I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu được KN về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi
-Chỉ ra những nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi
-Trình bày được 1 số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi để phòng và trị bệnh
-Nêu được KN vắcxin, tác dụng của vắcxin
-Nêu được cách dùng văcxin phòng bệnh cho vật nuôi trong gia đình
2. Kĩ năng:
-Phát hiện, phân biệt 1 số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương
-Chỉ ra được cách bảo quản và sử dụng 1 số loại văcxin thông thường, phòng bệnh cho vật nuôi
3. Thái độ:
-Có ý thức trách nhiệm trong việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi và trong việc sử dụng các loại văcxin, bảo vệ môi trường sống
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Mô hình hoá tranh ảnh có liên quan để minh hoạ bài học và các ảnh hoặc tranh thu thập thêm như: trâu trắng, vật nuôi bị chấn thương, ngộ độc, cảm nóng, cảm lạnh, bệnh kí sinh trùng, biện pháp tiêm phòng.
-Phóng to hình 73; 74 SGK
-Thu htập các mẫu văcxin ở các hiệu thuốc thú y hoặc các trang quảng cáo của các hãng, các xí nghiệp thuốc thú y sát với nội dung bài giảng
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 42, Bài 46+47: Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42:
Bài 46+47: Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi
Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu được KN về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi
-Chỉ ra những nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi
-Trình bày được 1 số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi để phòng và trị bệnh
-Nêu được KN vắcxin, tác dụng của vắcxin
-Nêu được cách dùng văcxin phòng bệnh cho vật nuôi trong gia đình
2. Kĩ năng:
-Phát hiện, phân biệt 1 số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương
-Chỉ ra được cách bảo quản và sử dụng 1 số loại văcxin thông thường, phòng bệnh cho vật nuôi
3. Thái độ:
-Có ý thức trách nhiệm trong việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi và trong việc sử dụng các loại văcxin, bảo vệ môi trường sống
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Mô hình hoá tranh ảnh có liên quan để minh hoạ bài học và các ảnh hoặc tranh thu thập thêm như: trâu trắng, vật nuôi bị chấn thương, ngộ độc, cảm nóng, cảm lạnh, bệnh kí sinh trùng, biện pháp tiêm phòng...
-Phóng to hình 73; 74 SGK
-Thu htập các mẫu văcxin ở các hiệu thuốc thú y hoặc các trang quảng cáo của các hãng, các xí nghiệp thuốc thú y sát với nội dung bài giảng
III. Tổ chức HĐ dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
-Trình bày nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản ở từng gia đình?
-Mục đích và yêu cầu đối với chăn nuôi vật nuôi đực giống?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài học: Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm sút khả năng ản xuất, giảm giá trị kinh tế, giảm giá trị hàng hoá của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi? Với thành tựu tiên tiến của khoa học, người ta đã chế được loại chế phẩm phòng bệnh đặc biệt hiệu quả gọi là văcxin. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu cách phòng, trị bệnh thông thường và văcxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
a. HĐ1: Tìm hiểu KN về bệnh và nguyên nhân sinh ra bệnh
Dùng biện pháp từ quy nạp đến diễn giải hoặc ngược lại để hình thành kiến thức về bệnh cho HS
-Nêu những VD về bệnh của vật nuôi ở địa phươg mà em biết?
-HS phân tích
-GV nhận xét, uốn nắn
b. HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra bệnh
-HS quan sát sơ đồ và thảo luận
+Có mấy nguyên nhân sinh ra bệnh?
+Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào?
+Lấy VD về những bệnh do nguyên nhân bên ngoài sinh ra ở vật nuôi mà em biết?
c. HĐ3: Tìm hiểu các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi
BT: Những biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng, trị bệnh cho vật nuôi
-Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi
-Tiêm phòng đầy đủ các laọi văcxin
-Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
-Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thức ăn, nước uống, chuồng trại...)
