Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19, Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

A. Mục tiêu.

- Kiến thức.

+ Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng được mục đích sử dụng. Nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

+ Nêu được mục đích, các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy ví dụ minh hoạ về sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi loại sản phẩm.

+ Trình bày được mục đích, ưu nhược điểm cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm.

- Kĩ năng.

+ Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào thu hoạch, bản quản và chế biến nông sản ở gia đình

- Thái độ.

+ Có ý thức tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào sản xuất.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên.

2. Học sinh.

- Đồ dùng học tập, bài cũ.

C. Phương pháp dạy học.

- Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19, Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2012 Ngày giảng:02/11/2012. TIẾT 19 - BÀI 20 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN A. Mục tiêu. - Kiến thức. + Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng được mục đích sử dụng. Nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. + Nêu được mục đích, các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy ví dụ minh hoạ về sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi loại sản phẩm. + Trình bày được mục đích, ưu nhược điểm cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. - Kĩ năng. + Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào thu hoạch, bản quản và chế biến nông sản ở gia đình - Thái độ. + Có ý thức tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào sản xuất. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên. 2. Học sinh. - Đồ dùng học tập, bài cũ. C. Phương pháp dạy học. - Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. ? Mục đích làm cỏ, vun xới là gì? Nêu các cách tưới và tiêu nước ở địa phương em? ? Trình bày cách bón phân và kĩ thuật bón phân thúc? 2. Giới thiệu bài. Thu hoạch, bảo quản và chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kĩ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng nông sản và giá trị hàng hoá. Sau khi học xong bài này các em sẽ hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương thức thu hoach, bảo quản và chế biến nông sản. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản. (10 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng được mục đích sử dụng. Nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV yêu cầu học sinh liện hệ thực tế gia đình. ? rau, quả, lúa, ngô ở gia đình em như thế nào thì thu hoạch? HS: cá nhân phát biểu. ? Trong khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo những yêu cầu nào? HS: trả lời câu hỏi GV: kết luận. THMT: giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học tránh gây ngộ độc. ? Mỗi cây đều có phương pháp thu hoạch phù hợp, ở gia đình em thường sử dụng phương pháp thu hoạch nào? HS: trả lời câu hỏi. GV: yêu cầu HS quan sát và 1 HS lên bảng hoàn thành phần còn khuyết, HS khác tự làm vào vở. HS: Quan sát và lên bảng, HS khác tự hoàn thành vào vở GV: nhận xét và sửa chuẩn ? Nêu các ưu nhược điểm của các phương pháp thu hoạch trên ? HS nêu ưu nhược điểm của các phương pháp. ? Lấy ví dụ cho từng phương pháp ? HS lấy ví dụ. GV nhận xét bổ sung. HS nghe. GV: Giới thiệu phương pháp thu hoạch bằng cơ giới so sánh với phương pháp thủ công. HĐ2: Tìm hiểu cách bảo quản nông sản. (15 phút) - Mục tiêu: + Nêu được mục đích, các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy ví dụ minh hoạ về sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi loại sản phẩm. - Đồ dùng. - Cách tiến hành. GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK. ? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì? HS: trả lời câu hỏi. GV: kết luận. GV: Bảo quản nông sản không tốt hay không bảo quản sẽ làm nông sản mọc mầm, mọt, rau quả thối. ? ở gia đình em thường bảo quản nông sản trong điều kiện như thế nào? HS: lắng nghe và trả lời câu hỏi. GV: kết luận. ? gia đình em thường bảo quản nông sản bằng phương pháp nào? HS: cá nhân trả lời. GV: nhận xét bổ sung kết luận. THMT: lấy ví dụ sử dụng chất bảo quản như ngâm rau quả giữ tươi lâu quá liều lượng.. HĐ3: Tìm hiểu cách chế biến nông sản (10 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được mục đích, ưu nhược điểm cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV: lấy ví dụ về nông sản dư thừa vào mùa vụ như cây mía, rau. ? chế biến nông sản nhằm mục đích gì? HS: lắng nghe và trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung kết luận. ? ở gia đình em thường chế biến nông sản bằng phương pháp nào? HS: liên hệ trả lời GV: nhận xét và yêu cầu HS quan sát hình trong SGK GV giới thiệu phương pháp sấy khô trong lò thủ công, kết luận. ? gia đình em thường muối chua các loại nông sản nào? HS: trả lời câu hỏi. THMT: trong chế biến và bảo quản cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các chất bảo quản hoặc các chất phị gia trong danh mục nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật. I. Thu hoạch 1. Yêu cầu - Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận. 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào? - H31a: hái (đỗ, đậu, cam..) - H31b: nhổ (su hào, sắn....) - H31c: đào (khoai lang, khoai tây) - - - H31d: cắt (lúa, hoa, bắp cải) - ưu điểm. + không cần máy móc phức tạp. - Nhược điểm. + Tốn công thu hoạch. II. Bảo quản. 1. Mục đích - Hạn chế sự hao hụt về nông sản và giảm sút chất lưọng nông sản. 2. Các điều kiện để bảo quản tốt - Đối với các hạt cần phơi khô. - Rau, quả phải sạch sẽ, không giập nát. - kho bảo quản phải thoáng khí, cao ráo, có hệ thống khử trùng, thông gió. 3. Phương pháp bảo quản - Bảo quản thông thoáng: nông sản trong kho vẫn tiếp xúc trực tiếp với không khí nên phải có hệ thống gió hợp lí - Bảo quản kín: không cho không khí sâm nhập vào nông sản. - Bảo quản lạnh: nông sản để trong các kho lạnh, phònh lạnh ở nhiệt độ thấp. III. Chế biến. 1. Mục đích - làm tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản 2. Phương pháp chế biến - Sấy khô: rau, củ, quả - Chế biến thành bột mịn hay tinh bột. - Muối chua - Đóng hộp. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. ? Khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì? nêu các phương pháp thu hoạch mà gia đình em thường áp dụng? ? Gia đình em thường bảo quản và chế biến nông sản bằng phương pháp nào? 2. Hướng dẫn học bài. - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 21 và liên hệ lấy ví dụ minh hoạ cho luân canh, xen canh, tăng vụ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_19_bai_20_thu_hoach_bao_quan_va.doc