Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 32-36 - Trường Vĩnh An

I.Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh:

- Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống

- Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng điện an toàn

 II.Điều kiện dạy học;

- Giáo án, SGK,

- Tranh an toàn điện.

- Vở, bút .

III.Hoạt động trên lớp:

 1.Tổ chức:

 Kiểm tra sỹ số: 8A1:

8A2:

8A3:

2.Kiểm tra:

 1.Nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?lấy ví dụ?

 2.Quá trình sản suất điện năng của nhà máy thuỷ điện? cách truyền tải điện năng

 3. Hoạt động dạy - học:

 GV: đặt vấn đề như phần đầu SGK

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 32-36 - Trường Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba : KỸ THUẬT ĐIỆN Tiết 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng điện năng một cách hợp lý. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: Lồng trong bài giảng 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy - học Nội dung GV:giới thiệu sơ qua về sửa đời củ các loại pin - Nêu rõ con người sử dụng điện năng như thế nào HS: nêukhái niệm của điện năng GV: Hướng dẫn HS quan sát mô hình các nhà máy điện trong SGK HS: quan sát các mô hình , đọc thông tin nêu quá trình sản xuất điện năng của các nhà máy điện Điền các thông tin để biết sự chuyển hoá các dạng năng lượng thành điện năng kể tên một số nhà máy điện ở nước ta GV: Tổng hợp nêu ưu nhược điểm của các nhà máy điện - Nêu một số nhà máy điện trên thế giới HS: nêu điện năng trong gia đình truyền như thế nào GV: Đưa ra sơ đồ truyền tải điện năng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ HS : Nêu các ứng dụng trong thực tế của điện năng So sánh khi có điện và khi không có điện từ đó nêu vai trò của điện năng Lấy ví dụ điện năng sử dụng trong từng lĩnh vực GV: Tổng hợp về vai trò của điện năng Lấy dẫn chứng phân rích rõ vai trò của điện năng 1.Điện năng 1.1.Điện năng là gì? Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) gọi là điện năng 1.2.Sản xuất điện năng - Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện. - Chức năng của nhà máy điện là biến đổi các dạng năng lượng thành điện năng - Các nhà máy điện gồm: Nhà máy thuỷ điện. Nhà máy nhiệt điện. Nhà máy điện nguyên tử. ............. 1.3.Truyền tải điện năng - Điện năng được sản xuất từ nhà máy điện được truyền tải đến nơi tiêu thụ nhờ hệ thống đường dây dẫn điện 2. Vai trò của điện năng - Điện năng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực. - Điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: + Là nguồn động lực cho các máy và thiết bị. + Làm cho quá trình sản xuất được tự động hoá. + Cuộc sống văn minh hơn, hiện đại hơn 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK – 115 Kể tên một số nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện ở nước ta GV: Tổng hợp nêu rõ chức năng của nhà máy điện - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài đọc phần có thể em chưa biết Xem trước bài 33 ==============&============ Chương VI AN TOÀN ĐIỆN Tiết 33: AN TOÀN ĐIỆN I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống Có ý thức tìm hiểu, liên hệ thực tế để sử dụng điện an toàn II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, Tranh an toàn điện. Vở, bút.. III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: 1.Nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?lấy ví dụ? 2.Quá trình sản suất điện năng của nhà máy thuỷ điện? cách truyền tải điện năng 3. Hoạt