Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20-22

1/ MỤC TIÊU:

1.1- Kiến thức:

- Biết được các loại thức ăn vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.

1.2- Kĩ năng:

 Sản xuất được thức ăn cho vật nuôi.

1.3- Thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu về sản xuất thức ăn cho vật nuôi.

2/ CHUẨN BỊ:

2.1- Chuẩn bị của GV:

 Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.68 SGK

 Tìm hiểu về sản xuất thức ăn vật nuôi.

 Phương án tổ chức lớp học, nhóm học:

2.2- Chuẩn bị của HS:

 Đọc bài học.

3/ 3. Tổ chức các hoạt

 3.1. Ổn định: Điểm danh học sinh trong lớp.

3.2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20-22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Tên bài soạn: Ngày soạn: Tiết theo phân phối chương trình:37 Tuần dạy:20 1/ MỤC TIÊU: 1.1- Kiến thức: - Biết được mục đích chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. 1.2- Kĩ năng: Chế biến được thức ăn cho vật nuôi. 1.3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về chế biến và dự trữ thức ăn. 2/ CHUẨN BỊ: 2.1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.66 SGK Tìm hiểu chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát 2.2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. 3. Tổ chức các hoạt động học tập : 3.1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 3.2- Kiểm tra bài cũ: (3’) 3.3Tiến hành bài học 3.4.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA THẦY VÀ TRÒ. Hoạt đông 1:Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn :13p a. Phương pháp giảng dạy: - Dạy học nhóm - Hỏi chuyên gia - Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 13’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn I/ Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn: 1- Chế biến thức ăn: Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn nhiều, tiêu hoá dễ dàng và khử bỏ chất độc hại. 2- Dự trữ thức ăn: Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. * Để biết chế biến và dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? * Ta xét phần 1. - Các em đọc phần 1. Cho biết chế biến thức ăn nhằm mục đích gì? - Làm chín hạt đậu tương vật nuôi tiêu hoá thức ăn được tốt hơn. Thức ăn tinh bột ủ với men rượu tạo mùi thơm vật nuôi ăn ngon miệng. * Ta xét phần 2. - Các em đọc phần 2. Cho biết dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? - Ví dụ vụ xuân hè có nhiều thức ăn xanh vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn. - Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn nhiều, tiêu hoá dễ dàng và khử bỏ chất đọc hại. - Chú ý nghe. - Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. - Chú ý nghe. Hoạt động 2:ìm hiểu về các phương pháp chế biến và dự trữ a. Phương pháp giảng dạy: - Dạy học nhóm - Hỏi chuyên gia - Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: thức ăn (18p) II/ Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn: 1- Các phương pháp chế biến thức ăn: - Phương pháp cắt ngắn dùng cho thô xanh, nghiền nhỏ với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu. - Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá, ủ lên men. - Kiềm hoá rơm với thức ăn nhiều xơ như rơm rạ. - Phối hợp nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp. 2- Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Dự trữ thức ăn dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại cỏ hạt. Dùng phương pháp ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh. * Để biết cách chế biến và dự trữ thức ăn như thế nào? * Ta xét phần 1. - Các em đọc phần 1 và xem hình 66 các phương pháp chế biến thức ăn. - Các em quan sát hình 66, điền vào chỗ trống các câu vào vở bài tập: Thức ăn chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình . . . Bằng phương pháp hoá học biểu thị trên các hình . . . Bằng phương pháp vi sinh vật học biểu thị trên các hình . . . - Gọi vài học sinh nêu kết quả làm. - Còn hình 5 là phương pháp chế biến gì? - Nêu kết luận về các phương pháp chế biến thức ăn? * Còn cách dự trữ thức ăn như thế nào? - Các em đọc phần 2 và xem hình 67 các phương pháp dự trữ thức ăn. - Các em xem hình 67 thảo luận nhóm điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu sau: Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi người ta thường dùng phương pháp . . . . với cỏ rơm và các loại cỏ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ . . . . . .với các loại rau cỏ tươi xanh. - Gọi vài nhóm trả lời. - Nhận xét kết quả các nhóm. - Đọc bài và xem hình. - Thức ăn chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình 1, 2, 3. Bằng phương pháp hoá học biểu thị trên các hình 6, 7. Bằng phương pháp vi sinh vật học biểu thị trên các hình 4. - Theo chuẩn bị. - Chế biến hỗn hợp. - Phương pháp cắt ngắn dùng cho thô xanh, nghiền nhỏ với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu. Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá, ủ lên men. Kiềm hoá rơm với thức ăn nhiều xơ như rơm rạ. Phối hợp nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp. - Đọc bài và xem hình. - Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ rơm và các loại cỏ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh. - Theo chuẩn bị. - Chú ý nghe. