I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:- Học sinh biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập, thói quen quan sát, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, phát hiện ra sâu bệnh hại cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. HSCB: - Chuẩn bị như GV dặn tiết trước.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, SGK.
- Hình 20/ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. ÔĐL:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trình bày cách sản xuất và phương pháp bảo quản giống cây trồng?
3. Phát triển bài:
* GTB: Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em một số khái niệm cơ bản về sâu, bệnh hại cây trồng. Sau khi học song bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh và hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây; biết được các triệu chứng thường gặp khi cây bị sâu, bệnh phá hoại.
70 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 7-51 - Lê Văn Chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kỳ i
Tuần VII: Ngày soạn: 12/ 10/ 2006
Tiết 7: Ngày giảng:..../ 10/ 2006
Bài 10: VAI TRò của giống và phương pháp chọn
tạo giống cây trồng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh biết được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống
cây trồng.
- Có ý thức quý trọng và bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất giống ở
địa phương.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập bộ môn, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, kĩ năng bảo quản giống.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Nghiên cứu SGK.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình giống cây trồng.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:(2P’)
2. Phát triển bài:
* GTB: (1P’) Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng chiếm vị trí hàng đầu. Phân bón, thuốc trừ sâu, ... là những yếu tố cần thiết nhưng không phải trước tiên của hoạt động trồng trọt. Không có giống cây trồng là không có hoạt động trồng trọt. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về vai trò của giống trong trồng trọt.
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng: (15P’)
* MT: HS biết được giống cây trồng có vị trí quan trọng hàng đầu trong trồng trọt.
HĐ Giáo viên
- YCHS quan sát hình 11/SGK, NC thông tin trả lời 3 câu hỏi SGK.
- YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện.
+ Từ các câu trả lời đó các em rút ra kết luận gì?
- GV nhận xét kết luận, hoàn thiện và cho HS ghi.
HĐ Học sinh
- QS hình 11/SGK, nghiên cứu thông tin, thảo luận trả lời 3 câu hỏi SGK.
- Đại diện trả lời câu hỏi theo dõi nxbs.
+ Đại diện nêu kết luận.
Theo dõi và hoàn thiện.
*TK: Giống cây trồng tốt có tác dụng tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và
thay đổi cơ cấu cây trồng.
HĐ2: Giới thiệu tiêu chí giống câu trồng tốt: (8P’)
*MT: Biết được một số tiêu chí để chọn giống tốt.
- YCHS nghiên cứu SGK.
- GVGT: Giống có năng suất cao có thể không tốt, chỉ những giống có năng suất ổn định mới là giống tốt.
- Đọc SGK, lựa chọn các tiêu chí phù hợp.
*TK: Giống cây trồng tốt là giống sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ
canh tác của địa phương: có chất lượng tốt, có năng suất cao và ổn định, chống chịu
được sâu bệnh.
HĐ3: Giới thiệu một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng: (13P’)
*MT: HS nắm được một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- YCHS đọc thông tin và quan sát các hình trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phương pháp chọn lọc?
+ Thế nào là phương pháp lai?
- YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nhận xbs.
- GV giới thiệu cho HS 2 phương pháp đột biến và nuôi cấy mô để tạo giống mới.
- Đọc thông tin SGK, quan sát hình vẽ Thảo luận luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Đại diện nêu câu trả lời Nhóm khác theo dõi nxbs.
- Nghe GV giới thiệu và ghi nhớ.
*TK: Có 04 phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
- Phương pháp chọn lọc.
- Phương pháp lai.
- Phương pháp gây đột biến.
- Phương phương pháp nuôi cấy mô.
3. Kiểm tra - đánh giá:(6P’)
- YCHS đọc ghi nhớ SGK.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
4. Kiểm tra - đánh giá:(1P’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài mới.
Tuần VIiI: Ngày soạn: 12/ 10/ 2006
Tiết 8: Ngày giảng:24/ 10/ 2006
Bài 11: sản xuất và bảo quản giống cây trồng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh nhận biết được quy trình sản xuất giống cây trồng cách bảo quản giống
cây trồng
- Có ý thức quý trọng và bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất giống ở
địa phương.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập bộ môn, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, kĩ năng bảo quản giống.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Nghiên cứu SGK.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình giống cây trồng.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trình bày vai trò của giống cây trồng và tiêu chí của giống cây trồng tốt?
3. Phát triển bài:
* GTB: Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ sản xuất đại trà, chúng ta phải biết quy trình sản xuất giống và làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng.
