1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức :
- Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi
- Nêu được pp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi .
- Hiểu được vai trò của biện pháp quản lí giống vật nuôi.
1.2 Kĩ năng :
- Có thể vận dụng một số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi
1.3 Thái độ:
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ giống vật nuôi .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm về chọn giống vật nuôi và một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan chọn giống vật nuôi.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK
+ Cho biết các pp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26, Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 26
Tuần ( CM):23
Ngày dạy:..
Bài 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức :
- Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi
- Nêu được pp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi .
- Hiểu được vai trò của biện pháp quản lí giống vật nuôi.
1.2 Kĩ năng :
- Có thể vận dụng một số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi
1.3 Thái độ:
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ giống vật nuôi .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm về chọn giống vật nuôi và một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu liên quan chọn giống vật nuôi.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK
+ Cho biết các pp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi?
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1:
I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: (4đ)
1/ Những yếu tố nào tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? (2đ)
A. Di truyền, điều kiện ngoại cảnh B. Di truyền, nuôi dưỡng, chăm sóc
C. Ngoại cảnh, nuôi dưỡng, thúc ăn D. Ngoại cảnh, thúc ăn
2/ Ví dụ nào sau đây là sự phát dục của vật nuôi? (2đ)
A. Xương ống chân của bê dài thêm 5cm
B. Cánh gà dài ra và to ra
C. Gà có mào
D. Dạ dày heo to ra
II. Tự luận: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? (6đ)
Đáp án: I. Trắc nghiệm: 1/ A (2đ) 2/ C (2đ)
II. Tự luận: (6đ)
- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể (3đ)
- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể (3đ)
Câu 2:Câu hỏi liên quan bài mới: Em cho biết PP chon loc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?(8đ)
Đáp án:
1. Chọn lọc hàng loạt 2. Kiểm tra năng suất
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Để có giống tốt chúng ta cần phải làm gì? (chọn giống vật nuôi) à bài mới
HS: ghi tựa BH
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi (7’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy tích cực.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: không
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV: cho biết chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất, phù hợp yêu cầu sản xuất để làm giống
* Mục đích chọn giống vật nuôi để làm gì?
HS: chọn những con có ngoại hình thể chất, khả năng sản xuất cao, đáp ứng được mục đích của người chăn nuôi
B2:
GV: tìm mục đích chăn nuôi của 1 số vật nuôi: lợn, bò sữa, gà
* Muốn chọn lợn gà tốt thì chọn như thế nào?
Ấp bóng: ấp ko có trứng(sgk)
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi
VD: Để có giống gà ri tốt: chọn con giống mau lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi(12’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được pp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi .
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi gia đình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: H17
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV:căn cứ mục đích sản xuất, căn cứ chỉ tiêu kĩ thuật của con vật từng thời kì rồi chọn giống và nuôi đồng loạt
GV: kiểm tra năng suất còn gọi là kiểm tra cá thể
B2:
Yêu cầu học sinh thu thập thông tin trong SGK
Phương pháp này được dùng ở giai đoạn nào? (hậu bị)
Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt do loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố không do di truyền và có cường độ chọn lọc cao hơn
Cho ví dụ?
HS: để chọn lợn đực hậu bị thì cần căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn con tốt nhất
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1.Chọn lọc hàng loạt.
Chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống
2.Kiểm tra năng xuất.
Vừa nuôi vừa kiểm tra định kì và so sánh với chất lượng chuẩn con nào đạt chuẩn thì giữ lại làm giống
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu quản lí giống vật nuôi(12’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được vai trò của biện pháp quản lí giống vật nuôi.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi gia đình.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: không
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV giới thiệu: Quản lí giống gồm tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi
GV: Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
HS: Giữ giống không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hay lai tạo để nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
GV: sơ đồ 9 + BT ứng dụng ( giảm tải)
III. Quản lí giống vật nuôi
* Quản lí giống gồm tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi
* Mục đích:
Giữ giống không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hay lai tạo để nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ : SGK/90
1/ Đâu là phương pháp chọn lọc hàng loạt, đâu là phương pháp kiểm tra năng suất
a. Chọn những con gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống
b. Phương pháp nào áp dụng tiến bộ khoa học cao
c. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống
d. Chọn những lợn cái tốt (Sinh ra nhiều cặp bố, mẹ được chọn) cho đẻ 1 – 2 lứa, nếu con nào đẻ
nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ lại làm giống
Đáp án: - Phương pháp chọn lọc hàng loạt: a, c
- Phương pháp kiểm tra năng suất: b, d
2/ Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? Muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm
gì?
Đáp án: - Mục đích: Giữ gìn và nâng cao phẩm chất của giống
- Biện pháp: Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi, phân vùng chăn nuôi, chính sách chăn
nuôi, quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK/90
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Đọc trước nội dung bài 34: “Nhân giống vật nuôi”
+ Cho biết chọn phối và các phương pháp chọn phối.
+ Theá naøo laø nhaân gioáng thuaàn chuûng.
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN, Chương trình giảm tải.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_26_bai_33_mot_so_phuong_phap_ch.doc