Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 9-15 - Vũ Quang Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Biết được khái niệm thế nào là bản vẽ chi tiết

- Biết được nội dung của một bản vẽ chi tiết

2. Kĩ năng:

- Đọc được các thông tin có trong bản vẽ chi tiết

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa.

- Bản vẽ chi tiết của ống lót.

2. Học sinh:

 Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 9-15 - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 9. Bản vẽ chi tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được khái niệm thế nào là bản vẽ chi tiết - Biết được nội dung của một bản vẽ chi tiết 2. Kĩ năng: - Đọc được các thông tin có trong bản vẽ chi tiết 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ chi tiết của ống lót. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong quá trình sản xuất muốn tạo ra một cỗ máy thì đòi hỏi người kĩ sư phải thể hiện qua bản vẽ kĩ thuật. Tuy nhiên cỗ máy đó lại là tập hợp của nhiều chi tiết nhỏ ghép lại, do đó đòi hỏi người kĩ sư phải chia nhỏ ra tong chi tiết thông qua các bản vẽ chi tiết. Vậy bản vẽ chi tiết thể hiện được những gì? nội dung của nó ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: Bài 9. Bản vẽ chi tiết Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết. - GV: Cho học sinh đọc phần I - HS: Đọc bài - GV: Cho hs qs hình 9.1 và nêu câu hỏi + Trên bản hình 9.1 gồm những hình biểu diễn nào? + Trên bản vẽ hình9.1 thể hiện những kích thước nào? - HS: Trả lời - GV: Theo em nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm gì? - HS: Trả lời - GV: Hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện gì? - HS: Trả lời - GV: Có những kích thước nào ở bản vẽ ? - HS: Trả lời - GV: Nêu các yêu cầu về mặt kĩ thuật? - HS: Trả lời - GV: Khung tên của bản vẽ thể hiện những gì? - HS: Trả lời HĐ2.Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết. - GV: Cho học sinh quan sát bảng 9.1 và cùng đọc trình tự của bản vẽ chi tiết - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn I.Nội dung của bản vẽ chi tiết. - Gồm hình cắt (vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu cạnh - Biểu diễn chiều dài, đướng kính ngoài và đướng kính trong ống lót - Bao gồm: +Hình biểu diễn. +Kích thước +.Yêu cầu kỹ thuật. + Khung tên a.hình biểu diễn. - Hình cắt (hc đứng) và hình chiếu cạnh hai hình đó biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót. b.Kích thước: - Đường kính ngoài,đường kính trong, chiều dài c.Yêu cầu kỹ thuật. - Gia công sử lý bề mặt d. Khung tên - Tên chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu. II. Đọc bản vẽ chi tiết. 1.Khung tên. 2.Hình biểu diễn. 3.Kích thước. 4.Yêu cầu kỹ thuật 5.Tổng hợp. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - Nêu lại cách đọc bản vẽ chi tiết 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 11. Biểu diễn ren Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 11. Biểu diễn ren I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được một số chi tiết có ren - Biết được quy ước vẽ ren 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ về quy ước ren. - Vẽ được ren ngoài, ren trong, ren bị che khuất. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Một số chi tiết có ren. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Bài 11. Biểu diễn ren Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu các chi tiết có ren - GV: Cho hs qs hình 11 sgk và nêu câu hỏi? + Hãy kể tên các chi tiết có ren? + Nêu công dụng của ren trong chi tiết đó? - HS: QS và trả lời theo câu hỏi HĐ2. Tìm hiểu quy ước về ren - GV: Nêu lý do vì ren có kết cấu phức tạp nếu vẽ đúng quy trình thì mất thời gian do đó người ta sử dụng các quy ước để vẽ các loại ren - GV: Theo em ren ngoài được hình thành thế nào? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Cho học sinh qs hình 11.2 sgk và hoàn thành các ý trong sgk - HS: QS và làm bài tập - GV: NX và bổ sung - GV: Theo em ren trong được hình thành thế nào? - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Cho học sinh qs hình 11.3 sgk và hoàn thành các ý trong sgk - HS: QS và làm bài tập - GV: NX và bổ sung - GV: Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh bị che khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì? - HS: Trả lời - GV: Rút ra kết luận I. Chi tiết có ren - Trục ghế, lọ mực, bóng đèn, bu lông đai ốc, đinh vít. - Dùng truyền lực hoặc dùng lắp ghép II. Quy ước ren 1. Ren ngoài (ren trục) - Ren ngoài được hình thành trên mặt ngoài của chi tiết hình trụ. - Các từ cần điền: + Nét liền đậm. + Nét liền mảnh + Nét liền đậm. + Nét liền đậm. + Nét liền mảnh 2. Ren trong (ren lỗ) - Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ. - Các từ cần điền: + Nét liền đậm. + Nét liền mảnh + Nét liền đậm. + Nét liền mảnh 3.Ren bị che khuất. Vẽ ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren và đường giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - GV: Cho hs làm bài tập trong sgk nếu còn thời gian 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 10 +13: Thực hành Bài 10: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt Bài 13: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. thực hành Bài 10. đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt Bài 12. đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Nắm vững được cách đọc bản vẽ đơn giản có hình cắt - Nắm vững được cách đọc bản vẽ đơn giản có ren 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ chi tiết có ren - Đọc được bản vẽ chi tiết có hình cắt 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ chi tiết vòng đai. - Bản vẽ chi tiết côn có ren 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn ban đầu - GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành - GV: Phân công tiết thực hành - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên. - GV: Nêu nội dung thực hành tìm hiểu cách độc bản vẽ chi tiết vòng đai và chi tiết có ren - HS: Lắng nghe và ghi nhớ - GV: Đặt câu hỏi + Nêu tác dụng của vòng đai? + Giải thích kí hiệu: M, Tr, Sp trên chi tiết có ren + Nêu quy tắc đọc bản vẽ chi tiết? - HS: Trả lời câu hỏi HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên - GV: Cho hs thực hành và quan sát nhắc nhở học sinh khi làm bài - GV: Uốn nắn học sinh làm bài - HS: Làm bài theo hướng dẫn, trật tự Bài 10. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt Bài 13. đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren I. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Thước, compa, eke - Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy, nháp II. Nội dung thực hành - Đọc bản vẽ vòng đai - Đọc bản vẽ chi tiết có ren III. Các bước tiến hành - Tác dụng của vòng đai là nối chi tiết hình trụ với chi tiết khác - M: ren hệ met, Tr là rent hang, Sp là ren vuông - Quy trình đọc bản vẽ bài 9 III. Các bước tiến hành - Làm theo trình tự các bước - Mỗi học sinh một bài 4. Củng cố: - GV: Thu bài và nhận xét một số bài tiêu biểu 5. Nhắc nhở: - Chuẩn bị trước: Bài 13. Bản vẽ lắp Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 13. bản vẽ lắp I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp - Biết cách đọc bản vẽ lắp. 2. Kĩ năng: - Đọc được một số bản vẽ lắp đơn giản - Rèn luyện khả năng quan sát và tìm hiểu sự việc xung quang 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ lắp bộ vòng đai 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Muốn lắp rỏp nhanh chúng và chớnh xỏc một sản phẩm nào đú ta dựa vào đõu? Đó là bản vẽ chi tiết. Vậy bản vẽ đú cho chỳng ta biết những nội dung gỡ? cỏch đọc ra sao? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay: Bài 13. Bản vẽ lắp Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp. - GV: Gọi 1-2 hs đọc phần I và yêu cầu học sinh qs hình 13.1 sgk và nêu câu hỏi + Bản vẽ lắp là gi? + Bản vẽ lắp gồm những hình chiếu nào? mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào? vị trí tương đối giữa các chi tiết NTN? - HS: Trả lời - GV: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? - HS: Trả lời. - GV: Bảng kê chi tiết gồm những nội dung gì? - HS: Trả lời. - GV: Khung tên ghi những mục gì? ý nghĩa của từng mục? - HS: Trả lời. HĐ2. Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp. - GV: Cho học sinh xem bản vẽ lắp bộ vòng đai (hình 13.1 SGK ) và nêu trình tự đọc bản vẽ lắp cho học sinh biết. Yêu cầu học sinh đọc lại và ghi nhớ - HS: Tập đọc - GV: Yêu cầu học sinh vẽ lại hình chiếu vào vở - HS: Thực hiện. I. Nội dung của bản vẽ lắp. - Là tài liệu kỹ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. - Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai. - Kích thước chung của bộ vòng đai. - Kích thước lắp của chi tiết. - Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu - Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế II. Đọc bản vẽ lắp. - Bảng 13.1 SGK. 