HĐ1: Giới thiệu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
* MT: HS biết được các quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
HĐ Giáo viên
- YCHS quan sát sơ đồ 3/SGK, NC thông tin.
- GV giảng giải để học sinh hiểu rõ phục tráng và quy trình phục tráng giống.
+ Qúa trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm, nội dung công việc năm thứ 1,2 là gì ?
- YCHS nghiên cứu SGK, sau đó đại diện lên bảng vẽ lại sơ đồ sản xuất giống bằng hạt và nói lại nội dung sx giống Gọi HS khác nxbs.
- GV giới thiệu hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng.
+ Quá trình sản xuất này thường áp dụng đối với loại cây trồng nào?
- YC đại diện HS trả lời GV nhận xét hoàn thiện.
HĐ Học sinh
- QS hình sơ đồ 3/ SGK, nghiên cứu thông tin.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
+ Đại diện trả lời theo dõi nxbs.
- Nghiên cứu SGK, vẽ lại sơ đồ sản xuất giống bằng hạt Theo dõi nxbs.
- Nghe GV giới thiệu ghi nhớ kiến thức.
+ áp dụng với cây ngũ cốc, cây họ đậu và một só cây lấy hạt.
*TK: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong 4 năm:
- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
- Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
- Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
- Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
HĐ2: Phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:
*MT: HS biết được cách sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.
- YCHS nghiên cứu thông tin trong SGK và quan sát hình vẽ và nhớ lại kiến thức sinh học ở lớp 6 để thực hiện theo yêu cầu SGK.
+ Giâm cành được tiến hành ntn? Tại sao khi giâm cành lại phải cắt bớt lá?
+ Ghép mắt được tiến hành ntn? Tại sao khi ghép mắt lại phải ghép những cây cùng họ?
+ Chiết cành được tiến hành ntn? Tại sao khi chiết cành lại phải bó kín bầu đất?
+ Nhân giống vô tính được áp dụng đối với những loại cây nào?
- YC đại diện HS trả lời Gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét câu trả lời và hoàn thiện kiến thức.
- Đọc SGK, quan sát hình vẽ Thảo luận làm bài tập trong SGK.
+ Để giảm sự thoát hơi nước qua lá.
+ Ghép cây cùng họ để mắt ghép phát triển thuận lợi trên gốc ghép, không bị chết.
+ Bó kín bầu đất để khi khi tưới nước bầu đất không bị vỡ ra.
+ Cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh...
- Đại diện trả lời câu hỏi Theo dõi nxbs.
*TK: - Nhân giống vô tính bằng cách giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
- Nhân giống vô tính được thực hiện đối với cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh...
HĐ3: Phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng:
*MT: HS nắm được một số phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng.
- YCHS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo quản hạt giống?
+ Để bảo quản hạt giống tại sao phải phơi khô?
+ Hạt giống để bảo quản tại sao phải làm sạch, không lẫn tạp chất?
+ Tại sao bảo quản hạt giống ở nơi khô ráo, kín đáo?
- YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nhận xbs.
- GV nhận xét câu trả lời và hoàn thiện đáp án.
- Đọc thông tin SGK, quan sát hình vẽ Thảo luận luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Để chất lượng hạt giống không bị giảm sút và đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt.
+ Phơi khô để giảm cường độ hô hấp của hạt, hạt không bị nảy mầm khi bảo quản...
- Đại diện nêu câu trả lời Nhóm khác theo dõi nxbs.
*TK: - Hạt giống tốt, phải bảo quản đúng cách để duy trì được chất lượng của hạt đến khi
gieo trồng.
- Hạt giống được bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong các kho lạnh.
4. Kiểm tra - đánh giá:
- YCHS đọc ghi nhớ SGK.
- Câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài.
5. Kiểm tra - đánh giá:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài mới.
Tuần ix: Ngày soạn: 12/ 10/ 2006
Tiết 9: Ngày giảng:31/ 10/ 2006
Bài 12: sâu bệnh hại cây trồng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập, thói quen quan sát, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, phát hiện ra sâu bệnh hại cây trồng.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Chuẩn bị như GV dặn tiết trước.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, SGK.
- Hình 20/ SGK.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trình bày cách sản xuất và phương pháp bảo quản giống cây trồng?
3. Phát triển bài:
* GTB: Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em một số khái niệm cơ bản về sâu, bệnh hại cây trồng. Sau khi học song bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh và hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây; biết được các triệu chứng thường gặp khi cây bị sâu, bệnh phá hoại.
