Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 17-21 - Trường Vĩnh An

I.Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh:

- Biết được hình dạng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản dùng trong cơ khí

- Biết được công dụng cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.

- Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các dụng cụ một cách hợp lý.

II.Điều kiện dạy học;

- Giáo án, SGK,tranh

- mô hình mẫu các dụng cụ cơ khí.

- Vở, bút .

III.Hoạt động trên lớp:

 1.Tổ chức:

 Kiểm tra sỹ số: 8A1:

8A2:

8A3:

2.Kiểm tra:

 Lồng trong bài giảng

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 17-21 - Trường Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: GIA CÔNG CƠ KHÍ Tiết 17: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: biết cách phân loại vật liệu cp khí phổ biến Hiểu được các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Có lòng ham mê tìm hiểu và có ý thức học tập. Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các vật liệu một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK,tranh sơ đồ phân loại mô hình mẫu các vật liệu cơ khí. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: Lồng trong bài giảng 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV : Hướng dẫn HSđọc thông tin SGK HS:Đọc thông tin nêu cách phân loại vật liệu cơ khí GV: Đưa ra một số sản phẩm yêu cầu HS kể tên các bộ phận làm từ kim loại HS: quan sát chỉ các chi tiết làm bằng kim loại, dựa vào bảng phân loại trong DSGK nêu các phân loại vật liệu kim loại. GV: Liên hệ thực tế lấy ví dụ chitiết làm bằng các vật liêuk cụ thể HS: Liên hệ thực tế nêu đặc điểm của từng nhóm - Trả lời câu hỏi SGK HS :Nêu đặc điểm chung của vật liệu phi kim, các vật liêuk phi kim chính GV: Đưa ra mẫu vật của từng nhóm vật liêu cho HS quan sát HS: Quan sát nhận diện trong thực tế phân biệt từng nhóm GV: nêu các vật liệu trên có các đặc tình khác nhau, mỗi vật liệu đều có những ưu ,nhược điểm riêng cần biết để có phương pháp sử dụng và gia công phù hợp HS : đọc thông tin SGK nêu các tính chất của vật liệu cơ khí, lấy ví dụ minh hoạ cho từng tính chất GV:Phân tích các tính chất đi sâu vào cách xác định đúng để sử dụng đúng mục đích và đem lại kết quả cao 1.Các vật liệu cơ khí phổ biến 1.1.Vạt liệu kim loại Chiếm tỷ lệ cao trong các sản phẩm Gồm : * Kim loại đen Gang: có tỷ lệ C>=2,14%. có 3 loại gang chính là gang trắng, gang xám, gang dẻo Thép : có tỷ lệ C<=2,14% gồm: thép hợp kim, thép các bon * Kim loại màu - Đồng và hợp kim của đồng. - Nhôm và hợp kim của nhôm 1.2.Vật liệu phi kim loại Gồm chất dẻo và cao su Chất dẻo gồm: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiết rắn cao su gồm: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo 2. tính chất cơ bản của vật liậu cơ khí 2.1. Tính chất cơ học Là khả năng chịu tác dụng của lực như: tính dẻo, tính bền, tính cứng 2.2.Tính chất vật lý Thể hiện nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt của vật liệu 2.3.Tính chất hoá học Khả năng chịu tác dụng của a xít, tính chống chịu ăn mòn 2.4.Tính chất gia công Khả năng gia công của vật liệu như: tính rèn, tính đúc, tính gia công cắt gọt 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK GV: -Treo sơ đồ phân loại Vật liệu cơ khí Kim loại Phi kim loại Kim loại đen Kim loại màu Cao su Chất dẻo Gang C>=2,14% Thép C<=2,14% Đồng hợp kim đồng Nhôm hợp kim nhôm Cao su nhân tạo Cao su tự nhiên chất dẻo nhiết chất dẻo nhiết rắn HS: -Nêu cách phân loại. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Xem trớc bài 19 SGK mỗi nhóm chuẩn bị 2 đoạn dây đồng và 1 đoạn sắt,1 mẩu nhựa. Tiết 18: DỤNG CỤ CƠ KHÍ I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Biết được hình dạng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản dùng trong cơ khí Biết được công dụng cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các dụng cụ một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK,tranh mô hình mẫu các dụng cụ cơ khí. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: Lồng trong bài giảng 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV : Hướng dẫn HS quan sát thước lá HS: quan sát thước lá thảo luận nhóm về: vật liệu chế tạo, các kích thước, công dụng GV: Gọi HS phát biểu các nhóm khác bổ xung, tổng hợp nội dung chính HS: nêu dụng cụ đo chiều dài những chi tiết lớn. HS :Kể tên một số thước đo góc GV: Đưa ra mẫu vật của từng loại hướng dẫn cách sử dụng HS: Quan sát nhận diện trong thực tế phân GV :Yêu cầu HS quab sát H.20.4 nêu tên , công dụng, cách sử dụng từng dụng cụ HS : Thảo luận về các nội dung GV yêu cầu GV:Tương tự như dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt cho HS qua sát sau đó nêu tên , công dụng cách sử dụng HS: Thảo luận trả lời 1.Dụng cụ đo và kiểm tra 1.1.Thước đo chiều dài 1.1.1. Thước lá Vật liệu làm bằng thép không gỉ Rộng 10 – 25 mm,dày 0.9 – 1,5 mm dài 150 – 1000 mm trên có các vavhj chia cách nhau 0,1 cm - Công dụng để đo chiều dài chi tiết *Khi đo chiều dài chitiết lớn ta dùng thước cuộn, thước dây 1.2Thước đo góc Gồm : ê ke - ke vuông -thước đo góc vạn năng 2. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt - dụng cụ kẹp chặt gồm: ê to, kìm - Dụng cụ tháo lắp gồm : clê, mỏ lết, tô vít 3.Dụng cụ gia công Gồm : búa, cưa sắt, đục , dũa 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK HS: -Nêu tên các dụng cụ nhận dạng trên mô hình. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Xem trước bài 21 , 22 SGK ==============&============ Tiết 19: CƯA, ĐỤC VÀ DŨA KIM LOẠI I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được ứng dụng của một số phương pháp gia công cơ khí đơn giản. Biết được các thao tác cơ bản về cưa , dũa, đục kim loại. Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng các phương pháp an toàn II. Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, Cưa sắt, đục sắt, ê tô, dũa các loại. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: 1.Nêu cấu tạo công dụng của dụng cụ đo và kiểm tra? 2. kể tên các dụng cụ gia công cơ khí bằng tay đơn giản ? 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV : Hướng dẫn HS đọc thông tin SGK HS:Đọc thông tin nêu khái niệm cưa cắt kim loại GV: Liên hệ thực tế cưa gỗ cho HS liên tưởng - Cho HS quan sát cưa sắt HS: quan sát chỉ các chi tiết của cưa sắt - So sánh lưỡi cưa sắt và cưa gỗ GV: Nêu vấn đề làm sao để cưa được khi vật cần cưa thì nhỏ HS: Thảo luận nêu các công việc chuẩn bị trước khi cưa -cách chọn êtô, tư thế đứng, thao tác cưa GV: Phân tích lần lượt từng nội dung: cách lắp cưa cách chọn êtô cho phù hợp, ttư thế đứng cưa, thao tác cưa HS: đọc các quy tắc an toànkhi cưa GV: phân tích hậu quả nếu thực hiện không đúng GV: cho HS quan sát đục HS :Đọc thônh tin liên hệ thực tế nêu khái niệm GV: Nêu cấu tạo của đục, yêu cầu vật liệu làm đục HS: Đọc thông tin nêu kỹ thuật đục liên hệ đục gỗ GV: Tương tự như cưa phân tích từng động tác, tư thế chuẩn bị, thao tác thực hiện HS : đọc thông tin SGK nêu các nội dung an toàn khi đục GV:Phân tích các nội dung an toàn đi sâu vào cách chọ đục GV: cho HS quan sát các loại dũa HS : kể tên công dụng của từng loại dũa Tương tự như 2 nội dung trên SH thảo luận nêu các nội dung về kỹ thuật dũa, an toàn khi dũa.GV phân tích sâu về kỹ thuật dũa và an toàn khi dũa Làm mẫu vài thao tác dũa, lắp vật vào êttô 1.Cắt kim loại bằng cưa tay 1.1.Khái niệm Là phương pháp gia công thô bằng tay dùng lực TD để lươic cưa chuyển động qua lại cắt kim loại *Công dụng: Cắt kim loại thành từng phần hoặc cắt bỏ phần thừa, xẻ rãnh 1.2.Kỹ thuật cưa * Chuẩn bị - Lắp cưa đúng - Lấy dấu. - Chọn êtô và kẹp chặt * Tư thế đứng và thao tác cưa - đứng thoải mái, thẳng - Thao tác cưa nhịp nhàng đều đặn 1.3 An toàn khi cưa (SGK – 72) 2.