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (3phút) 4.1. Tổng kết: - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nêu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn? - Nêu các phương pháp chế biến thức ăn? - Nêu các phương pháp dự trữ thức ăn? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. 4.2 .Dặn dò: (2phút) - Về học thuộc bài. - Tìm hiểu cách chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình. - Đọc bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi. 4.3 Phụ luc: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI Tên bài soạn: Ngày soạn: Tiết theo phân phối chương trình: 38 Tuần dạy:21 1/ MỤC TIÊU: 1.1- Kiến thức: - Biết được các loại thức ăn vật nuôi. - Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi. 1.2- Kĩ năng: Sản xuất được thức ăn cho vật nuôi. 1.3- Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về sản xuất thức ăn cho vật nuôi. 2/ CHUẨN BỊ: 2.1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.68 SGK Tìm hiểu về sản xuất thức ăn vật nuôi. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: 2.2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. 3/ 3. Tổ chức các hoạt 3.1. Ổn định: Điểm danh học sinh trong lớp. 3.2. Kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra 15 phút: (15’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm 1- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) Chế biến thức ăn làm . . . . . . . b) Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn . . . . . . . . . . .và . . . . . . . .. 2- Nêu các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi? 3- Để chế biến hạt ngô thành bột ngô ta làm như thế nào? 1- Điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu: a) Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, tiêu hoá dễ dàng, khử bỏ chất độc hại. b) Lâu hỏng / có đủ thức ăn cho vật nuôi. 2- Phương pháp cắt ngắn. Phương pháp đường hoá. Phương pháp ủ lên men. 3- Lấy hạt ngô cho vào máy nghiền đập ta được bột ngô. 2 đ 2 đ 1 đ 1 đ 1 đ 3 đ 3.3. Tiến hành bài học: (1phút) 3.4.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1:Phân loại thức ăn(6p) a. Phương pháp giảng dạy: - Dạy học nhóm - Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 6' Hoạt động 1: Tìm hiểu về phân loại thức ăn vật nuôi I/ Phân loại thức ăn: - Thức ăn có hàm lượng protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu protein. - Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu glixit. - Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô. * Để biết các loại thức ăn được phân ra những loại nào? - Các em đọc phần I. Cho biết dựa vào đâu để phân loại thức ăn? - Thức ăn như thế nào gọi là thức ăn giàu protein, giàu gluxit, loại thức ăn thô? - Dựa vào thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đã cho trong bảng SGK, em cho biết các thức ăn đó thuộc loại thức ăn gì? - Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn để phân loại thức ăn. - Thức ăn có hàm lượng protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu protein. Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu glixit. Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô. - Bột cá, đậu tương, khô dầu lạc thuộc loại thức ăn giàu protein. Bột ngô vàng thuộc loại thức ăn giàu gluxit. Rơm lúa thuộc loại thức ăn thô. 8' Hoạt động 2: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.(8p) a. Phương pháp giảng dạy: - Dạy học nhóm - Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: * Để biết cách sản xuất thức ăn giàu protein như thế nào? - Các em quan sát hình 68. Thảo luận nhóm mô tả 3 phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein? - Gọi vài nhóm nêu kết quả làm. - GV: Nhận xét kết quả các nhóm. - Các em đánh dấu (x) vào những câu sau đây, câu nào thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein: Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm nước ngọt và nước mặn. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn. Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. Trồng xen, tăng vụ...để có nhiều cây và hạt họ đậu. - Qua kết quả làm, phương pháp nào là phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein? - Hình 68a: cá biển và các sản phẩm nghề cá sấy khô, nghiền nhỏ thành bột cá. Hình 68b: dùng đất trộn với phân các loại vật nuôi ăn cỏ cho giun giống vào nuôi để đủ ẩm, giun sinh sản ta được nhiều giun. Hình 68c: trồng xen ngô đậu, tăng vụ đậu tương. - Theo chuẩn bị. - Chú ý nghe. - Đánh chéo đúng vào phương pháp: Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm nước ngọt và nước mặn. Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. Trồng xen, tăng vụ...để có nhiều cây và hạt họ đậu. - Theo chuẩn bị. II/ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein: - Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm nước ngọt và nước mặn. - Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. - Trồng xen, tăng vụ...