HĐ1: Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh:
* MT: HS biết được sâu, bệnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây...
HĐ Giáo viên
- YCHS thông tin SGK Thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Sâu, bệnh có ảnh hưởng ntn đến đời sống cây trồng? Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản?
- YC đại diện HS trả lời Gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
HĐ Học sinh
- Đọc thông tin SGK Thảo luận câu hỏi:
+ Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, năng suất và chất lượng giảm hoặc không được thu hoạch.
+ VD: Sâu đục thân làm gẫy thân, cành ...
+ Đại diện trả lời theo dõi nxbs.
- Theo dõi và hoàn thiện kiến thức.
*TK: Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm
năng suất, chất lượng nông sản.
HĐ2: Khái niệm về côn trùng và bệnh cây:
*MT: HS biết được khái niệm về côn trùng, bệnh cây và một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu,
bệnh phá hại.
- YCHS nghiên cứu kĩ thông tin trong SGK Thảo luận câu hỏi:
+ Côn trùng có cấu tạo ntn?
+ Vòng đời của côn trùng là gì ?
+ Sự biến thái của côn trùng là gì?
+ Quan sát hình 18, 19 nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
- YC đại diện HS trả lời gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện.
- YCHS tiếp tục nghiên cứu thông tin mục 2, 3 SGK Thảo luận câu hỏi:
+ Bệnh cây là gì?
+ ở những cây bị sâu, bệnh phá hại thường gặp những dấu hiệu gì?
- YC đại diện HS trả lời Gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét câu trả lời và hoàn thiện kiến thức.
- Đọc SGK, quan sát hình vẽ Thảo luận làm bài tập trong SGK.
+ Côn trùng cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu.
+ Là thời gian từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành và lại đẻ trứng.
+ Là sự biến đổi cấu tạo, hình thái khác nhau của côn trùng trong vòng đời.
+ Nêu điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Đại diện HS trả lời Theo dõi nxbs.
- Theo dõi và hoàn thiện.
- Đọc mục 2, 3 Thảo luận câu hỏi:
+ Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây....
+ Thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo...
- Đại diện trả lời câu hỏi Theo dõi nxbs.
- Nghe và hoàn thiện kiến thức.
*TK: - Trong vòng đời côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển (biến thái)
khác nhau.
- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.
- Khi bị sâu bệnh phá hại, cây thường bị thay đổi về màu sắc, cấu tạo, hình thái của các bộ phận.
4. Kiểm tra - đánh giá:
- YCHS đọc ghi nhớ SGK.
- Câu hỏi 1, 2, 3, 4 cuối bài.
5. Kiểm tra - đánh giá:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài mới.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần x: Ngày soạn: 23/ 10/ 2006
Tiết 10: Ngày giảng:07/ 11/ 2006
Bài 13: phòng trừ sâu, bệnh hại
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh phải hiểu được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập, thói quen quan sát, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, kĩ năng làm việc khoa học.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh hại tại
vườn trường hay ở gia đình.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Chuẩn bị như GV dặn tiết trước.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Sâu, bệnh đã gây những tác hại gì đối với cây trồng? Dấu hiệu nào để nhận biết sâu, bệnh phá hoại cây trồng?
3. Phát triển bài:
* GTB: Hàng năm nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10 - 12% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản phẩm thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu, bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh phổ biến.
HĐ1: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh:
* MT: HS biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
HĐ Giáo viên
- YCHS thông tin về nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh sau đó phân tích rõ ý nghĩa của từng nguyên tắc. Mỗi nội dung nguyên tắc GV lấy môt ví dụ để cho học sinh dễ hiểu.
- Ví dụ: Trong nguyên tắc “phòng là chính” cần liên hệ xem địa phương, gia đình đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức sống, sức chống chịu của cây với sâu, bệnh như: bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới, chồng giống cây chống sâu, bệnh, luân canh.
- YCHS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?
- YC đại diện HS trả lời Gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
HĐ Học sinh
- Đọc thông tin SGK nghe GV phân tích ghi nhớ kiến thức.
+ Do ít tốn công; cây sinh trưởng tốt; sâu, bệnh ít, giá thành chi phí thấp.
+ Đại diện trả lời theo dõi nxbs.
- Theo dõi và hoàn thiện kiến thức.
*TK: Phòng trừ sâu bệnh thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
HĐ2: Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
*MT: HS biết được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh để phòng sâu, bệnh cho cây trồng.
- YCHS thảo luận tìm thông tin điền vào bảng trong mục: tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh.