Đục 2.1. Khái niệm Là bước gia công thô sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0.5mm 2.2.Kỹ thuật đục - Cách cầm đục và búa, thuận tay nào tay đó cầm búa tay kia cầm đục - Tư thế đục Giống như tư thế cưa Cách đục 2.3.An tòan khi đục (SGK -73) 3. Dũa 3.1 Công dụng - Tạo độ nhẵn phẳng trên bề mặt nhỏ, khó làm trên các máy công cụ 3.2.Kỷ thuật dũa - Chuẩn bị giống như cưa * Chú ý Mặt dũa cách mặt êtô từ 10 – 20 mm. Vật mềm cần lót tôn hoặc gỗ -Cách cầm dũa và thao tác dũa SGK – 75 3.3.An toàn khi dũa Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt. Không được dùng dũa không cán hoặc cán vỡ Không thổi phoi tránh phoi bay vào mắt 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK GV: -Gọi HS nêu cách chọ êtô HS: -Nêu cách chon êtô, lắp lưỡi cưa sắt vào khung. GV: - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Xem trớc bài 23 SGK, mỗi nhóm chuẩn bị 2 lọ nhựa cứng, 1hộp chữ nhật. ==============&============ Tiết 20: THỰC HÀNH ĐO KÍCH THƯỚC BẰNG THƯỚC LÁ, THƯỚC CẶP I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Biết sử dụng thước cặp để đo và kiểm tra kích thước của chi tiết. Đọc được thước cặp đúng số đo Có lòng ham mê tìm hiểu và có ý thức học tập. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, thước cặp, thước lá, mẫu vật hình trụ và hình hộp chữ nhật.. Vở bài tập, bút, III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: 1. Nêu cấu tạo của thước cặp? 2. Nêu cách chọn êtô để dũa và cưa? 3. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học. GV: nêu tình huống bằng cách đa ra mô hình 1 vậtthể hình trụ yêu cầu 2 HS dùng thước la đo. HS : đo đọc kết quả đo được GV: -Nêu rõ kết quả không chính xác, cần dung, cụ khác đo chính xác hơn,đó là thước cặp - Gọi 2 HS đọc số đo của thước cặp HS: không đọc được hoặc không chính xác GV: nêu sự cần thiết biết sử dụng thước cặp và đọc đúng trị số - thông báo tên bài học, mục tiêu của bài. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung của bài. Gv: hướng dẫn HS đọc kỹ nội dung của bài thực hành. Kẻ bảng theo mẫu bảng SGK vào vở bài tập. HS : đọc nội dung bài thực hành GV: nêu rõ cách wr dụng thước cặp và cách đọc trị số Làm mẫu thực hành về cách sử dụng thước cặp để đo, đọc trị số trên thước.. - Phổ biến an toàn khi thực hành - Phân chia dụng cụ, vật liệu, vị trí cho các nhóm - Kiểm trặ chuẩn bị của HS Hoạt động 3: Thực hành GV: giao công việc cho HS. HS: Làm việc theo nhóm theo nội dung do GV hướng dẫn - làm vào báo cáo, hoàn thành ngay tại lớp. GV: quan sát HS thực hành ,chú ý cách sử dụng các dụng cụ ,kịp thời phát hiện uốn nắn những HS sử dụng các dụng cụ chưa hợp lý. Hoạt động 4: Tổng kết - đãnh giá. GV: gọi 1 số nhóm HS báo cáo kết quả thực hành của mình. HS: báo cáo kết quả thực hành của mình ,các HS khác tự đánh giá kết quả vào báo cáo. HS: đánh giá chéo kết quả của nhau bằng cách đo kiểm tra. GV: nhận xét giờ học, nêu rõ cái được và cái chưa được. Đánh giá cho điểm 1 số HS. 4.Hướng dẫn – dặn dò. Về nhà tiếp tục hoàn thành những nội dung chưa chính xác. Xem trước bài 24 SGK. ===============&===============

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_17_21_truong_vinh_an.doc