1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu và biết được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
1.2/ Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được và thành thạo kĩ năng xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi .
1.3/ Thái độ:
Thói quen: vận dụng được vào thực tế và cũng từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn.
Tính cách:yêu thích bộ môn
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
3/ CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Ghi nội dung thảo luận
3.2 Học sinh: Tự nghiên cứu trước các nội dung từ SGK mà GV đã dặn ở tiết trước.
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3 Tiến trình bi học
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 30: Thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 tiết PPCT:30
Ngày dạy:
THỨC ĂN VẬT NUÔI
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu và biết được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
1.2/ Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được và thành thạo kĩ năng xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi .
1.3/ Thái độ:
Thói quen: vận dụng được vào thực tế và cũng từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn.
Tính cách:yêu thích bộ môn
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
3/ CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Ghi nội dung thảo luận
3.2 Học sinh: Tự nghiên cứu trước các nội dung từ SGK mà GV đã dặn ở tiết trước.
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Vật nuôi cần phải ăn mới sống và phát triễn được. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về thức ăn vật nuôi
Hoạt động 2:(15P)
Mục tiêu: hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 63 sgk trang 99
Sau đó gọi lần lượt một số hs trả lời câu hỏi sgk của phần I.1
? Hãy q/sát hình 63 và cho biết các vật nuôi ( trâu, lợn, gà..) đang ăn thức ăn gì?
GV gọi một số hs khác nhận xét và bổ sung , rồi chốt lại vấn đề chính
GV: Yêu cầu hs các nhóm nghiên cứu nội dung hình 64 trang 100
? Tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn?
? Cho biết thức ăn có nguồn gốc từ đâu?
-Đưa ra kết luận chung về nguồn gốc của thức ăn vật nuôi .
HS: Thảo luận theo nhóm thống nhất ý kiến chung
GV: Gọi đại diện một số nhóm phát biểu, gọi một số đại diện khác nhận xét .
Hoạt động 3:(15P)
Mục tiêu: hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi .
GV: Cho hs các nhóm nghiên cứu nội dung bảng 4 và hình 65 sgk trang 100.
? Em hãy nhận xét nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng trên ?
? Quan sát H65, cho biết tên của từng loại thức ăn ứng với lí hiệu của từng hình tròn?
? Vậy thức ăn gồm những thành phần nào?
HS: tự trả lời
-Yêu cầu hs đưa ra nhận xét kết luận về thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng
I/ Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
1/ Thức ăn vật nuôi.
Trâu, bò: cỏ
Heo: cám, rau
Gà : gạo, thóc, lúa
2/ Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khóang
II/ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
-Gồm nước và chất khô
+ Chất khô gồm : protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng.
- Tùy từng loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
4.4/ Tổng kết
Câu 4.1: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
Hs: Từ thực vật , động vật và chất khoáng
Câu 4.2: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
Hs: Gồm: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin.
Câu 4.3: Hãy kể một số thức ăn vật nuôi ở địa phương em thường gặp?
HS: Bắp, lúa, mì, rau xanh.
4.5/ Hướng dẫn học tập
Đối với bài học này:
Học sinh học theo bài ghi và sgk
Trả lời câu hỏi sgk tr 101
Đọc mục “ có thể em chưa biết”
Đối với bài học sau:
Đọc trước nội dung bài “ Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”
Chú ý: Rút ra kết luận về vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi, thông qua bảng tổng kết từ sgk trang 103 .
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_30_thuc_an_vat_nuoi.doc