- GV tiến hành kẻ “Bảng liệt kê” lên bảng.
- YC đại diện học sinh nêu đáp án.
Biện pháp phòng trừ
tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại
- Vệ sinh đồng ruộng.
Trừ mầm mống sâu, bệnh nơi ẩn náu
- Làm đất.
Trừ mầm mống sâu, bệnh nơi ẩn náu
- Gieo trồng, đúng thời vụ
Để tránh thời kì sâu bệnh phát sinh mạnh.
- Chăm sóc kịp thời, bón
phân hợp lí.
Để tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.
- Luân phiên các loại cây
trồng khác nhau trên một
đơn vị diện tích.
Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
- Sử dụng giống chống
sâu bệnh.
- GV nhận xét và hoàn thiện đáp án.
* Biện pháp thủ công:
- YCHS quan sát hình vẽ, dựa vào thực tế trả lời:
+ Nêu những ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh?
* Biện pháp hóa học:
- GV nhấn mạnh những ưu nhược điểm của biện pháp hóa học: gây độc cho người và gia súc, gây ô nhiễm môi trường...
* Biện pháp sinh học:
- GV giảng giải cho HS biết khái niệm và ưu nhược điểm của phương pháp này.
* Biện pháp kiểm dịch thực vật:
- GV giới thiệu khái niệm và tác dụng của phương pháp này.
+ Theo em, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đã nêu ở trên có cần phải sử dụng phối hợp với nhau hay không ? giải thích?
- Thảo luận thông tin điền bảng.
- Đại diện điền bảng Theo dõi bổ sung.
+ Ưu: Đơn giản dễ thực hiện.
Có hiệu quả khi mới phát sinh.
- Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- Đọc mục 2, 3 Thảo luận câu hỏi:
+ Cần phối hợp các loại biện pháp này trong phòng trừ sâu, bệnh để đạt được kết quả cáo.
- Đại diện trả lời câu hỏi Theo dõi nxbs.
*TK: Các biện pháp phòng trừ sây bệnh hại:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biên pháp sinh học.
- Biện pháp kiểm dịch thưc vật.
4. Kiểm tra - đánh giá:
- YCHS đọc ghi nhớ SGK.
- Câu hỏi 1, 2, 3, 4 cuối bài.
5. Kiểm tra - đánh giá:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài mới tiết sau thực hành.
- Chuẩn bị một số nhãn thuốc trừ sâu tiết sau mang đi thực hành.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần xi: Ngày soạn: 05/ 11/ 2006
Tiết 11: Ngày giảng:14/ 11/ 2006
Bài 14: thực hành
nhận biết một số loại thuốc và nhãn
hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại
I. Mục tiêu thực hành:
1. Kiến thức:- Học sinh phải biết được một số dạng thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
- Biết cách đọc nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc...).
2. Thái độ: - GD ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, kĩ năng làm việc khoa học.
- Biết vận dụng những hiểu biết vào thực tế.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Chuẩn bị như GV dặn tiết trước.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV.
- Các mẫu thuốc trừ sâu.
- Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:
2. Thực hành:
* GTB: - GV chia nhóm thực hành.
- Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: nhận biết được các dạng thuốc và đọc được nhãn hiệu của thuốc.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: tranh kí hiệu của thuốc...
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Phân biệt được các dạng thuốc và đọc được nhãn hiệu của thuốc.
HĐ1: Nhận biết các dạng thuốc:
* MT: HS biết cách nhận biết một số dạng thuốc trừ sâu, bệnh thường gặp.
HĐ Giáo viên
- Hướng dẫn học sinh quan sát: màu sắc, dạng thuốc (bột, tinh thể, lỏng...) của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập.
- YC đại diện một vài HS nêu tên các dạng thuốc đã quan sát được Gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
HĐ Học sinh
- Tiến hành quan sát về: màu sắc, dạng thuốc... ghi vào vở bài tập.
+ Đại diện nêu các dạng thuốc quan sát được học sinh khác theo dõi nxbs.
- Theo dõi và hoàn thiện kiến thức.
HĐ2: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu, bệnh:
*MT: HS biết đọc các nhãn hiệu và phân biệt được độ độc của thuốc trừ sâu, bệnh.
* Cách đọc tên thuốc:
- Hướng dẫn HS đọc tên các loại thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng.
- Gọi một vài HS nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc.
- GV nhận xét và hoàn thiện.
- Lưu ý HS chữ viết tắt của tên thuốc:
+ Thuốc bột: D, BR, B.
