Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 34, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

-Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi

2. Kỹ năng:

-Chỉ ra đươc các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn

3. Thái độ:

-Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản 1 số thức ăn vật nuôi trong gia đình, giúp đõ ông bà, cha, mẹ, biết chế biế thức ăn để nuôi trâu bò, lợn, gà như: thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà, phơi khô rơm, rạ cho trâu bò

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị nội dung:

-Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến thức ăn và các phương pháp dự trữ thức ăn (H66; 67 SGK) hoặc thu thập các ảnh chụp máy cắt thái thức ăn, máy nghiền đập, hệ thống kiềm hoá rơm rạ, nồi giữ nhiệt dùng trong đường hoá thức ăn

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 34, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34: Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn -Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi 2. Kỹ năng: -Chỉ ra đươc các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn 3. Thái độ: -Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản 1 số thức ăn vật nuôi trong gia đình, giúp đõ ông bà, cha, mẹ, biết chế biế thức ăn để nuôi trâu bò, lợn, gà như: thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà, phơi khô rơm, rạ cho trâu bò II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến thức ăn và các phương pháp dự trữ thức ăn (H66; 67 SGK) hoặc thu thập các ảnh chụp máy cắt thái thức ăn, máy nghiền đập, hệ thống kiềm hoá rơm rạ, nồi giữ nhiệt dùng trong đường hoá thức ăn III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: -Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? -Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quyết định. Một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Mục đích và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào, đó là trọng tâm bài học hôm nay. a. HĐ1: Tìm hiểu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi -Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừanhằm mục đích gì? (Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh) -Khi cho gà, vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? (phù hợp với mỏ gà, vịt) -Vào mùa gặt người nông dân đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì? (Dự trữ cho trâu, bò ăn dần) b. HĐ2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn BT1: +Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1; 2; 3 +Bằng phương pháp hoa học biểu thị trên các hình: 6; 7 +Bàng phương pháp vi sinh vật học biểu thị trên các hình: 4 +Tạo thức ăn hỗn hợp: hình 5 BT2: Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp (làm khô) với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ (ủ xanh) với các loại rau cỏ tươi xanh c. HĐ3: Vận dụng, củng cố, luyện tập -Quan sát hình 67 SGK: +Làm thế nào để dự trữ rơm ,rạ, cỏ, thân cây ngô, đậu? +Làm thế nào để cất giữ ngô, thóc? +Làm thế nào để cất giữ khoai lang, sắn? +Khi có nhiều lá su hào, bắp cải, củ khoai, các loại cỏ muốn giữ được lâu phải làm thế nào? -Yêu cầu: HS điền chữ a; b; c; d vào bảng cho đúng I. Mục đích của dự trữ và chế biến thức ăn 1. Chế biến thức ăn -Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được -Mục đích: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại 2. Dự trữ thức ăn -Mục đích: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn 1. Các phương pháp chế biến thức ăn -ứng dụng các kiến thức về vật lí học (cơ, nhiệt), hoá học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn -KL: +Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (như hạt dậu đỗ) +Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá hoặc ủ lên men (VD: ủ tinh bột với men rượu) +Kiềm hoá thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ +Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn -Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than -Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn III. Vận dụng -Điền bảng: Đáp án Phương pháp dự trữ thức ăn Hình ảnh thể hiện +Phương pháp làm khô +Phương pháp ủ xanh a; b; c d IV. HD học ở nhà: -Đọc “Ghi nhớ” -Làm BT sau mục 1); 2) của II (SGK-104; 105; 106) -Đọc trước bài 40

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_34_bai_39_che_bien_va_du_tru_th.doc