Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 4+5

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.

- Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.

- Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ

 - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.

 - Vẽ được các hình chiếu của vật thể đơn giản từ mô hình hoặc từ hình không gian

II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY :

 - Tranh vẽ và mô hình vật thể hình 5.1 và 5.2

 - Dụng cụ vẽ

III. PHƯƠNG PHÁP: Kỷ năng vận dụng, kỷ năng vẽ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1/ On định lớp:

 2/ Kiểm tra : - Khối đa diện là gì ?

- Nêu các hình chiếu cơ bản của hình hộp chữ nhật ?

- Nêu các hình chiếu cơ bản của hình lăng trụ đều , chóp đều ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương 1: Bản vẽ các khối hình học - Bài 4+5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày dạy: Tiết: 03 BÀI 4 :BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY : Mô hình các khối hình học và các vật thể theo hình 4.1 và 4.9 Bản vẽ phóng to hình 4.2 ;4.5 ;4.7 III. PHƯƠNG PHÁP: Tư duy, đàm thoại, vận dụng thực tế rút ra nhận xét. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ ổn định lớp. 2/ Kiểm tra : -Hình chiếu là gì ? -Có các loại mặt phẳng và hình chiếu cơ bản nào ? 3/ . Giới thiệu bài : Trên thực tế các vật thể được kết cấu bởi ba chiều và có dạng hình khối. Như vậy để thể hiện hình chiếu của một vật thể trên bản vẽ chúng ta thể hiện hình chiếu của các hình khối tạo nên vật thể đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hướng dẫn họcsinh quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi : Khối đa diện được giới hạn bởi các hình gì ? Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi : 1.Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì? 2. Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước ? 3. HCĐ của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 4. HCB của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 5. HCC của HHCN là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 6. Vậy để thể hiện hình chiếu của HHCN ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? 1.Hình lăng trụ đều được giới hạn bởi các hình gì? Xét hình lăng trụ tam giác đều Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi : 2. Hình lăng trụ tam giác đều có mấy kích thước ? 3. HCĐ của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 4. HCB của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 5. HCC của lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 6. Vậy để thể hiện hình chiếu của lăng trụ tam giác đều ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? 1.Hình chóp đều được giới hạn bởi các hình gì? Dùng mô hình cho học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi : 2. Hình chóp đều có mấy kích thước ? 3. HCĐ của chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 4. HCB của chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 5. HCC của hình chóp đều là hình gì và thể hiện kích thước nào ? 6. Vậy để thể hiện hình chiếu của hình chóp đều ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu ? Khối đa diện được giới hạn bởi các đa giác phẳng. - Được giới hạn bởi sáu hình chữ nhật - Có 3 kích thước : Dài x rộng x cao - Là một hình chữ nhật với chiều dài và cao của HHCN (a x h) : B - Là một hình chữ nhật với chiều dài và rộng của HHCN (a x b) : A - Là một hình chữ nhật với chiều rộng và cao của HHCN (b x h) : C - Dùng 2 hình chiếu là HCĐ và HCB là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là các đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau - Có 3 kích thước : a x b x h - Là hình chữ nhật và thể hiện kích thước a x h : Hình B - Là một tam giác và thể hiện kích thước a x b : Hình C - Là hình chữ nhật và thể hiện kích thước b x h : Hình A - Dùng 2 hình chiếu là HCĐ và HCB - Là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh - Có 2 kích thước : a x h - Là tam giác cân và thể hiện kích thước a x h : Hình C - Là một hình vuông và thể hiện kích thước a : Hình A - Là tam giác cân và thể hiện kích thước a x h : Hình B - Dùng 2 hình chiếu là HCĐ và HCB I.KHỐI ĐA DIỆN Khối đa diện được giới hạn bởi các đa giác phẳng. II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT : 1. Khái niệm: HHCN là khối đa diện được giới hạn bởi sáu hình chữ nhật. 2. Hình chiếu của HHCN : là các hình chữ nhật III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU : 1. Khái niệm: - Là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là các đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều : Gồm 2 hình chiếu : Một hình chiếu thể hiện chiều cao và một hình chiếu thể hiện hình dạng đáy của lăng trụ IV. HÌNH CHÓP ĐỀU 1. Khái niệm: - Là hình được giới hạn bởimặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh 2. Hình chiếu của hìnhchóp đều Gồm 2 hình chiếu : Một hình chiếu thể hiện chiều cao và một hình chiếu thể hiện hình dạng đáy của hình chóp 4. Củng cố: 1. Khối đa diện là gì ? 2. Trên bản vẽ cạnh của đa diện được thể hiện bằng đường gì ? Mặt của đa diện được thể hiện bằng đường gì ? 3. Mỗi hình chiếu thể hiện mấy kích thước của khối đa diện ? Cho ví dụ. 5 . Dặn dò : Làm bài tập trang 19 và chuẩn bị bài thực hành trang 20 V. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 02 Ngày dạy: Tiết: 04 BÀI 5 : THỰC HÀNH HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu. - Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ. - Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện. - Vẽ được các hình chiếu của vật thể đơn giản từ mô hình hoặc từ hình không gian II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY : - Tranh vẽ và mô hình vật thể hình 5.1 và 5.2 - Dụng cụ vẽ III. PHƯƠNG PHÁP: Kỷ năng vận dụng, kỷ năng vẽ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Oån định lớp: 2/ Kiểm tra : - Khối đa diện là gì ? Nêu các hình chiếu cơ bản của hình hộp chữ nhật ? Nêu các hình chiếu cơ bản của hình lăng trụ đều , chóp đều ? 3/. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Ho ạt đ ộng 1: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Hướng dẫn học sinh cách bố trí bản vẽ 3. Cho học sinh quan sát mô hình cái nêm và làm bài tập vào ô tương ứng 1. Hướng dẫn học sinh cách dùng thước để xác định kích thước của hình vẽ gồm Dài : Rộng : Cao : Ho ạt đ ộng 2: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Hướng dẫn học sinh cách bố trí bản vẽ 3. Cho học sinh quan sát mô hình và làm bài tập vào ô tương ứng 1. Hướng dẫn học sinh cách dùng thước để xác định kích thước của hình vẽ gồm Dài : Rộng : Cao : Và chú ý cách xác định vị trí hình chiếu cạnh Trình bày bản vẽ theo mẫu sau : Vẽ theo tỉ lệ 2:1 vào phần trống trên bản vẽ Trình bày bản vẽ theo mẫu sau : Vẽ theo tỉ lệ 2:1 vào phần trống trên bản vẽ I. Trả lời câu hỏi A- 3 : HCĐứng B – 1 : HC Bằng C - 2 : HCCạnh II. Vẽ các hình chiếu : Chú ý : Các chiều tương ứng của các hình chiếu I. Trả lời câu hỏi H1 : B H2 : A H3 : D H4 : C II. Vẽ các hình chiếu : Chú ý : Các chiều tương ứng của các hình chiếu 4/. Củng cố: Thu bài và nhận xét kết quả thực hiện của học sinh 5. Dặn dò : Đọc trước bài 6 và làm các mô hình 6.1 V. RÚT KINH NHGIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_1_ban_ve_cac_khoi_hinh_hoc_ba.doc