+ Thuốc bột thấm nước: WP, BTN, DF, WDG.
+ Thuốc bột hòa tan trong nước: SP, BHN.
+ Thuốc hạt: G, H, GR.
+ Thuốc sữa: EC, ND.
+ Thuốc nhũ dầu: SC.
* Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng:
- GV đưa ra một số nhãn hiệu của các loại thuốc cụ thể có bán ở ngoài thị trường. Giải thích các kí hiệu và biểu tượng về độ độc của các loại thuốc: Tên thuốc, quy định an toàn lao động, màu sắc chỉ độ độc (màu đỏ “rất độc”; màu vàng “độc cao”; màu xanh “cẩn thận”).
- YCHS quan sát nhãn thuốc đối chiếu với bảng ghi độ độc để xác định loai thuốc đó ở vào mức độ nào?
- YC đại diện 1 vài HS phát biểu GV nhận xét và hoàn thiện.
- Theo dõi cách đọc tên thuốc ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ để nhận biết.
- Đại diện nhắc lại cách đọc tên thuốc, giải thích các kí hiệu...
- Theo dõi và ghi nhớ kiến thức.
- Quan sát một số nhãn hiệu của thuốc, nghe GV giải thích các kí hiệu và biểu tượng về độ độc ghi nhớ.
- Quan sát, đối chiếu với bảng ghi độ độc để xác định độ độc của một số loại thuốc...
3. Đánh giá kết quả:
- YCHS thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng học.
- Hoàn thiện bảng đánh giá sau:
TT
Mẫu thuốc thuộc dạng nào?
Màu sắc của thuốc.
Nhãn hiệu của thuốc
Tên thuốc
Độ độc
Ghi chú
1
2
3
4
5
....
- Nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm, quá trình thực hành và kết quả thực hành của các nhóm, cho điểm một số nhóm làm tốt.
5. Kiểm tra - đánh giá:
- Đọc và xem trước bài mới (Bài 15 + 16).
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần xii: Ngày soạn: 12/ 11/ 2006
Tiết 12: Ngày giảng: ....../ 11/ 2006
Chương II
quy trình sản xuất và
bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Bài 15 + 16: làm đất và bón phân lót
gieo trồng cây nông nghiệp
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh phải hiểu được mục đích việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung
và các công việc làm đất cụ thể nói riêng.
- Biết được quy trình và yêu cầu của kĩ thuật làm đất.
- Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.
- Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các
vụ gieo trồng chính ở nước ta.
- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Các PP
xử lý hạt giống.
- Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt,
trồng cây con.
2. Thái độ: - GD ý thức học tập, thói quen quan sát, hướng nghiệp.
3. Kỹ năng: - RLKN nhận biết, kĩ năng làm việc khoa học.
- Biết vận dụng những hiểu biết và kiến thức trong bài học vào sản xuất.
II. chuẩn bị:
1. HSCB: - Chuẩn bị như GV dặn tiết trước.
2. GVCB: - Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV.
Iii. Hoạt động dạy học:
1. ôđl:
2. Phát triển bài:
* GTB: Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt gay từ khi mới gieo hạt. Đồng thời gieo trồng cây cũng là những vấn đề kĩ thuật rất phong phú, đa dạng nhưng phải thực hiện đúng các yêu cầu kĩ thuật để tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt...
HĐ1: Làm đất và bón phân lót:
* MT: - HS biết được mục đích của việc làm đất.
- Hiểu được nội dung các công việc làm đất.
- Biết được kỹ thuật bón phân lót.
HĐ Giáo viên
* Làm đất nhằm mục đích gì?
- GV lấy ví dụ: Có 2 thửa ruộng, 1 thửa ruộng đã được cày bừa kĩ và 1 thửa ruộng chưa cày bừa.
+ Trên 2 thửa ruộng đó thì tình trạng cỏ dại, tình trạng đất (cứng hay tơi xốp), mức độ sâu, bệnh tồn tại ntn?
- YC 1 vài HS trả lời, gọi HS khác nxbs.
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
+ Làm đất nhằm mục đích gì?
* Các công việc của làm đất:
+ Cày đất có tác dụng gì?
+ Các công cụ cày bừa phổ biến hiện nay là gì? Ưu điểm của các dụng cụ này?
- GVGT: (độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây: đất cát không cày sâu, đất bạc màu cày sâu dần do tầng canh tác mỏng, ...).
+ Bừa và đập đất có tác dụng gì? Em hãy cho biến tiến hành bừa đất bằng công cụ gì? Phải
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_7_51_le_van_chung.doc