Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 23: Thực hành đo và vạch dấu - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước.

- Biết cách sử dụng mũi vạch, thước, chấm dấu để vạch trên mặt phẳng.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được các loại dụng cụ đo và vạch dấu đúng yêu cầu kĩ thuật

- Đọc được kích thước bằng thước cặp và thước lá

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.

- Thước, compa, mũi vạch, búa, thước cặp

2. Học sinh:

 Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 23: Thực hành đo và vạch dấu - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 23.thực hành đo và vạch dấu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước. - Biết cách sử dụng mũi vạch, thước, chấm dấu để vạch trên mặt phẳng. 2. Kĩ năng: - Sử dụng được các loại dụng cụ đo và vạch dấu đúng yêu cầu kĩ thuật - Đọc được kích thước bằng thước cặp và thước lá 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Thước, compa, mũi vạch, búa, thước cặp 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình dạy 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn ban đầu - GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành - GV: Phân công tiết thực hành - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn - GV: Nêu nội dung thực hành tìm hiểu cách đo bằng thước lá, thước cặp, vạch dấu. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ - GV: Cho học sinh qs thước cặp và nêu câu hỏi + Nêu cấu tạo của thước cặp, thước lá + Nêu công dụng của thước cặp thước lá - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Cho 1-2 hs đọc phần đo thước cặp và nêu cách đo cho học sinh quan sát - HS: QS và lắng nghe. - GV: Chú ý học sinh tránh làm rơi vít hãm và làm mẻ các mỏ cặp - GV: Cho học sinh đọc phẩn 2 và nêu câu hỏi + Vạch dấu là gì? + Dụng cụ dùng để vạch dấu là gì? - HS: Đọc và trả lời câu hỏi - GV: Cho hs qs hình 23.3 và 23.4 và hỏi: + Lấy dấu bao gồm những quy trình nào? + Tại sao phải bôi vôi hay màu lên phôi? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: NX và hướng dẫn cách vạch dấu - GV: Hướng dẫn học sinh báo cáo theo mẫu - HS: Làm mẫu báo cáo ra tờ giấy HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên - GV: Cho hs thực hành và quan sát nhắc nhở học sinh khi làm bài - GV: Uốn nắn học sinh làm bài - HS: Làm bài theo hướng dẫn, trật tự I. Chuẩn bị: SGK II. Nội dung và trình tự thực hành. 1.Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước kẹp. - SGK - Kết quả đo là: Số chỉ của thang đo độ chính + Số chỉ của du xích 2. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng. - Vạch dấu xác định danh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư. - Bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. - Quy trình: (SGK) - Bôi vôi là để nhìn rõ nét vạch trên bề mặt chi tiết hay phôi III. Báo cáo thực hành SGK IV. Thực hành - Làm theo trình tự các bước - Mỗi nhóm một bài 4. Củng cố: - GV: Thu bài và nhận xét một số bài tiêu biểu - GV: Gọi 1 số học sinh lên đo kích thước bằng thước cặp 5. Nhắc nhở: - Chuẩn bị trước: Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_23_thuc_hanh_do_va_vach_dau_vu_q.doc