Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 34-53 - Phạm Thế Ngọc

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.

 - Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn

 - Biết cách sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện

 - Có ý thức nghiêm túc trong học tập.

 II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - G chuẩn bị vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, dây dẫn điện

 - Dụng cụ: Chiếu

 - H: đọc và xem trước bài 35 chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.

 III. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định tổ chức 2/:

 

doc48 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 34-53 - Phạm Thế Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 34 Bài 34. TH dụng cụ bảo vệ an toàn điện I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Có ý thức thực hiện nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G chuẩn bị vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su - Dụng cụ: Bút thửi điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện. - H: đọc và xem trước bài 34 III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới. HĐ1.Giới thiệu bài thực hành. G: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. - Các nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thực hành của từng thành viên, mẫu báo cáo thực hành. H: Thảo luận nhóm về mục tiêu cần đạt được của bài thực hành. G: Chỉ định vài nhóm phát biểu và bổ xung HĐ2.Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện. G: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của dụng cụ đó. G: Phần cách điện được chế tạo bằng vật liệu gì? cách sử dụng? H: Trả lời ghi vào mục 1 báo cáo thực hành. HĐ3. Tìm hiểu và sử dụng bút thửi điện. G: Tại sao mỗi gia đình cần có một bút thửi điện? H: Trả lời. G: Cho học sinh quan sát bút thửi điện khi chưa tháo dời từng bộ phận. G: Hướng dẫn học sinh quy trình tháo bút thửi điện, cách để thứ tự từng bộ phận để khi lắp vào khỏi thiếu và nhanh chóng. + Quy trình lắp ngược với quy trình tháo. G: Nguyên lý làm việc của bút thửi điện như thế nào? H: Trả lời G: Tại sao dòng điện qua bút thửi điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng. H: Trả lời G: Sử dụng bút thửi điện người ta thường sử dụng như thế nào? H: Trả lời G: Hướng dẫn thử dò điện của một số đồ dùng điện 4 Củng cố: G: Yêu cầu học sinh dừng thực hành, thu dọn dụng cụ, thiết bị thực hành, làm vệ sinh nơi thực hành. G: Nhận xét về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động 3/ 5/ 10/ 20/ 2/ I. Nội dụng và trình tự thực hành. 1.Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện. a) Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện 2.Tìm hiểu bút thửi điện. a) Quan sát và mô tả cấu tạo, bút thửi điện. - Đầu bút thửi điện, Điện trở, đèn báo, thân bút, lò xo, nắp bút, kẹp kim loại. - Khi lắp yêu cầu: + Làm việc cẩn thận, chính xác để bút không hỏng. b) Nguyên lý làm việc. - ( SGK ). - Vì hai bộ phận quan trọng nhất của bút thửi điện là đèn báo và điện trở làm giảm dòng điện c) Sử dụng bút thử điện. - ( SGK ). 5. Hướng dẫn về nhà 3/: - Về nhà học bài và làm bài tập trong SGK. - Đọc và xem trước bài 35 SGK, chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho bài sau thực hành. chiếu, dây dẫn điện IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2007 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 18 Soạn ngày: 1/1/2008 Giảng ngày Tiết: 35 Bài 35. TH cứu người bị tai nạn điện I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn - Biết cách sơ cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện - Có ý thức nghiêm túc trong học tập. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G chuẩn bị vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, dây dẫn điện - Dụng cụ: Chiếu - H: đọc và xem trước bài 35 chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới. HĐ1.Giới thiệu bài thực hành. G: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. - Các nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thực hành của từng thành viên, mẫu báo cáo thực hành. H: Thảo luận nhóm về mục tiêu cần đạt được của bài thực hành. G: Chỉ định vài nhóm phát biểu và bổ xung HĐ2.TH tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện G: Cho học sinh quan sát tình huống 1 và trả lời câu hỏi SGK - Các nhóm thảo luận để sử lý đúng nhất G: Cho học sinh quan sát hình 35.2 tình huống 2. Em hãy chọn một trong những cách sử lý hay nhất H: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi G: Cho học sinh quan sát hình 35.3 phương pháp nằm sấp H: Quan sát làm theo. G: Cho học sinh quan sát hình 35.4 hà hơi thổi ngạt. G: Hướng dẫn làm mẫu học sinh quan sát và làm theo. G: Chọn phương pháp phù hợp với giới tính của học sinh để thực hành. 4.Củng cố. G: Yêu cầu học sinh thu dọn, làm vệ sinh nơi thực hành, nhận xét chung về tinh thần thái độ và kết quả thực hành của cả lớp và cá nhân. G: Thu báo cáo thực hành và phân tích một số báo cáo. 3/ 5/ 20/ 3/ I.Nội dung và trình tự thực hành. 1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Dùng tay kéo nạn nhận ra khỏi tủ lạnh - Rút phích cắm điện ( nắp cầu chì ) hoặc ngắt aptomat X - Gọi người khác đến cứu - Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân dời khỏi tủ lạnh TH2. - Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện. - Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre ( gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân X. - Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện - Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện 2. Sơ cứu nạn nhân. a) Phương pháp 1. Phương pháp nằm sấp. ( SGK) b) Phương pháp 2. Hà hơi thổi ngạt ( SGK). 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài đọc và xem trước bài 36 vật liệu cách điện IV.Rút kinh nghiệm Tiết: 36 Thi kiểm tra chất lượng học kỳ I ( Thời gian 45/ không kể chép đề ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản về phần vật liệu cơ khí - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên - Đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó giáo viên biết hướng điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G: Đề thi, đáp án, cách chấm điểm. - Trò: ôn tập những phần đã học, chuẩn bị giấy thi. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức:1/ 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: A. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 Cho các hình chiếu đứng 1; 2; 3; 4 hình chiếu bằng 5; 6; 7; 8 hình chiếu cạnh 9; 10; 11; 12 và các vật thể A; B; C hãy điền số thích hợp vào bảng sau để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể? A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vật thể Hình chiếu A B C Hình chiếu đứng Hình chiếu cạnh Hình chiếu bằng Câu 2 Hãy điền Đ hoặc S trước các câu sau: Hàn là mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể tháo rời ở dạng nguyên vẹn. ChơI đùa và trèo lên cột điện cao áp. Khung xe đạp không phảI là chi tiêt máy Vị trí hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Phần II. Tự luận Câu 1. Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? Câu 2. Hãy nêu một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện? GiảI thích tác dụng của việc nối đất cho các thiết bị điện? B. Đáp án và thang điểm. I. Trắc nghiệm ( 5.5 điểm ). Câu 1. (4.5 điểm) Vật thể Hình chiếu A B C Hình chiếu đứng 2 4 2 Hình chiếu cạnh 5 8 6 Hình chiếu bằng 9 11 9 Câu 2 (1 điểm) mỗi ý đúng 0.25 điểm Phần II. Tự luận ( 4.5 điểm ). Câu 1 (2.25 điểm) Câu 2 (2.25 điểm) IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2007 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 19 Soạn ngày: 8/1/2008 Giảng ngày Tiết: 37 Bài 36; 37. vật liệu kỹ thuật điện phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Biết được vật liệu nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. - Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện. - Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện. - Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng. - Có ý thức nghiêm túc trong học tập. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G chuẩn bị: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện, các mẫu vật về dây điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện gia đình. - H: đọc và xem trước bài 36 SGK III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra. 3. Bài mới. HĐ 1 Vật liệu kỹ thuật điện .Tìm hiểu vật liệu dẫn điện. G: Cho học sinh quan sát hình 36.1 dây dẫn điện có phích cắm và ổ lấy điện. G: Thế nào là vật liệu dẫn điện? H: Trả lời G: Đặc tính của vật liệu dẫn điện là gì? H: Trả lời .Tìm hiểu vật liệu cách điện. G: Thế nào là vật liệu cách điện? H: Trả lời G: Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì? H: Trả lời G: Rút ra kết luận .Tìm hiểu vật liệu dẫn từ. G: Cho học sinh quan sát hình 36.2 và đặt câu hỏi. G: Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây điện, lõi thép còn có tác dụng gì? H: Trả lời 10/ 12/ 15/ 3/ I. Vật liệu dẫn điện. - Những vật liệu mà có dòng điện chạy qua đều được gọi là vật liệu dẫn điện có điện trở xuất nhỏ ( 10-6 đến 10-8 Ώ m ). - Các phần tử dẫn điện: 2 lỗ lấy điện, 2 lõi dây điện, 2 chốt phích cắm điện. II. Vật liệu cách điện. - Tất cả những vật liệu không cho dòng điện chay qua đều gọi là vật liệu cách điện. Các vật liệu cách điện có điện trở xuất lớn ( Từ 108 đến 1013Ώm ). - Phần tử cách điện có chức năng cách ly các phần tử mang điện với nhau và cách ly giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. III. Vật liệu dẫn từ. - Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ, thường dùng lá thép kỹ thuật điện. - Thép kỹ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp. Bài tập: HĐ II Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện Tìm hiểu cách phân loại đồ dùng điện gia đình. G: Cho học sinh quan sát hình 37.1 đồ dùng điện gia đình. G: Em hãy nêu tên và công dụng của chúng G: Năng lượng đầu vào của các đồ dùng điện là gì? H: Trả lời G: Năng lượng đầu ra là gì? H: Trả lời Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện I .Phân loại đồ dùng điện gia đình. stt Tên đồ dùng điện Công dụng 1 2 3 4 5 6 7 8 Đèn sợi đốt Đèn huỳnh quang Phích đun nước Nồi cơm điện Bàn là điện Quạt điện Máy khuấy Máy xay sinh tố Chiếu sáng Chiếu sáng Đun nước Nấu cơm Là quần áo Quạt máy... Khuấy Xay trái cây a) đồ dùng điện loại - điện quang. b) Đồ dùng điện loại nhiệt - điện. c) Đồ dùng điện loại điện - cơ. Bài tập bảng 37.1 .Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện. G: Cho học sinh quan sát một số đồ dùng điện để học sinh tìm hiểu và đặt câu hỏi. G: Số liệu kỹ thuật gồm những đại lượng gì? số liệu do ai quy định? H: Trả lời. G: Giải thích các đại lượng định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện G: Trên bóng đèn có ghi 220V, 60W em hãy giải thích số hiệu đó. H: Trả lời G: Các số liệu có ý nghĩa như thế nào khi mua sắm và sử dụng đồ dùng điện? H: Trả lời 4.Củng cố: G: Hướng dẫn học sinh điền đặc tính và công dụng vào bảng. G: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK G nhấn mạnh đặc tính và công dụng của mỗi loại, gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. V. Các số liệu kỹ thuật. - Số liệu kỹ thuật là do nhà sản xuất quy định để sử dụng đồ dùng điện được tốt, bền lâu và an toàn. 1.Các đại lượng định mức: - Điện áp định mức U ( V ) - Dòng điện định mức I ( A) - Công xuất định mức P ( W ) VD: 220V là đ/a định mức của bóng đèn. 60W là công xuất định mức của bóng đèn. 2.ý nghĩa và số liệu kỹ thuật.. - Các số liệu kỹ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật. * Chú ý: Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện. - Không cho đồ dùng điện vượt quá công xuất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức. 5. Hướng dẫn về nhà 3/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Đọc và xem trước bài 39 SGK. IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2007 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 20 Soạn ngày: 15/01/08 Tiết: 38 Bài 38; 39 đồ dùng loại điện – quang đèn sợi đốt đèn huỳnh quang I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt - Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang - Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang. - Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà. - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G Tìm hiểu cấu tạo đèn sợi đốt, bóng thuỷ tinh, sợi đốt, đuôi đèn .Tìm hiểu cấu tạo đèn huỳnh quang, đèn compắc huỳnh quang - Tranh vẽ về đèn huỳnh quang và đèn compắc huỳnh quang - Tranh vẽ về đèn điện - Đèn sợi đốt đuôi xoáy, đuôi ngạch còn tốt, đã hỏng. - H: Đọc và xem trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 1/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2. Kiểm tra bài cũ: G: Em hãy nêu ý nghĩa và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện? 3.Bài mới. HĐ I. Đèn sợi đốt 1.Tìm hiểu cách phân loại đèn điện G: Cho học sinh quan sát hình 38.1 và đặt câu hỏi về phân loại và sử dụng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo. H: Trả lời 2.Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. G: Cho học sinh quan sát hình 38.2 và đặt câu hỏi. G: Các bộ phận chính của đèn sợi đốt là gì? H: Trả lời G: Tại sao sợi đốt làm bằng dây vonfram? H: Trả lời G: Vì sao phải hút hết không khí ( Tạo chân không ) và bơm khí trơ vào bóng? H: Trả lời G: Đuôi đèn được làm bằng gì? có cấu tạo như thế nào? H: Trả lời 3.Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kỹ thuật và sử dụng đèn sợi đốt. G: Giải thích đặc điểm của đèn sợi đốt yêu cầu học sinh rút ra ưu, nhược điểm, công dụng của đèn sợi đốt. G: Rút ra kết luận 5/ 5/ 10/ 5/ I. Phân loại đèn điện. - Đèn điện được phân làm 3 loại chính. - Đèn huỳnh quang. - Đèn phóng điện. II. Đèn sợi đốt. - Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc. 1. Cấu tạo. + Bóng thuỷ tinh + Sợi đốt + Đuôi đèn a) Sợi đốt. b) Bóng thuỷ tinh. - Bóng thuỷ tinh được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Người ta hút hết không khí và bơm khí trơ vào để tăng tuổi thọ của bóng. c) Đuôi đèn. - Đuôi đèn được làm bằng đồng, sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thuỷ tinh trên đuôi có hai cực tiếp xúc. - Có hai loại đuôi, đuôi xoáy và đuôi ngạch. 2.Nguyên lý làm việc. - ( SGK) 3.Đặc điểm của đèn sợi đốt. a) Đèn phát sáng ra liên tục. b) Hiệu suất phát quang thấp. c) Tuổi thọ thấp. 4. Số liệu kỹ thuật. - SGK 5. Sử dụng HĐ2.Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang. G: Đèn ống huỳnh quang có mấy bộ phận chính. H: Trả lời G: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? H: Trả lời. G: Điện cực của bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo như thế nào? H: Trả lời G: Bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo như thễ nào? H: Trả lời G: Kết luận G: Bóng đèn huỳnh quang có những đặc điểm gì? H: Trả lời 2.Tìm hiểu đèn compăc huỳnh quang G: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn compac huỳnh quang, nêu lên ưu điểm và công dụng. 3.So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. G: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 4. Củng cố. G: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết và gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. III. Đèn ống huỳnh quang. 1.Cấu tạo. - Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính. - ống thuỷ tinh và điện cực. a) ống thuỷ tinh. - Có các chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m 2,4m mặt trong có chứa lớp bột huỳnh quang. b) Điện cực. - Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bari – Oxít để phát ra điện tử. 2.Nguyên lý làm việc. - Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng lên lớp bột huỳnh quang làm phát sáng. 3.Đặc điểm đèn ống huỳnh quang. a) Hiện tượng nhấp nháy - SGK b) Hiệu suất phát quang. c) Tuổi thọ d) Mồi phóng điện. 4) Các số liệu kỹ thuật 5) Sử dụng IV. Đèn Compac huỳnh quang. - Cấu tạo, chấn lưu được đặt trong đuôi đèn, kích thước nhỏ, dễ sử dụng. - Có hiệu xuất phát quang gấp 4 lần đèn sợi đốt. V. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. - Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng 39.1 Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm Đèn sợi đốt 1, 2, 1, 2, Đèn huỳnh quang 1, 2, 1, 2, 5 Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 40 SGK Chuẩn bị đèn ống huỳnh quang để giờ sau TH. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 39 SGK chuẩn bị đèn ống huỳnh quang. IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2008 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 21 Soạn ngày: 22/01/08 Tiết: 39 Bài 40. th đèn ống huỳnh quang I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. - Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. - Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G: 1 Cuộn băng dính cách điện, 5 dây điện hai lõi, kìm cắt dây,tuốt dây. - 1 đèn ống huỳnh quang 220V loại 0,6m, 1 trấn lưu điện cảm phù hợp với công xuất của đèn. - H: Đọc và xem trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 1/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Bài mới. HĐ1.Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành. G: Chia lớp thành những nhóm nhỏ khoảng 4-5 học sinh. - Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của thành viên trong nhóm. G: Kiểm tra các nhóm nhắc lại nội dung an toàn, hướng dẫn nội dung và trình tự thực hành cho mỗi nhóm. HĐ2.Tìm hiểu đèn huỳnh quang. G: Yêu cầu học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật ghi trên ống huỳnh quang. G: Hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang, trấn lưu, tắc te ghi vào mục 2 báo cáo thực hành. G: Mắc sẵn một mạch điện yêu cầu học sinh tìm hiểu cách nối dây G: Cách nối dây của các phần tử trong mạch điện như thế nào? H: Quan sát nghiên cứu trả lời. G: Đóng điện vào mạch cho học sinh quan sát sự mồi phóng điện của đèn huỳnh quang diễn ra như thế nào? H: Ghi vào báo cáo thực hành. 4.Củng cố: G: Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động. G: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo mục tiêu của bài học. G: Thu báo cáo thực hành về nhà chấm 3/ 10/ 25/ 3/ I. Chuẩn bị. - ( SGK ) II. Nội dung và trình tự thực hành. G: Vẽ sơ đồ mạch điện - Mẫu vật - Số liệu ghi trên bóng, trấn lưu, tắc te. ~ - Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang, tắc te mắc // với đèn ống huỳnh quang. - Hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và tìm hiểu thêm thực tế bóng điện ở gia đình. - Đọc và xem trước bài 41 SGK Chuẩn bị tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt ( Bàn là điện). IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2008 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 22 Soạn ngày: 29/01/08 Tiết: 40 Bài 41; 42. đồ dùng loại điện – nhiệt bàn là điện bếp điện, nồi cơm điện I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện. - Hiểu được phương thức sử dụng bếp điện, nồi cơm điện sao cho an toàn. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện. - Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G: Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt ( Bàn là điện ) - Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện. - H: Đọc và xem trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3.Bài mới. HĐ1.Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng điện loại điện – nhiệt. G: Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện ( VL7). G: Rút ra kết luận G: Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở xuất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao? H: Trả lời HĐ2. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật, cấu tạo,nguyên lý làm việc của bàn là điện. G: Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì? H: Trả lời G: Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì? H: Trả lời G: Cần sử dụng bàn là như thế nào để đảm bảo an toàn. 20/ 18/ I.Đồ dùng loại điện – nhiệt. 1.Nguyên lý làm việc. - Do tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. 