-Báo cáo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi
d. HĐ4: Tìm hiểu KN và tác dụng phòng bệnh của văcxin
BT1: +Văcxin chết là giết chết chính mầm bệnh rồi chế tạo thành văcxin tiêm cho vật nuôi
+Văcxin nhược độc là chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia rồi tiêm cho vật nuôi
BT2: Khi đưa (văcxin) vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra (kháng thể) chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng (tiêu diệt mầm bệnh), vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng (miễn dịch)
e. HĐ5: Một số điều cần tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng văcxin
-Nếu tiêm văcxin cho vật nuôi đang ủ bệnh thì hậu quả như thế nào?
(Vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn)
-Nếu tiêm văcxin cho vật nuôi không được khoẻ thì hiệu quả tiêm văcxin như thế nào?
(Hiệu quả tiêm văcxin giảm)
-Vật nuôi sẽ được miễn dịch sau khi tiêm được thời gian bao lâu?
(Sau khi tiêm 2-3 tuần)
f. HĐ6: Vận dụng, củng cố, luyện tập
Điền các nội dung (bằng chữ a; b; c;...) vào tiếp phần các loại bệnh 1; 2; 3; cho đúng
1. Bệnh truyền nhiễm:............................
2. Bệnh thông thường:............................
3. Bệnh di truyền gen:............................
a. Bệnh tụ huyết trùng
b. Bệnh sán lá gan bò
c. Bệnh mò gà
d. Bệnh rận ở chó
e. Bệnh đóng dấu ở lợn
g. Bệnh dịch tả lợn
h. Bệnh bạch tạng ở trâu
i. Bệnh thiếu 1 chân bẩm sinh ở gia súc
k. Bệnh ghẻ chân gà
l. Bệnh giun đũa gà
m. Bệnh ngã gãy chân
n. Niucátsơn gà
I. KN về bệnh
a. KN: Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh
b. Tác hại: Hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi
c. VD: Khi bị nhiễm lạnh 1 số lợn con đi ngoài ra phân trắng, đó là triệu chứng lợn đã bị bệnh
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh
1. Yếu tố bên trong: di truyền
2. Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống của vật nuôi
a. Cơ học: chấn thương
b. Lí học: nhiệt độ cao
c. Hoá học: ngộ độc
d. Sinh học:
+Kí sinh trùng: bệnh không truyền nhiễm
+Vi sinh vật, virút, vi khuẩn...: bệnh truyền nhiễm
III. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
-Muốn phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
-Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao phải hạn chế các nguyên nhân gây ra bệnh, phải nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi tốt
IV. Tác dụng của văcxin
1. Văcxin là gì?
Văcxin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra mà ta muốn phòng
VD: Văcxin dịch tả lợn được chế từ virút gây bệnh dịch tả lợn
Văcxin đóng dấu lợn được chế từ khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn
2. Tác dụng của văcxin
-Văcxin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể có được khả năng miễn dịch
V. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắcxin
1. Bảo quản:
-Điều kiện bảo quản quyết định chất lượng và hiệu lực của văcxin nên:
+Giữ văcxin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn
+Không để văcxin ở chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời
2. Sử dụng:
-Dùng phòng bệnh cho vật nuôi khoẻ, chưa nhiễm bệnh
-Hiệu lực của văcxin phụ thuộc sức khoẻ vật nuôi
-Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc
-Văcxin đã pha phải dùng ngay, lượng còn thừa phải xử lí theo qui định
-Thời gian tạo miễn dịch: sau tiêm từ 2-3 tuần
-Theo dõi sức khoẻ vật nuôi sau tiêm từ 2-3h. Nếu vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cáo cán bộ thú y để giải quyết kịp thời
VI. Luyện tập:
Đáp án:
1: a; e; g; n
2: b; c; d; k; m
3: h; i
IV. HD học ở nhà:
-Đọc “Ghi nhớ”
-Làm các BT:
+Sau mục II; III của bài 46 (SGK)
+Sau mục 1); 2) của I, bài 47 (SGK)
-Về nhà hỏi ông bà, cha mẹ để tìm hiểu về văcxin:
Tên vật nuôi
Tên văcxin
Cách sử dụng (tiêm, nhỏ, chủng)
Thời gian có miễn dịch
Lợn
Gia cầm
Trâu bò
-Đọc trước bài 48 SGK, chuẩn bị vật liệu cho thực hành
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_42_bai_4647_phong_tri_benh_thon.doc