Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 16 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức. Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 2. Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.

 3. Thái độ. Có ý thức trong việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên. Hình 54 SGK, sơ đồ 8 phóng to.

 2. Học sinh.Xem trước bài 32.

 III. PHƯƠNG PHÁP:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài mới:

 b. Vào bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 16 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết: 31 BÀI 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Ngày dạy: 05/12/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 2. Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ. Có ý thức trong việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên. Hình 54 SGK, sơ đồ 8 phóng to. 2. Học sinh.Xem trước bài 32. III. PHƯƠNG PHÁP:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau. àHS: Lắng nghe. - GV: Nhìn vào hình 3 con ngan, em có nhận xét gì về khối lượng,hình dạng, kích thước cơ thể? àHS: Thấy có sự tăng về khối lượng, kích thước và thay đổi hình dạng - GV: Người ta gọi sự tăng khối lượng (tăng cân) của ngan trong quá trình nuôi dưỡng là gì? àHS: Gọi là sự sinh trưởng. - GV: Sự sinh trưởng là như thế nào? àHS: Là sự tăng về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể - GV: Giải thích ví dụ trong SGK, chốt lại kiến thức. - GV: Thế nào là sự phát dục? àHS: Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể - GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK và giải thích cho HS về sự sinh trưởng và phát dục của buồng trứng. - GV: + Cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng con cái lớn dần àsinh trưởng của buồng trứng + Khi đã lớn, buồng trứng của con cái bắt đầu sản sinh ra trứngà sự phát dục của buồng trứng. àHS: Đọc và nghe GV giải thích. - GV: Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận và điền vào bảng trang 87- SGK để phân biệt sự sinh trưởng và phát dục. àHS: Thảo luận và đại diện nhóm trả lời - GV: Chỉnh sữa và bổ sung. I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi 1. Sự sinh trưởng: Là sự tăng về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể 2. Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể - GV: Nhìn vào hình 54 mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì? àHS: Mào rõ hơn con thứ hai và có màu đỏ, đó là đặc điểm con ngan đã thành thục sinh dục. - GV: Con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở đặc điểm nào? àHS: Mào đỏ, to, biết gáy. - GV: Vậy em có biết sự thay đổi về chất là gì không? àHS: Là sự thay đổi bản chất bên trong cơ thể vật nuôi. - GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng * Hoạt động 2: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - GV: Sự sinh trưởng và phát dục vật nuôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? àHS: Yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh - GV: Hiện nay người ta áp dụng biện pháp gì để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi? àHS: Áp dụng biện pháp chọn giống - GV: Hãy cho một số ví dụ về điều kiện ngoại cảnh tác động đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. àHS: Lấy vd:Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc,nuôi dưỡng, khí hậu - GV: Cho biết bò của ta khi chăm sóc tốt thì có cho sữa giống như bò sữa Hà Lan không? Vì sao? àHS: Không, do di truyền quyết định. Phải biết kết hợp giữa giống tốt + Kỹ thuật nuôi tốt. - GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. III.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: Các đặc điểm về di truyền vàcác điềuđkiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Nắm được các yếu tố này con người cóthể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn. 4. Củng cố: - Sinh trưởng phát dục lànhư thế nào? - Nêu đặc điểm của sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Có mấy yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? 5. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câunhỏi cuối bài và xem trước bài 33. Tuần 16 Tiết: 32 BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI Ngày dạy: 06/12/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. 2. Kỹ năng: Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sơ đồ 9 SGK phóng to. 2. Học sinh: Xem trước bài 33. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: b.Vào bài mới: * Hoạt động 1: Khái niệm về chọn giống vật nuôi Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Thế nào là chọn giống vật nuôi? àHS: Là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống. - GV: Giải thích ví dụ trong SGK và giải thích cho HS hiểu thêm về chọn giống vật nuôi àHS: Suy nghĩ và cho ví dụ. - GV: Chỉnh sửa, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi bảng. I.Khái niệm về chọn giống vật nuôi: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi * Hoạt động 2: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. - GV: Thế nào là chọn lọc hàng loạt? àHS: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. - GV: Em có thể cho một số ví dụ về chọn lọc hàng loạt? àHS: Suy nghĩ và cho ví dụ. - GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng -GV: Thế nào phương pháp kiểm tra năng suất? àHS: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem ra so sánh... - GV: Hiện nay người ta áp dụng phương pháp kiểm tra năng suất đối với những vật nuôi nào? II.Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: 1.Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. 2.Phương pháp kiểm tra năng suất : Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống . àHS: Đối với lợn ở giai đoạn 90 - 300 tuổi ngày. - GV: Trong phương pháp kiểm tra năng suất lợn giống dựa vào những tiêu chuẩn nào? àHS: Căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn. - GV: Nêu lên ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên àHS: nêu rõ ưu và nhược điểm của 2 phương pháp. - GV giảng thêm: Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau nhưng sử dụng phổ biến là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất. àHS: Lắng nghe. - GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. Sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. * Hoạt động 3: Quản lí giống vật nuôi. - GV: Yêu cầu HS đọc mục III- SGK trang 90. àHS: Đọc thông tin. - GV: Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? àHS: Nhằm mục đích giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. - GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi bảng. III. Quản lí giống vật nuôi: _ Mục đích: nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi. _ Có 4 biện pháp: + Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi + Phân vùng chăn nuôi + Chính sách chăn nuôi + Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. Học sinh đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố: Nêu câu hỏi tóm tắt nội dung chính của bài. 5. Nhận xét-dặn dò: - Nhận xét về thái độ học tập của HS. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 34. Traàn Phaùn, ngaøy..thaùng..naêm 2011 Kyù Duyeät

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_16_ban_dep.doc
Giáo án liên quan