I. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Thông qua bài kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức kiến thức của học sinh trong phần 3- chăn nuôi để có những phương pháp giảng dạy phù hợp hơn ở những nội dung kiến thức ở phần sau.
1. Kiến thức:
- Biết phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi.
- Biết được vai trò của ngành chăn nuôi trong đời sống và sản xuất.
- Biết được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Hiểu được mục đích, các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Hiểu được khái niệm vacxin; Biết cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
- Phân biệt được bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ở vật nuôi.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về chăn nuôi vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 42: Kiểm tra 1 tiết (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Kiểm tra 1 tiết
Môn: Công nghệ 7; Thời gian làm bài 45’.
I. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Thông qua bài kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức kiến thức của học sinh trong phần 3- chăn nuôi để có những phương pháp giảng dạy phù hợp hơn ở những nội dung kiến thức ở phần sau.
1. Kiến thức:
- Biết phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi.
- Biết được vai trò của ngành chăn nuôi trong đời sống và sản xuất.
- Biết được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Hiểu được mục đích, các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Hiểu được khái niệm vacxin; Biết cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
- Phân biệt được bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ở vật nuôi.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về chăn nuôi vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề, ma trận, đáp án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Ôn tập kiến thức phần chăn nuôi.
III. Hình thức kiểm tra:
- Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Nội Dung
Các Mức Độ Nhận Thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (Thấp)
TN
TN
TL
TL
Sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.
- Biết được sự sinh trưởng ở vật nuôi.
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0.5 đ
5%
1câu
0,5 đ
5%
Nhân giống vật nuôi
- Hiểu được phương pháp nhân giống thuần chủng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0.5 điểm
5%
1 câu
0.5 đ
5 %
Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
- Biết cách chọn gà mái qua đo kích thước, khoảng cách giữa xương háng và xương lưỡi hái.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0.5 điểm
5%
1 Câu
0.5 điểm
5%
Thức ăn vật nuôi
- Biết các loại thức ăn vật nuôi có nguồn gốc thực vật.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0.5 điểm
5%
1 Câu
0.5 đ
5%
Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Biết các phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Giải thích tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Trình bày các phương pháp chế biến.
- Vận dụng phương pháp chế biến và dự trữ vào thực tế.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 đ
5%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10%
2 Câu
3.5 đ
35%
Sản xuất thức ăn vật nuôi
- Biết được phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 đ
5%
1 Câu
0,5 đ
5%
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Hiểu được khái niệm bệnh.
- Trình bày được nguyên nhân sinh ra bệnh.
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường
- Vận dụng biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi vào thực tế.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2 Câu
2,5 đ
25%
1/2 câu
1,5 điểm
15%
1,5 Câu
4 đ
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5 Câu
2.5 đ
25%
2, 5 Câu
5 đ
50%
1,5 Câu
2.5 đ
25%
9 Câu
10 đ
100%
SỞ GD & ĐT LẠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG PTDTNT CHI LĂNG MÔN: CÔNG NGHỆ 7
Thời gian làm bài 45 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu dưới đây:
1. Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháo ghép đôi giao phối:
A. Cùng loài C. Khác loài
B. Khác giống D. Cùng giống
2. Khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng gà mái tốt, đẻ trứng to là:
A. Để lọt 1 ngón tay C. Để lọt 3,4 ngón
B. Để lọt 2 ngón tay D. Để lọt 3 ngón tay
3. Thức ăn không có nguồn gốc từ thực vật:
A. Giun, rau, bột sắn C. Cám, bột cá, ngô
B. Rau, giun, cám. D. Bột cá, giun, vỏ tôm
4. Các phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi là:
A. Dự trữ thức ăn bằng cách làm khô, ủ xanh
B. Dự trữ thức ăn bằng cách làm khô
C. Dự trữ thức ăn bằng cách ủ xanh
D. Dự trữ thức ăn bằng cách cắt ngắn
5. Đâu không phải là phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:
A. Nuôi giun đất B. Chế biến sản phẩm nghề cá
C. Luân canh tăng vụ D. Trồng xen tăng vụ cây họ đậu
6. Biến đổi nào sau đây thuộc về sự sinh trưởng:
A. Là sự thay đổi về chất C. Gà trống biết gáy
B. Xương ống chân dài thêm 5cm D. Gà mái bắt đầu đẻ trứng.
PHẦN II. TỰ LUẬN( 7 điểm)
Câu 7( 2 điểm). Nêu khái niệm bệnh? Cho ví dụ? Để phòng, trị bệnh cho vật nuôi ta phải làm gì?
Câu 8 ( 2 điểm). Nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm?
Câu 9 ( 3 điểm). Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? Có những phương pháp nào để chế biến thức ăn cho vật nuôi? Liên hệ cách chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình em?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần I Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
A
C
B
Phần II Tự luận( 7 điểm)
Câu 7: ( 2 điểm)
- Khái niệm bệnh: Là sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Ví dụ: bệnh long móng lở mồm, bệnh cúm gia cầm H5N1. ( 0,5 điểm)
- Để phòng trị bệnh cho vật nuôi ta phải: ( 1,5 điểm)
+ Chăm sóc chu đáo, cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.(0,5 điểm)
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.(0,5 điểm)
+ Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe, báo cho cán bộ thú y khi vật nuôi có triệu chứng bệnh.(0,5 điểm)
Câu 9: ( 2 điểm)
- Nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi:( 0,5 điểm)
+ Yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền)
+ Yếu tố bên ngoài: Cơ học, lí học, hóa học, sinh học.
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm:( 1,5 điểm)
Tiêu chí
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh không truyền nhiễm
Nguyên nhân
- Do vi sinh vật gây ra
- Không phải do vi sinh vật gây ra
Sự lây lan
- Lây lan nhanh thành dịch
- Không lây lan nhanh, không thành dịch
Hậu quả
- Gây tổn thất lớn làm chết nhiều vật nuôi, có thể lây sang người và các động vật khác
- Không làm chết nhiều vật nuôi
Câu 10: ( 3 điểm)
- Phải chế biến thức ăn vì: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa, giảm độ thô cứng, khử độc trong thức ăn.( 0,5 điểm)
- Phải dự trữ thức ăn vì: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng, luôn có đủ nguồn thức ăn cung cấp cho vật nuôi.( 0,5 điểm)
- Các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi:( 1 điểm)
+ Vật lí: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt.
+ Hóa học: Đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ
+ Vi sinh vật học: Ủ lên men.
+ Tạo thức ăn hỗn hợp.
- Liên hệ thực tế gia đình: ( 1 điểm)
+ Chế biến: Cắt ngắn các loại rau xanh, cây chuối sau đó đem nấu; Ủ lên men.
+ Dự trữ phơi khô các loại hạt, sắn, rơm, rạ....
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_42_kiem_tra_1_tiet_ban_hay.doc