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - Nêu lại cách đọc bản vẽ lắp 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: Bài 14. Thực hành Đọc bản vẽ lắp đơn giản Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 14. thực hành đọc bản vẽ lắp đơn giản I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ lắp bộ ròng rọc. 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn ban đầu - GV: Giới thiệu về chuẩn bị cho bài thực hành - GV: Phân công tiết thực hành - HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên. - GV: Nêu nội dung thực hành tìm hiểu cách độc bản vẽ lắp bộ ròng rọc - HS: Lắng nghe và ghi nhớ - GV: Đặt câu hỏi + Nêu tác dụng của vòng đai? + Nêu quy tắc đọc bản vẽ chi tiết? - HS: Trả lời câu hỏi HĐ2. Hướng dẫn thường xuyên - GV: Cho hs thực hành và quan sát nhắc nhở học sinh khi làm bài - GV: Uốn nắn học sinh làm bài - HS: Làm bài theo hướng dẫn, trật tự I. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Thước, compa, eke - Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy, nháp II. Nội dung thực hành - Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc III. Các bước tiến hành - Tác dụng của ròng rọc giảm lực khi nâng chuyển các vật nặng - Quy trình đọc bản vẽ bài 13 IV. Các bước tiến hành - Làm theo trình tự các bước - Mỗi học sinh một bài 4. Củng cố: - GV: Thu bài và nhận xét một số bài tiêu biểu 5. Nhắc nhở: - Chuẩn bị trước: Bài 15. Bản vẽ nhà Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tiết: .. Bài 15. bản vẽ nhà I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà - Biết được các kí hiệu đơn giản của một số bộ phận trong nhà 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ nhà - Rèn luyện khả năng quan sát và tìm hiểu sự việc xung quanh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, sách giáo khoa. - Bản vẽ nhà 2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vở ghi. III. Nội dung: 1. ổn định lớp: 8A 8B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu trình tự đọc một bản vẽ lắp đơn giản. Trả lời: 1) Khung tên2) Bảng kê3) Hình biểu diễn 4) Kích thước5) Phân tích chi tiết6) Tổng hợp 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Để diễn tả được hình dạng và kết cấu của ngôi nhà, trong xây dựng người ta sửa dụng bản vẽ nhà. Trong đó, các bộ phận được biểu diễn thông qua các hình chiếu. Vậy hình chiếu nhà được biểu diễn thế nào? Các bộ phân ngôi nhà được kí hiệu ra sao? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay: Bài 15. Bản vẽ nhà Hoạt động của Thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà. - GV: Cho học sinh quan sát hình phối cảnh nhà một tầng sau đó xem bản vẽ nhà. - GV: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu từng nội dung qua việc đặt các câu hỏi? - GV: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà? - GV: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà ntn? - HS: Trả lời HĐ2: Tìm hiểu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. - GV: Treo tranh bảng 15.1 và giải thích từng mục ghi trong bảng, nói rõ ý nghĩa từng kí hiệu. - GV: Kí hiệu 1 cánh và 2 cánh mô tả cửa ở trên hình biểu diễn ntn? HĐ3.Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà. - GV: Cùng học sinh đọc bản vẽ nhà một tầng ( Nhà trệt ) ở hình 15.1 SGK theo trình tự bảng 15.2. - HS: QS và hoàn thành bàng 15.2 vào vở I. Nội dung bản vẽ nhà. - Tranh hình 15.1. - Bản vẽ nhà là bản vẽ XD thường dùng. - Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn ( Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ). Các số hiệu xác định hình dạng kích thước, cấu tạo ngôi nhà. KL: ( SGK ). II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà. - Bảng 15.1 ( SGK ). III. Đọc bản vẽ nhà. Bảng 15.2 SGK 4. Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ SGK - Nêu lại các kí hiệu bộ phận của ngôi nhà, nêu trình tự đọc bản vẽ nhà 5. Nhắc nhở: - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị trước: ÔN TậP

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_9_15_vu_quang_vinh.doc