động dạy - học: GV: đặt vấn đề như phần đầu SGK Hoạt động dạy - học Nội dung GV: Yêu cầu HS quan sát H.33.1 nêu các tình huống của tranh HS: quan sát H. 33.1 đọc thông tin điền các hình tương ứng GV: Kết luận về các nguyên nhân, lấy các dẫn chứng trong thực tế các tình huống tai nạn điện nêu rõ tác hại của điện giật và sự nguy hiểm do điện giật GV: Phân tích tại sao phải có khoảng cách an toàn điện Những quy địng về khoảng cách an toàn với từng lưới điện - Lấy dẫn chứng thực tế về tác hại của việc không chấp hành đúng quy định GV Nêu nguyên lý của sự truyền điện từ đây dẫn gây nguy hiẩm cho người Từ đó hs thấy rõ cần tránh ra sao HS: Nêu dẫn chứng trong thực tế HS: đọc thông tin nêu các nguyên tắc an toàn khi sử dụng - Điền các hình tương ứng GV: Nêu cách thực hiện và phạm vi áp dụng cho từng nguyên tắc trong từng trường hợp cụ thể HS:Đọc thông tin SGK nêu các nguyên tắc GV: Phân tích từng nguyên tắc, cách thực hiện Cho HS quan sát một số dụng cụ an toàn điện HS: so sánh các dụng cụ an toàn điện với các dụng cụ thông thường 1.Nguyên nhân gây ra tai nạn điện 1.1.Do trạm trực tiếp vào vật mang điện - trạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hoặc dây dẫn hở cách điện - Do sử dụng các đồ dùng điện bị điện rò ra vỏ - Do sửa chữa điện không cắt nguồn điện hoặc không sử dụng cụ an toàn điện 1.2.Do vi phạm khoảng cách an toàn Khoảng cách an toàn điện bảng SGK – 117 1.3.Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất Thường gặp khi trời mưqa bão to 2. Một số biện pháp an toàn điện 2.1.Trong sử dụng cách điện dây dẫn. kiểm tra cách điện đồ dùng điện Nối đất thiết bị đồ dùng điện Không vi phạm hành lang an toàn điện 2.2 Trong sửa chữa Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện 4.Củng cố: HS - Đọc phần ghi nhớ SGK – 120 - Làm bài tập số 3 SGK - 120 GV: Khắc sâu tác hại của điện giật - Các nguyên nhân thường mắc phải bị điện giật - Các nguyên tắc an toàn điện - nhận xét giờ học 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung của bài Trả lời các câu hỏi cuối bài Tìm hiếu các nguyên tắc an toàn điện trong gia đình Xem trước bài 34;35 SGK ==============&======== Tiết 34: Thực hành DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ an toàn điện. Sử dung được các dụng cụ bảo vệ an toàn điện Biết cách tách nạn nhân và sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện Có lòng ham mê tìm hiểu và có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điên trong khi sử dụng và sửa chữa điện. II.Điều kiện dạy học; Giáo án, SGK, Các dụng cụ điện Gậy khô, ván gỗ Vở bài tập, mẫu báo cáo III.Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức: Kiểm tra sỹ số: 8A1: 8A2: 8A3: 2.Kiểm tra: 1. Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? 2. Các nguyên tắc an toàn điện ? 3. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học. GV: Từ nội dung kiểm tra bài cũ nêu rõ tác hại của tai nạn điện - Đưa ra một số số liệu về tai nạn điện ở nước ta - Để giảm bớt tác hại của tai nạn điện và giảm bớt thiệt hại ro tai nạn điện gây ra khi gặp các trường hợp bị điện giật - Thông báo tên bài học - thông báo mục tiêu của bài. Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung của bài. Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện Gv: hướng dẫn HS đọc kỹ nội dung của bài thực hành. HS : đọc nội dung bài thực hành , tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm của các dụng cụ an toàn điện GV: Giới thiệu cấu tạo của các dụng cụ đặc biết là bút thử điện nguyên lý hoạt động và cách sử dụng 2. Cứu người bị tai nạn điện GV:Nêu nguyên tắc sử lý khi gắp các trường hợp bị tai nạn điện - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Sơ cứu nạn nhân GV: đưa ra một số tjình huống và cách thực hiện - Làm mẫu cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Phổ biến an toàn khi thực hành - Phân chia dụng cụ, vật liệu, vị trí cho các nhóm - Kiểm tra chuẩn bị của HS Hoạt động 3: Thực hành GV: giao công việc cho HS. - Đưa ra một số tình huống cụ thể Các nhóm thực hiện theo bội dung HS: Làm việc theo nhóm theo nội dung do GV hướng dẫn GV: quan sát HS thực hành ,chú ý cách sử dụng các dụng cụ ,kịp thời phát hiện uốn nắn những HS sử dụng các dụng cụ chưa hợp lý. Chú ý an toàn điện cho HS Hoạt động 4: Tổng kết - đãnh giá. HS: thu dọn dụng cụ vệ sinh nơi thực hành HS: báo cáo kết quả thực hành của mình ,các HS khác tự đánh giá kết quả vào báo cáo. HS: đánh giá chéo kết quả của nhau GV: nhận xét giờ học, nêu rõ cái được và cái chưa được. Đánh giá cho điểm 1 số HS. 4.Hướng dẫn – dặn dò. Về nhà tiếp tục hoàn thành những nội dung chưa chính xác. Xem trước bài ôn tập ===============&=============== Tiêt 35 ÔN TẬP I.Mục tiêu. Học xong bài này học sinh : Hệ thống hoá được toàn bộ nội dung phần vẽ kỹ thuật và phần cơ khí. Hiểu và khắc sâu một số khái niệm cơ bản về vẽ kỹ thuật và cơ khí Có ý thức ôn luyện chuẩn bị kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao II. Điều kiện dạy học: Giáo án, SGK,. Vở bài tập, bút, III. Hoạt động trên lớp 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8A1 : 8A2 : 8A3 : 2.Kiểm tra bài cũ: Lông trong khi giảng bài 3.Hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy - học Nội dung Gv: Treo sơ đồ của từng phần HS: Dựa vào sơ đồ của phần nêu tóm tắt nội dung của phần GV: từ các nội dung cơ bản nêu các câu hỏi cho HS trả lời Các câu hỏi trong SGK HS: trả lời các câu hỏi của GV GV: Hứơng dẫn HS làm tuần tự từng bài tập trong SGK, mỗi bài tập gọi 1 HS lên bảng làm các HS khác ở dới làm vào vở bài tập HS:Hoạt động theo nhóm các nhóm thảo luận mỗi nhóm làm 1 bài - Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng làm bài GV: gọi các nhóm nhận xét bài làm của các bạn trên bảng HS: nhận xét bài của các bạn làm trên bảng, các nhóm còn lại bổ xung GV: cùng học sinh hoàn thiện từng bài tập 1.Tóm tắt nội dung * Vẽ kỹ thuật Hình chiếu Hình cắt Bản vẽ kỹ thuật Bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp bản vẽ nhà * Cơ khí +Vật liệu cơ khí- Kim loại - phi kim loại +Dụng cụ cơ khí : tháo lắp kẹp chặt Gia công + Chi tiết máy và lắp ghép Mối ghép không tháo đợc. Mối ghép tháo đợc Các khớp động +Truyền và biến đổi CĐ truyền chuyển động. biến đổi chuyển động 2.ứng dụng. Bài 1: Tính tý số truyền với n1=2000v/phút Z1=50 răng; Z2=100 răng. n2=? Bài 2: Tính tý số truyền với n2=200v/phút Z1=50 răng; Z2=100 răng. n1=? Bài 3: Tính tý số truyền với n1=600v/phút D1=50 cm; D2=10cm . n2=? Bài 4: Tính tý số truyền với n1=1500v/phút Z1=50 răng; n2=300v/phút . Z2=?. Bài 5: Vẽ hình chiếu của vật thể sau 4.Củng cố: GV: - Tổng ghợp nêu các nội dung trọng tâm của phần - Đọc một số câu hỏi ôn tập cho HS 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn toàn bộ nội dung của phần, hoàn thiện nốt các bài tập - chuẩn bị nội dung bút, thước, chì giờ sau kiêmt tra học kỳ Tiêt 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I I.Mục tiêu. Học xong bài này học sinh : Tự đánh giá được nhận thức của mình trong học kỳ I. Làm quen với thi và kiểm