Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 31, Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : - Biết vật liệu dẫn điện , vật liệu cách điện , vật liệu dẫn từ

 - Hiểu được đặc tính và công dụng của vật liệu kĩ thuật điện

2. Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận biết các loại vật liệu KTĐ

3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong việc xác định vật liệu KTĐ

II.CHUẨN BỊ :

1. GV: . Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Mẫu vật dây dẫn điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện.

2. HS : Nội dung bài, sưu tầm thong tin về vật liệu kĩ thuật điện

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .

2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài.

3. Đặt vấn đề : . Gv đưa các tranh vẽ đồ dùng điện giới thiệu. Trong đời sống hành ngày các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị điện, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện . . . đều làm bằng các vật liệu KTĐ. Vậy vật liệu KTĐ là gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài “Vật liệu kỹ thuật điện”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 31, Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 09/12/2012 Tiết: 31 Ngày dạy: 12/12/2012 Chương VII ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH Bài 36: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết vật liệu dẫn điện , vật liệu cách điện , vật liệu dẫn từ - Hiểu được đặc tính và công dụng của vật liệu kĩ thuật điện 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận biết các loại vật liệu KTĐ 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong việc xác định vật liệu KTĐ II.CHUẨN BỊ : 1. GV: . Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Mẫu vật dây dẫn điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện. 2. HS : Nội dung bài, sưu tầm thong tin về vật liệu kĩ thuật điện III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài. 3. Đặt vấn đề : . Gv đưa các tranh vẽ đồ dùng điện giới thiệu. Trong đời sống hành ngày các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị điện, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện . . . đều làm bằng các vật liệu KTĐ. Vậy vật liệu KTĐ là gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu bài “Vật liệu kỹ thuật điện”. 4. Tiến trình : HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về vật liệu KTĐ. Hs quan sát tranh và mẫu vật của vật liệu KTĐ tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi. - Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện (nhựa, sứ . . .) Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Gv để học sinh hiểu rõ thế nào là vật liệu KTĐ và phân loại của chúng giáo viên cho học sinh quan sát tranh và mẫu vật một số đồ dùng điện và đặt câu hỏi. -Để làm ra một đồ dùng điện, thiết bị điện cần những vật liệu nào? Gv nhấn mạnh tất cả những loại vật liệu dùng để chế tạo ra máy điện, thiết bị điện gọi là vật liệu KTĐ. -Cho học sinh quan sát hộp số quạt trần từ đó đưa ra phân loại vật liệu KTĐ. - Vật liệu dẫn điện. - Vật liệu cách điện. - Vật liệu dẫn từ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật liệu dẫn điện Hs tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi. - Vật liệu cho dòng điện chạy qua ở nhiệt độ bình thường ; đồng, nhôm, vàng, bạc, sắt . . . - Điện trở suất nhỏ khoảng 10-6 đến 10-8 m - Bạc có điện trở suất nhỏ 1,6. 10-8 m - Giá trị kinh tế. - Đồng, nhôm chịu được ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Theo các em hiểu thế nào gọi là vật liệu dẫn điện? - -Lấy một vài ví dụ về vật liệu dẫn điện. -Tại sao các vật liệu này lại dẫn điện tốt? -Vật liệu nào dẫn điện tốt nhất? -Gv từ những ví dụ trên giáo viên gợi ý để học sinh nêu ra ứng dụng của các loại vật liệu dẫn điện. -Tại sao Au, Ag lại không sử dụng làm dây dẫn điện mà chỉ sử dụng làm rơ le đòi hỏi độ chính xác cao ? - Tại sao Cu, Al được sử dụng rộng rãi làm lõi dây dẫn điện ? Hoạt động 3: Tìm hiểu về vật liệu cách điện. Hs tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi. - Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Vd: thể rắn như giấy cách điện, sứ, thuỷ tinh . . . thể lỏng như dầu cách điện . . . thể khí như không khí . . .- Điện trở suất lớn từ 108 đến 1013m. - Cách ly các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện - Theo các em hiểu thế nào gọi là vật liệu cách điện? -Lấy một vài ví dụ về vật liệu cách điện ? Dựa vào trạng thái, vật liệu cách điện có những loại nào? - Tại sao các loại vật liệu này lại cách điện tốt ? -Vật liệu cách điện chủ yếu dùng để làm gì? -Gv cho học sinh quan sát dây dẫn điện, phích điện và một số đồ dùng điện khác để học sinh thấy được công dụng của vật liệu cách điện. -Dựa vào mục đích sử dụng mà vật liệu cách điện có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (thiết bị đốt nóng, dây dẫn, phích điện, biến thế, quạt điện . . Hoạt động 4: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ. Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin. Hs quan sát sơ đồ và mô hình tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi. - Dẫn từ. - Thép KTĐ, anico, ferit, pecmaloi . . . Gv nêu tầm quan trọng của vật liệu dẫn từ trong sản xuất và đời sống. -Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ hình 36.2 và mô hình động cơ điện, máy biến áp. - Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây lõi thép còn có tác dụng gì? - Em hãy kể tên một số vật liệu dẫn từ thường dùng. -Hs trả lời giáo viên rút ra kết luận công dụng và đặc tính dẫn từ Hoạt động 3 : Củng cố , hướng dẫn về nhà - Làm theo hướng dẫn - Đọc phần ghi nhớ SGK -Đọc trước bài 38 SGK, tìm hiểu về đèn sợi đốt ở gia đình. - Hướng dẫn học sinh điền đặc tính, công dụng vào bảng 36.1 - Gọi một vài học sinh đọc phần ghi nhớ SGK nhấn mạnh về đặc tính, công dụng của mỗi loại. -Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài học -Đọc trước bài 38 SGK, tìm hiểu về đèn sợi đốt ở gia đình. 5.Nội dung ghi bảng I Vật liệu dẫn điện. - Vật liệu dẫn điện là vật liệu có thể cho dòng điện chạy qua dễ dàng ở nhiệt độ bình thường được gọi là vật. - Đồng, nhôm thường sử dụng làm dây dẫn điện - Pheroniken, Nicrom thường sử dụng làm dây đốt nóng trong các thiết bị đốt nóng. - Vàng, Bạc thường được sử dụng trong các rơ le đòi hỏi độ chính xác cao. II. Vật liệu cách điện. -Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua - Nhựa Ebonit thường sử dụng trong công tắc, đui đèn, vỏ máy . . . - Dầu biến thế, dầu cáp thường dùng trong máy biến thế, lõi tụ điện . . . - Mica thường sử dụng trong thiết bị đốt nóng . . . - Giấy cách điện thường sử dụng trong biến thế, động cơ điện . . . - Nhựa đường qua tinh chế thường sử dụng trong máy biến thế cao áp . III. Vật liệu dẫn từ - Vật liệu mà đường sức từ chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ - Lá thép kĩ thuật điện , anico, ferít, pécmalôi . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_31_bai_36_vat_lieu_ki_thuat_die.doc