Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 18, Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh họa.

- Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu ví dụ.

- Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp.

- Trình bày được cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả.

- Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp.

2. Kĩ năng.

- Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc chăm sóc cây trồng ở gia đình.

3. Thái độ.

- Có ý thức tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, vun sới gốc, tưới nước và bảo vệ môi trường.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 18, Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2012. Ngày giảng: 30/10/2012. TIẾT 18 - BÀI 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh họa. - Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu ví dụ. - Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp. - Trình bày được cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả. - Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp. 2. Kĩ năng. - Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc chăm sóc cây trồng ở gia đình. 3. Thái độ. - Có ý thức tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, vun sới gốc, tưới nước và bảo vệ môi trường. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: C. Phương pháp dạy học. - Thảo luận nhóm, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. ? Nêu mục đích và quy trình xử lí hạt giống bằng nước ấm. 2. Giới thiệu bài. Chăm sóc cây trồng gồm những biện pháp kĩ thuật có tính quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng. Vì vậy nhân dân ta có câu ca “ Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” để nói nên tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng. Trong bài học này sẽ giúp các em biết mục đích và quy trình chăm sóc cây trồng như làm cỏ, tưới nước và bón phân thúc. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu kĩ thuật làm cỏ; tưới, tiêu nước; tỉa và dặm cây. ( 25 phút) * Mục tiêu: - Trình bày được các cách làm cỏ, xới vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ, xới xáo đất và vun gốc. Nêu ví dụ. - Nêu được vai trò của việc tưới tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ. * Đồ dùng: * Cách tiến hành. GV: đưa tình huống: khi cây mọc dày, bị sâu bệnh hay khi gieo hạt cây không mọc hoặc bị chết. Em thường xử lí như thế nào? HS: lắng nghe ý kiến và phát biểu. GV nhận xét bổ sung kết luận. GV: yêu cầu HS quan sát H29 và giới thiệu về công việc làm cỏ, vun xới. ? Em đã tham gia làm cỏ, vun xới với những loại cây trồng nào ở gia đình? HS: quan sát hình và trả lời câu hỏi. GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 phút) lựa chọn nội dung ? Làm cỏ vun xới nhằm mục đích gì? HS: nghiên cứu SGK và thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. GV: nhận xét và kết luận GV: lưu ý trong khi làm cỏ, vun xới phải kịp thời, không làm tổn thương bộ rễ, kết hợp với các biện pháp bón phân, tỉa cành, trừ sâu bệnh hại. GV: giới thiệu vai trò của nước đối với cây trồng và mức độ yêu cầu nước khác nhau của từng loại cây. ? Em hãy lấy ví dụ để minh hoạ về mức độ yêu cầu nước của các cây khác nhau? HS: cây trồng cạn: ngô, rau..Cây trồng nước: lúa.. GV: kết luận. GV: yêu cầu HS quan sát H30 và gọi tên các phương pháp tưới nước. HS: quan sát và trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét. ? ở gia đình em thường tưới cây trồng như thế nào? HS: cá nhân trả lời GV nhận xét bổ sung kết luận ? nếu cây trồng có quá nhiều nước thì cây trồng sẽ như thế nào? HS: cá nhân trả lời GV: Cây trồng cần nhiều nước nhưng quá nhiều nước cũng gây hại. Vậy phải kết hợp và tiêu nước bằng kênh mương hợp lí ? ở địa phương em đã có hệ thông kênh mương tưới tiêu nước ở thôn nào? HS: liên hệ cá nhân trả lời. GV: kết luận HĐ2: Giới thiệu cách bón phân thúc cho cây trồng. (10 phút) * Mục tiêu: - Trình bày được cách bón phân thúc cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả. * Đồ dùng: * Cách tiến hành. GV yêu cầu học sinh nhớ lại tính chất của các loại phân bón. HS nhớ lại kiến thức về tính chất của các loại phân bón. ? Khi bón thúc người ta thường dùng loại phân nào ? Vì sao ? HS trả lời: thường dùng phân đạm, kali vì 2 loại phân này tan nhanh khi gặp nước cây trồng hấp thụ được ngay. GV nhận xét bổ sung. ? em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây? HS: trả lời câu hỏi. ? Vì sao phải bón phân hoai môc? Gia đình em thường ủ hoai phân bằng cách nào? HS: cá nhân phát biểu ? Khi bón phân cần kết hợp với làm công việc gì ? HS trả lời cần kết hợp làm cỏ, vun xới. GV nhận xét bổ sung kết luận. HS nghe ghi bài. GV THMT: bón phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ, không bón phân tươi, khi bón phải vùi phân vào đất vừa đỡ mất dinh dưỡng, vừa không ô nhiễm môi trường. I. Tỉa, dặm cây. - Tỉa bỏ cây yếu, bị sâu bệnh, chỗ cây mọc dày và dặm cây khoẻ vào chỗ cây không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ, khoảng cách trên ruộng. II. Làm cỏ, vun xới. - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp - Hạn chế bộc hơi nước - Chống đổ III. Tưới, tiêu nước. 1. Tưới nước - Đầy đủ, kịp thời 2. Phương pháp tưới - H30a: tưới ngập - H30b: tưới theo hàng, vào hốc cây. - H30c: tưới thấm - H30d: tưới phun mưa 3. Tiêu nước - Kịp thời và nhanh chóngbằng các biện pháp thích hợp IV. Bón phân thúc. - Ph©n h÷u c¬ hoai môc vµ ph©n ho¸ häc. + Bãn ph©n +Lµm cá, vun xíi vïi ph©n vµo ®Êt. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. ? Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì? ? Hãy cho biết ưu nhược điểm của phương pháp tưới nước cho cây? ? Nêu các cách bón thúc phân cho cây và kĩ thuật bón thúc? 2. Hướng dẫn học bài. - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 20 và liên hệ các phương pháp thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản ở gia đình.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_18_bai_19_cac_bien_phap_cham_so.doc
Giáo án liên quan