Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 39, Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi.

 - Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.

 - Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.

3. Thái độ:

 - Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Giáo dục THMT:

 - Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: Nâng cao năng suất chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được dịch bệnh, thu chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường.

 - Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi góp phần ngăn chặn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 39, Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A. Tiết TKB: .... Ngày giảng: ..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng: ....... Lớp 7B. Tiết TKB: .... Ngày giảng: ..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng: ....... Lớp 7C. Tiết TKB: .... Ngày giảng: ..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 16 vắng: ....... CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI TIẾT 39. BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi. - Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm. - Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. 4. Giáo dục THMT: - Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: Nâng cao năng suất chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được dịch bệnh, thu chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường. - Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi góp phần ngăn chặn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 69, 70,71 SGK phóng to. - Sơ đồ 10, 11 SGK phóng to. - Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Xem trước bài 44. - SGK, vở ghi III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: (1/) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1/) - Trong chăn nuôi muốn cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, không mắc các loại bệnh tật thì việc xây dựng chuồng nuôi và giữ vệ sinh chuồng đóng vai trò quan trọng. Để biết rõ vai trò của chuồng nuôi và các biện pháp vệ sinh chuồng nuôi như thế nào vào bài mới ta sẽ rõ. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (20/) Tìm hiểu về chuồng nuôi - Yêu cầu học sinh đọc mục 1 và hỏi: + Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ? + Cho ví dụ về chuồng nuôi. - Chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. - Giáo viên giải thích từng nội dung, yêu cầu học sinh ghi bài. - Giáo viên treo sơ đồ 10 và giới thiệu cho học sinh về tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Giáo viên hỏi: + Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào ? - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và hoàn thành bài tập. - Giáo viên giảng thêm về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và độ thông gió. - Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh ghi bài. - Giáo viên hỏi: + Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng ta phải làm như thế nào ? + Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta nên chọn hướng nào ? Vì sao ? + Người ta xây dựng chuồng 1 dãy, 2 dãy nhằm mục đích gì ? - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức. - Học sinh đọc và trả lời: - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - HS suy nghĩ cho ví dụ. - Cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh ghi bài. - Học sinh quan sát và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh phải nêu được: + Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm: 60 - 75%,độ thông thống tốt, độ chiếu sáng thích hợp - Học sinh lắng nghe. - Đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh quan sát và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh ghi. - Phải nêu được: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Học sinh trả lời: - Để có độ chiếu sáng thích hợp. - Học sinh ghi. I. Chuồng nuôi 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi - Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi. - Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi. 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh - Nhiệt độ thích hợp. - Độ ẩm: 60 - 75% - Độ thông thoáng tốt. - Độ chiếu sáng thích hợp. - Không khí ít khí độc. HOẠT ĐỘNG 2: (18/) Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 và cho biết: + Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì ? + Hãy cho biết trong chăn nuôi người ta có phương châm gì ? + Em hiểu như thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh ? - Giáo viên cho học sinh ví dụ minh họa - Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức, ghi bảng. - Giáo viên treo sơ đồ 11, giải thích, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: + Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt những yêu cầu nào ? - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức. - Giáo viên hỏi: + Muốn cho vật nuôi khỏe mạnh, năng suất cao phải chú ý điều gì ? - Giáo viên bổ sung, chỉnh. - Giáo viên hỏi: + Vệ sinh thân thể vật nuôi bằng cách nào ? + Cho các ví dụ minh họa - Giáo viên hoàn thành kiến thức và ghi bảng. * GD THMT: - Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi góp phần ngăn chặn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. - Học sinh đọc mục 1 và cho biết: - Nhằm mục đích phòng ngừa bệnh dịch xảy ra - Phương châm: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. - Học sinh suy nghĩ trả lời - Học sinh lấy VD - Học sinh ghi bài. - Học sinh quan sát và trả lời: - Những yêu cầu: Khí hậu, Cách xây dựng chuồng, thức ăn, nước. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời: - Yêu cầu phải nêu được: + Cho ăn uống đầy đủ. + Vệ sinh thân thể. - Học sinh lắng nghe. - Tuỳ loại vật nuôi, tuỳ mùa mà vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí. - Học sinh ghi bài. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ II. Vệ sinh phòng bệnh 1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi - Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi. - Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi * Đảm bảo các yếu tố: - Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp. - Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh. b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi - Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí. 3. Củng cố: (4/) - Học sinh đọc phần ghi nhớ. Tóm tắt lại nội dung chính của bài. Học sinh đọc phần ghi nhớ. 4. Nhận xét - dặn dò: (1/) - Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. - Dặn dò: về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_39_bai_44_chuong_nuoi_va_ve_sin.doc