Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 20: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Nêu được các biện pháp sử lí để hạt nảy mầm và giải thích vì sao lại làm như vậy.

- Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.

- Trình bày được các biện pháp chăm sóc cây rừng.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây rừng.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 24 SGK, tìm hiểu một số biện pháp sử lí hạt giống.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Hãy cho biết yêu cầu kĩ thuật của việc chọn đất để làm vườn ươm cây rừng?

? Làm thế nào để biến khu đất hoang thành khu vườn gieo ươm cây rừng?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Gieo hạt là khâu rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỉ lệ nảy mầm và sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được các yêu cầu kĩ thuật khi gieo hạt và chăm sóc cây non.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 20: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21. Tuần 20 Thứngàythángnăm 2008 Bài 24. Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. A- Mục tiêu. Nêu được các biện pháp sử lí để hạt nảy mầm và giải thích vì sao lại làm như vậy. Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng. Trình bày được các biện pháp chăm sóc cây rừng. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây rừng. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 24 SGK, tìm hiểu một số biện pháp sử lí hạt giống. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Hãy cho biết yêu cầu kĩ thuật của việc chọn đất để làm vườn ươm cây rừng? ? Làm thế nào để biến khu đất hoang thành khu vườn gieo ươm cây rừng? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Gieo hạt là khâu rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỉ lệ nảy mầm và sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm được các yêu cầu kĩ thuật khi gieo hạt và chăm sóc cây non. Hoạt động 2: Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm. GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK và trình bày các yêu cầu của mỗi biện pháp kích thích hạt nảy mầm. Đốt hạt. Tác động bằng lực. Kích thích hạt bằng nước ấm. Hoạt động 3: Gieo hạt. Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK và cho biết: ? Thời vụ gieo hạt ở nước ta vào tháng nào trong năm? ? Để có tỉ lệ nảy mầm cao trước khi gieo hạt chúng ta cần phải làm những công việc gì? Em hãy trình bày quy trình gieo hạt? * Thời vụ gieo hạt: Miền Bắc: Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Miền Trung: Từ tháng 1 đến tháng 2 trong năm. Miền Nam: Từ tháng 2 đến tháng 3 trong năm. * Quy trình gieo hạt: (Có thể gieo trên bầu đất hay gieo trên luống đất). Gieo hạt. Lấp đất. Che phủ. Tưới nước. Phun thuốc trừ sâu, bệnh. Bảo vệ luống gieo. Hoạt động 4: Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 38 và hỏi: ? Nêu tên các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng? ? Tác dụng của mỗi công việc đó? ? Theo em cần phải có những biện pháp chăm sóc nào nữa? Các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng là: Che phủ. Tưới nước. Phun thuốc trừ sâu. Tỉa cây, vun xới. Củng cố. Gv nhấn mạnh trọng tâm bài học. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ? Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, theo em có những nguyên nhân nào? Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc và chuẩn bị dụng cụ cho bài 25. .. Tiết 22. Tuần 20. Thứngàythángnăm 200 Bài 25: Thực hành. Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. A- Mục tiêu. Chọn được bầu đất có kích cỡ và chất liệu phù hợp với giống cây chuẩn bị gieo cấy. Pha trộn được hỗn hợp ruột bầu đất theo đúng tỉ lệ. Tạo được túi bầu đất theo đúng quy cách để cấy cây. Gieo được hật và cấy được cây vào bầu đất. Rèn kỹ năng tạo bầu và ươm cấy cây. B- Chuẩn bị. GV: Cần chuẩn bị các dụng cụ vật liệu sau: Đất và phân bón. Hạt giỗng đã xử lí. Túi bầu bằng nilong. Tranh vẽ quy tình gieo hạt. Các dụng cụ: cuốc, xẻng, chậu đựng vật liệu, bình tưới, vật liệu che phủ. HS: Mỗi nhóm học sinh cần chuẩn bị những dụng cụ vật liệu sau. Đất và phân bón. Hạt giống đã xử lí. Túi bầu bằng nilong. Các dụng cụ: cuốc, xẻng, chậu đựng vật liệu, bình tưới, vật liệu che phủ. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các công việc chăm sóc vườn gieo ươm câyy rừng và quá trình gieo hạt. Bài học hômnay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các công việc đó. Hoạt động 2: Quy trình thực hành. Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung phần 1-SGK và phát biểu quy trình gieo hạt vào bầu đất. Gv kết luận và tiến hành làm mẫu. Học sinh quan sát và thực hành (yêu cầu mỗi học sinh làm ít nhất từ 2 đến 3 bầu) Gv hướng dẫn học sinh thao tác cấy cây con vào bầu đất. HS quan sát và thực hiện cấy cây vào bầu đất (mỗi học sinh thực hiện từ 2 đến 3 bầu cây) Gieo hạt vào bầu đất. Trộn đất ruột bầu. Tạo bầu đất. Gieo hạt vào bầu đất. Che phủ, tưới nước và phun thuốc trừ sâu luống bầu đã gieo. Cấy cây con vào bầu đất. a- Tạo ruột bầu đất. b- Tạo bầu đất.(Thực hiện như quy trình gieo hạt.) c- Cấy cây vào bầu đất. d- Bảo vệ chăm sóc. 4- Củng cố. GV nghiệm thu bài thực hành. Nhận xét đánh giá và chấm điểm một số nhóm. 5- Hướng dẫn về nhà. áp dụng bài thực hành vào thực tế. Chuẩn bị trước bài 26: Trồng cây rừng. .. Hết tuần 20.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_20_gieo_hat_va_cham_soc_vuon_gi.doc