MỤC TIÊU: Sau bài náy HS phải:
1. Kiến thức:
Trình bày mục đích, đặc điểm của các loại khai thác rừng.
Trình bày được các biện pháp và vai trò của việc phục hồi rừng sau khai thác.
Vận dụng vào thực tế trồng rừng tại địa phương.
2. Kĩ năng:
Phát triển tư duy logic và tư duy kĩ thuật ở mỗi học sinh.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng hiện nay, ý thức bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 45,46, 47 SGK/72 – 73 phóng to.
Bảng 2 SGK/71.
2. HS:
Học bài cũ, coi trước bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 25: Khai thác rừng - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 31/10/2009
Tiết 25 Ngày dạy: 02/11/2009
Chương II. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Bài 28. KHAI THÁC RỪNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài náy HS phải:
1. Kiến thức:
Trình bày mục đích, đặc điểm của các loại khai thác rừng.
Trình bày được các biện pháp và vai trò của việc phục hồi rừng sau khai thác.
Vận dụng vào thực tế trồng rừng tại địa phương.
2. Kĩ năng:
Phát triển tư duy logic và tư duy kĩ thuật ở mỗi học sinh.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên rừng hiện nay, ý thức bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 45,46, 47 SGK/72 – 73 phóng to.
Bảng 2 SGK/71.
2. HS:
Học bài cũ, coi trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1/ 7A3./.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Sau một thời gian trồng và chăm sóc rừng sẽ tiến hành khac thác dàn những cây lớn, đồng thời phải tiến hành bảo vệ rừng. Vậy, điều kiện, cách khai thác rừng ra sao?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về các loại khai thác rừng(17’).
-GV hỏi: Mục đích của khai thác rừng?
-GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 2 SGK/71, thảo luận nhóm cho biết:
1. Các loại rừng khai thác.
2. Đặc điểm của từng loại khai thác rừng?
3. Rừng ở đất dốc có khai thác trắng được không? Vì sao?
4. Khai thác trắng mà không trồng sẽ nguy hại như thế nào?
-GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi.
-GV: Chốt kiến thức.
-HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Thảo luận nhóm 5’ và trả lời những câu hỏi của GV
-HS: Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Nghe và ghi vở.
I. Các loại khai thác rừng
Bảng 2 SGK/71.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam(10’).
-GV hỏi: Tình hình rừng nước ta hiện nay ra sao?
-GV: Ở VN, rừng phát triển chủ yếu trên đất dốc và ven biển, nên áp dụng hình thức khai thác nào có lợi nhất?
-GV thông báo: Các điều kiện khai thác rừng trên đây nhằm mục đích: Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đất, không phải trồng lại rừng.
-HS: Rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
-HS: - Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
- Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
-HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam.
- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
- Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách phục hồi rừng sau khai thác(10’).
-GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm hiểu các thông tin SGK cho biết các loại rừng sau khi đã khai thác cần phục hồi bằng cách nào?
-GV hỏi: Các biện pháp nào để thúc đẩy rừng tái sinh tự nhiên và tự phục hồi lại rừng gỗ có chất lượng cao?
-HS: Tìm hiểu thông tin SGk và trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Chăm sóc cây gieo giống.
Phát dọn cây cỏ hoang dại.
Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít có cây tái sinh và nơi không có cây gieo giống.
III. Phục hồi rừng sau khai thác
- Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng lại.
- Rừng khai thác dần và khai thác chọn: chăm sóc cây gieo giống; phát dọn cây hoang dại; dặm cây, gieo hạt vào nơi cây chết
3. Củng cố(6’):
Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Trả lời câu hỏi cuối bài.
4. Nhận xét, dặn dò(1’) :
Học bài cũ.
Coi trước bài mới: “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_25_khai_thac_rung_truong_thcs_d.doc