hoại của sâu, bệnh đối với cây trồng.
- HS: Thảo luận nhóm, trả lời: Làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm.
VD: Lúa bị rầy nâu phá hoại; Lúa bị sâu cuốn lá; Bắp cải bị sâu đục; Quả hồng xiêm bị sâu ăn; Cà chua xoắn lá.
- HS: Nhận xét
- HS: Lắng nghe.
I. Tác hại của sâu, bệnh.
- Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Làm giảm năng suất cây trồng.
- Làm giảm chất lượng nông sản
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm về côn trùng
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK?
- GV: Đặc điểm cấu tạo của côn trùng?
- GV: Vòng đời của côn trùng là gì?
- GV: Trong vòng đời, côn trùng có những thay đổi gì?
- GV: Biến thái của côn trùng là gì? Có mấy kiểu biến thái? Đó là những kiểu biến thái nào?
- GV: Nhận xét
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 18, 19 cho biết những điểm giống và khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- HS: Đọc SGK
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời .
HS: Là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời. Có 2 kiểu biến thái: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
- HS: Lắng nghe.
- HS :Quan sát hình, trả lời
II.Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
1. Khái niệm về côn trùng.
- Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
- Có 2 kiểu biến thái:
+ Biến thái hoàn toàn:
Trứngà Sâu non à Nhộng à sâu trưởng thành.
+ Biến thái không hoàn toàn: Trứngà Sâu non à sâu trưởng thành
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về bệnh cây và một số dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 20, thảo luận nhóm, cho biết:
+ Bệnh cây là gì?
+ Cây bị bệnh có những biểu hiện nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh cây?
+ Bệnh cây khác với cây bị sâu bệnh phá hoại như thế nào?
+ Nêu một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
- GV: Nhận xét
HS thảo luận nhóm, trả lời:
- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây.
- Do thời tiết.
- Cây trồng bị sâu phá hoại: Cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng
- Cây trồng bị bệnh: Lá, quả bị đốm đen, nâu; Cây, củ bị thối; Thân, cành bị sần sùi; Quả bị chảy nhựa
- HS: Lắng nghe
2. Khái niệm về bệnh cây.
Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây.
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại.
- Cây trồng bị sâu phá hoại: Cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng
- Cây trồng bị bệnh: Lá, quả bị đốm đen, nâu; Cây, củ bị thối; Thân, cành bị sần sùi; Quả bị chảy nhựa
4. Củng cố - Đánh giá:
5. Nhận xét – Dặn dò:
- Học phần tác hại của sâu bệnh, khái niệm về bệnh cây, các dấu hiệu để biết cây trồng bị bệnh.
- Xem trước bài mới: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.
IV/ RUÙT KINH NGHIEÄM:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_12_sau_benh_hai_cay_trong_nguye.doc