2.Dây đốt nóng. a) Điện trở của dây đốt nóng. - SGK b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng. - Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom f = 1,1.10-6Ώm - Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao dây niken – crom 1000oC đến 1100oC. II. Bàn là điện. 1. Cấu tạo. a) Dây đốt nóng. - Làm bằng hợp kim niken- Crom chịu được nhiệt độ cao 1000oC đến 1100oC. b) Vỏ bàn là: - Đế làm bằng gang hoặc đồng mạ crom. - Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt. - Đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh. 2.Nguyên lý làm việc. - Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên. 3. Số liệu kỹ thuật. - ( SGK) 4. Sử dụng - ( SGK ) HĐ3: Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kỹ thuật, công dụng của bếp điện. G: Cho học sinh quan sát hình 42.1 rồi đặt câu hỏi. G: Bếp điện gồm mấy bộ phận chính? H: Trả lời G: Dựa vào đâu để người ta phân biệt bếp điện kín và bếp điện hở H: Trả lời - Dựa vào dây đốt nóng, đế, vỏ G: Bếp điện nào an toàn hơn và được sử dụng rộng rãi. H: Trả lời - Bếp điện kiểu kín. G: Bếp điện có những yêu cầu kỹ thuật gì? H: Trả lời Uđm , Pđm III. Bếp điện. 1. Cấu Tạo. - Bếp điện gồm 2 bộ phận chính: + Dây đốt nóng. + Thân bếp a) Bếp điện kiểu hở - Dây đốt nóng được quấn thành lò xo đặt vào rãnh của thân bếp làm bằng đất chịu nhiệt. b) Bếp điện kiểu kín. - Dây đốt nóng được đúc kín trong ống ( Có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây đốt nóng ). - Ngoài thân bếp còn có đèn báo hiệu, nút điều chỉnh nhiệt độ. 2) Các số liệu kỹ thuật. - SGK 3. Sử dụng. - SGK HĐ4.Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kyc thuật, công dụng của nồi cơm điện. G: Cấu tạo của nồi cơm điện gồm mẫy bộ phận chính? G: Lớp bông thuỷ tinh ở giữa hai lớp của vỏ nồi có chức năng gì? H: Trả lời - Giữ nhiệt G: Vì sao nồi cơm điện lại có hai dây đốt nóng. H: Trả lời - ( Dùng ở chế độ nấu cơm ) - ( Dùng ở chế độ ủ cơm ) G: Nồi cơm điện có các số liệu kỹ thuật gì? H: Trả lời Uđm , Pđm , Lđm G: Nồi cơm điện được sử dụng để làm gì? H: Trả lời. IV. Nồi cơm điện. 1. Cấu tạo. - Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính. - Vỏ nồi, soong và dây đốt nóng. a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt. b) Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính. c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken- Crom. - Dây đốt nóng chính công xuất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm ( Dùng ở chế độ nấu cơm). - Dây đốt nóng phụ công xuất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm. 2. Các số liệu kỹ thuật. - SGK 3. Sử dụng. - SGK 4.Củng cố: G: Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ bài 42 và kết hợp với bài 41 SGK để hệ thống lại kiến thức về đồ dùng loại điện nhiệt. G: Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc và xem trước bài 41 SGK, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu IV Rút kinh nghiệm Ban giám hiệu kí duyệt: Ngày..tháng. .năm 2008 Hoàng Thị Tuyết Tuần: 23 Soạn ngày: 12/ 2/2008 Tiết: 41 Bài 43. th bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. - Biết được cấu tạo, chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. - Hiểu được số liệu kỹ thuật cảu bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. - Biết cách sử dụng các đồ dùng điện- nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn. - Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - G: Tranh vẽ, mô hình, bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. - Chuẩn bị các thiết bị bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện - H: Đọc và xem trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 2/: Hoạt động của G và H T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới. HĐ1.Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành. G: Chia lớp thành những nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh. - Các nhóm kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của mỗi thành viên như mẫu báo cáo thực hành. G: Kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm. HĐ2.Tìm hiểu bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện. G: Hướng dẫn thực hành bằng cách đặt các câu hỏi để học sinh: - Đọc,giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật để ghi vào mục I báo cáo thực hành. - Quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_34_53_pham_the_ngoc.doc