tra. Rèn tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong làm bài II. Điều kiện dạy học: Đề bài, đáp án. Bút chì, bút, thước kẻ, giấy kiểm tra. III. Hoạt động trên lớp 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 8A1 : 8A2 : 8A3 : 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Hoạt động dạy học: . MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thụng hiểu Vận dụng Tổng TNKH TL TNKH TL TNKH TL 1. Vẽ kĩ thuật 2 1,0 1 2,0 1 2,0 4 5,0 2.Vật liệu cơ khí,gia công cơ khí 3 2,0 3 2,0 3. Chi tiết máy và lắp ghép 1 3,0 1 3,0 Tổng 5 3,0 1 2,0 2 5,0 8 10 Tỉ lệ 30% 20% 50% 100% A.ĐỀ BÀI Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4: Câu 1 (0,5 điểm) Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu cạnh nằm ở vị trí: A. Bên trái hình chiếu đứng. B. Trên hình chiếu đứng. D. Dưới hình chiếu đứng. C. Bên phải hình chiếu đứng. Câu 2 (0,5 điểm) Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể A.Tiếp xúc với mặt phẳng cắt. B. Ở sau mặt phẳng cắt. Bị cắt làm đôi D. Ở trước mặt phẳng cắt Câu 3 (0,5 điểm). Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí gồm: A.Tính cứng, tính dẻo, tính bền. B.Tính dẻo, tính hàn, tính rèn. C.Tính cứng, tính dẻo, tính đúc. D. Tính axít, tính cứng, tính dẫn điện. Câu 4 (0,5 điểm) Các dụng cụ nào sau đây là dụng cụ gia công ? A. Ê tô , đục B. Thước lá ,cưa C. Cưa ,dũa ,búa Câu 5 ( 1 điểm) Hãy đánh dấu (x) vào ô trống ở bảng sau một cách hợp lý : Tên sản phẩm Kim loại đen Kim loại màu Chất dẻo Cao su Lưỡi cưa Áo đi mưa Lõi dây điện Xăm xe Phần II : Tự luận: (7 điểm) Câu 1:(2điểm): Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung nào? Nêu trính tự đọc bản vẽ chi tiết Câu 2: (3 điểm): Chi tiết máy là gì? Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy. Chi tiết máy gồm những loại nào? Cho ví dụ. Câu 3: (2điểm): Cho vật thể như hình vẽ. Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật theo kích thước tuỳ chọn? B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm) Từ câu 1 - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án D B A C Câu 5 ( 1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm : Ten sản phẩm Kim loại đen Kim loại màu Chất dẻo Cao su Lưỡi cưa X Áo đi mưa X Lõi dây điện X Xăm xe X Phần II. Tự luận. Câu1(2 điểm) * Bản vẽ chi tiết gồm 4 nội dung: Hình biểu diễn,kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên. * Trình tự đoc bản vẽ chi tiết. B1: Đọc khung tên B2: Đọc hình biểu diễn. B3: Đọc kích thước. B4: Đọc yêu cầu kĩ thuật. B5: Tổng hợp. Câu2:( 3 điểm) - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ nhất định trong máy. - Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời được hơn nữa. - Chi tiết máy chia làm hai nhóm: chi tiết có công dụng chung và chi tiết cú cụng dụng riêng. + Chi tiết có công dụng chung được dùng trong nhiều loại máy khác nhau.Ví dụ: bulông, đai ốc, bánh răng, lò xo...được dùng trong nhiều loại máy khác nhau. + Chi tiết có công dụng riêng chỉ dược dùng trong các máy nhất định.Ví dụ: trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp...chỉ dược dùng trong các máy nhất định. Câu3: (2 điểm) 0,5đ 1,5đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ - mỗi Hình chiếu đúng cho 0,5đ - Bố cục cân đối 0,5 điểm 4. Củng cố GV: nhận xét giờ kiểm tra củng cố một số nội dung HS còn nắm chưa kỹ 5. Hướng dẫn - dăn dò Về nhà ôn toàn bộ nội dung của 2 phần : vẽ kỹ thuật và cơ khí Xem trước bài 36 SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_32_36_truong_vinh_an.doc