để có nhiều cây và hạt họ đậu. 7' Hoạt động 3: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh (7p) a. Phương pháp giảng dạy: - Dạy học nhóm - Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: * Còn cách sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh như thế nào? - Các em đọc phần III. - Trong 4 phương pháp sản xuất thức ăn phương pháp nào là phương pháp thức ăn giàu gluxit, phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh? - Đọc bài. - Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Trồng nhiều lúa, ngô, khoai, sắn... Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: Trồng nhiều loại cỏ, rau xanh Dùng sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc. III/ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh: - Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Trồng nhiều lúa, ngô, khoai, sắn... - Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: Trồng nhiều loại cỏ, rau xanh Dùng sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc. 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập 4.1. Tổng kết: (5 phút) - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Thức ăn vật nuôi được phân loại như thế nào? - Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein? - Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh? - Đọc ghi nhớ. 4.2. Hướng dẫn học tập: 2phút. - Đọc ghi nhớ. - Về học thuộc bài. - Đọc bài 41, 42 SGK. 4.3.Phụ lục THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXIT BẰNG MEN Tên bài soạn: Ngày soạn: Tiết theo phân phối chương trình: Tuần dạy: 22 1/ MỤC TIÊU: 1.1- Kiến thức: - Biết được phương pháp chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt. - Biết sử dụng bánh men rượu để chế biến các loại thức ăn giàu tinh bột. 1.2- Kĩ năng: Chế biến được thức ăn bằng nhiệt và thức ăn giàu gluxit bằng men đúng quy trình. 1.3- Thái độ: Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và đảm bảo an toàn. 2/ CHUẨN BỊ: 2.1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 chảo gang, 1 chậu nhựa, hạt đậu nành 50g, 1 rổ, 50g bột mì, 1 miếng men rượu, 1 bì ni lông, 1 dây buộc, 1 que khấy, 1 cối, 1 chày. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thực hành, theo nhóm 2.2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. 3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1. ổn định lớp : 1 phút 3.2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút 3.3. Tiến hành bài học: kiểm tra mãu vật của HS 3.4.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài thực hành(3p) a. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp -tìm tòi b. Các bước của hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 3’ Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài thực hành - Qua bài thực hành ở tiết hôm nay, các em chế biến được thức ăn bằng nhiệt cho các loại hạt và chế biến được thức ăn ủ lên men cho các loại bột. Khi thực hành làm phải cẩn thận để đảm bảo an toàn. - Chú ý nghe. 5’ Hoạt động 2: Tổ chức thực hành(5p) Trực quan Tìm tòi Vấn đáp Thảo luận nhóm - GV: Giới thiệu dụng cụ và vật liệu cho các nhóm thực hành. - Cho các nhóm nhận dụng cụ và vật liệu thực hành. - Chú ý nghe. - Nhận dụng cụ và vật liệu thực hành. 25’ Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành a.Phương pháp: Trực quan Tìm tòi Vấn đáp Thảo luận nhóm b. Các bước của hoạt động: 1- Quy trình rang hạt đậu tương: Bước 1: Làm sạch vỏ. Bước 2: Rang, khấy đảo liên tục trên bếp. Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ. 2- Quy trình dùng men rượu chế biến thức ăn giàu gluxit: Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu. Bước 2: Gĩa nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu. Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm. Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông sạch lên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24 giờ. * Ta xét quy trình thực hành rang hạt đậu tương. - Quy trình rang hạt đậu tương như thế nào? * Ta xét quy trình dùng men rượu chế biến thức ăn giàu gluxit. - Nêu các bước của quy trình dùng men rượu chế biến thức ăn giàu gluxit? - Nhóm các em thực hiện làm theo quy trình đã hướng dẫn. - Giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành. - Bước 1: Làm sạch vỏ. Bước 2: Rang, khấy đảo liên tục trên bếp. Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ. - Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu. Bước 2: Gĩa nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu. Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm. Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông sạch lên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24 giờ. - Nhóm thực hành làm theo quy trình. - Làm theo hướng dẫn. 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập 4.1. Tổng kết: (3 phút) - Các em tự đánh giá kết quả thực hành theo nội dung: Ý thức chấp hành nội quy. Sản phẩm thực hành. - Thu giấy đánh giá kết quả thực hành. - Giáo viên nhận xét các nhóm về chấp hành nội quy và sản phẩm thực hành. - Nêu kết quả thực hành của các nhóm. - Cho các nhóm dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học. - Tự đánh giá kết quả thực hành. 4.2. Hướng dẫn học tập: 1phút. - Về học thuộc bài. - Tìm hiểu cách chế biến thức ăn bằng nhiệt và ủ lên men ở địa phương. - Đọc trước bài 43 SGK. - Nhóm trưởng chuẩn bị 100g thức ăn ủ xanh đựng vào bì ni lông buộc chặt. 4.3.Phụ lục

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_20_22.doc