Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 40-52

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng của động cơ điện 1 pha.

- Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước.

- Hiểu được các số liệu kĩ thuật.

- Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ, mô hình động cơ điện, quạt điện, máy bơm nước.

- Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn.

III/ Các bước tiến hành:

 1. Ổn định:

 2. KTBC:

 Vì sao người ta xếp quạt điện, máy bơm nước,.vào loại đồ dùng loại điện – cơ?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

GV giới thiệu tổng quát về đồ dùng loại điện – cơ. HS nghe GV giới thiệu bài.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 40-52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 40: THỰC HÀNH: BÀN LÀ ĐIỆN, BẾP ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. - Hiểu được các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm diện. - Biết cách sử dụng các đồ dùng điện - nhiệt đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ, mô hình bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. - Các thiết bị, dụng cụ: Kìm, tuavít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt, nêu nguyên lí làm việc của bàn là điện, nồi cơm điện. - Khi sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện cần chú ý những gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị TH của mỗi thành viên. - GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm HS. - Nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị của các thành viên trong nhóm. - HS nghe GV hướng dẫn trình tự làm. I. Chuẩn bị: SGK II. Nội dung và trình tự thực hành: Hoạt động 2: Tìm hiểu bàn là điện - GV yêu cầu HS đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của bàn là điện và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành. - Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của bàn là điện. - HS giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật có trong bàn là điện ghi vào báo cáo. - HS làm và ghi vào nục 2 báo cáo thực hành. 1. Tìm hiểu bàn là điện. Hoạt động 3: Tìm hiểu bếp điện (Đọc thêm) Hoạt động 4: Tìm hiểu nồi cơm điện - Yêu cầu HS đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện. - Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của nồi cơm điện. - HS giải thích và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành. - HS quan sát và nêu cấu tạo, chức năng của nồi cơm điện vào mục 2 báo cáo TH 2. Tìm hiểu nồi cơm điện. Hoạt động 5: Tìm hiểu cách sử dụng - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về an toàn. - Hướng dẫn các nhóm kiểm tra thông mạch một đồ dùng điện và cách sử dụng. - HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS kiểm tra thông mạch. III. Báo cáo thực hành: 4. Củng cố: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm. - Thu báo cáo thực hành. 5. Dặn dò: Chuẩn bị và đọc trước bài 44, 45 SGK. Tuần 26: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 41: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – CƠ. QUẠT ĐIỆN, MÁY BƠM NƯỚC THỰC HÀNH: QUẠT ĐIỆN I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng của động cơ điện 1 pha. - Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước. - Hiểu được các số liệu kĩ thuật. - Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ, mô hình động cơ điện, quạt điện, máy bơm nước. - Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: Vì sao người ta xếp quạt điện, máy bơm nước,...vào loại đồ dùng loại điện – cơ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG GV giới thiệu tổng quát về đồ dùng loại điện – cơ. HS nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện một pha - Dựa vào tranh vẽ, mô hình động cơ điện 1 pha, GV chỉ ra 2 bộ phận chính: stato, rôto. - Cấu tạo, vật liệu và chức năng các bộ phận chính của động cơ là gì? - Yêu cầu HS nêu cấu tạo của rôto lồng sóc? - HS theo dõi mô hình động cơ điện 1 pha. - HS trả lời dựa vào SGK. - Gồm thanh dẫn và vòng ngắn mạch. I. Động cơ điện 1 pha: 1. Cấu tạo: Gồm: - Stato (phần đứng yên) - Rôto (phần quay) Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc - Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào? GV kết luận nguyên lí làm việc của động cơ điện. - Năng lượng đầu vào và đầu ra của động cơ điện là gì? - Tác dụng từ của dòng điện đã được ứng dụng ở nam châm điện và các động cơ điện. - Điện năng đưa vào động cơ điện được biến đổi thành cơ năng. Cơ năng của động cơ điện dùng để làm nguồn động lực cho máy. 2. Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay. Hoạt động 4: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và sử dụng - Trên động cơ điện 1 pha thường ghi các thông số gì? - ĐCĐ 1 pha được sử dụng ntn? - Khi sử dụng ĐCĐ cần chú ý điều gì? - Udm: 220V Pdm: 20W - 300W - Dễ dàng, ít hỏng. - Trình bày như SGK. 3. Các số liệu kĩ thuật: - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức: 20W - 300W. 4. Sử dụng: SGK Hoạt động 5: Tìm hiểu quạt điện - Cấu tạo của quạt điện gồm các bộ phận chính nào? - Coi quạt điện là một trong các ứng dụng của ĐCĐ 1 pha. Quạt điện thực chất là ĐCĐ 1 pha và cánh quạt. - Vai trò của động cơ điện là gì? - Vai trò của cánh quạt là gì? Yêu cầu HS phát biểu về nguyên lý làm việc của quạt điện. - Để quạt điện làm việc tốt và bền lâu cần phải làm gì? - Gồm ĐCĐ, trục động cơ, cánh quạt, công tắc, vỏ quạt. - Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay. - Cánh quạt quay tạo ra gió làm mát. - HS nêu nguyên lí như SGK. - Cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh. II. Quạt điện: 1. Cấu tạo: gồm: - Động cơ điện - Cánh quạt 2. Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát. 3. Sử dụng: SGK Hoạt động 6: Tìm hiểu máy bơm nước - GV sử dụng tranh vẽ, mô hình máy bơm nước để giới thiệu cấu tạo. - Thực ra máy bơm nước là ĐCĐ + phần bơm. - GV hướng dẫn HS giới thiệu sơ đồ khối của máy bơm nước. - Máy bơm nước thường có công suất lớn, để đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng cần chú ý gì? - HS theo dõi cấu tạo của máy bơm nước. - HS nêu cấu tạo của máy bơm nước. - HS rút ra kết luận về nguyên lí làm việc của máy bơm nước. - Chú ý nối đất vỏ bơm, điểm đặt máy bơm nước phải hợp lí, tránh làm cho đường ống bị gấp khúc nhiều. III. Máy bơm nước: 1. Cấu tạo: gồm: - Phần động cơ điện - Phần bơm 2. Nguyên lí làm việc: SGK 3. Sử dụng: SGK Hoạt động 7: Giới thiệu bài TH GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài TH cho các nhóm Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị TH của mỗi thành viên và các công việc mà GV yêu cầu chuẩn bị. IV. Thực hành: Quạt điện 1. Chuẩn bị: SGK Hoạt động 8: Tìm hiểu quạt điện - GV hướng dẫn HS đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của quạt điện và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - GV chỉ dẫn cách quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của quạt điện. - HS đọc, giải thích ý nghĩa số liệu KT của quạt điện và ghi vào mục 1 báo cáo TH - HS tìm hiểu cấu tạo và chức năng của động cơ, lõi thép, dây quấn, trục, cánh quạt, các thiết bị điều khiển và ghi vào mục 2 báo cáo . 2. Nội dung và trình tự thực hành: - Đọc các số liệu kĩ thuật, giải thích ý nghĩa. - Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của quạt điện. Hoạt động 9: Chuẩn bị cho quạt điện làm việc - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về an toàn sử dụng quạt điện, hướng dẫn HS kiểm tra bên ngoài ,phần cơ, phần điện. - HS thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. Các kết quả ghi vào mục 3 báo cáo TH. 3. Báo cáo thực hành: Hoạt động 10: Cho quạt điện làm việc - Sau khi đã kiểm tra tốt, GV đống điện cho quạt làm việc. - Cần phải làm gì để cho quạt điện làm việc bền lâu. - HS quan sát và ghi vào mục 4 báo cáo TH. - Cần chú ý: cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướng cánh. 4. Củng cố: - Gọi một vài HS đọc phần “ghi nhớ” trong SGK. - Động cơ điện được sử dụng để làm gì? 5. Dặn dò: - Học bài + trả lời 3 câu hỏi SGK. - Đọc trước và chuẩn bị bài 46, 47 SGK. Tuần 27: Ngày soạn: Tiết 42: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA Ngày dạy: THỰC HÀNH: MÁY BIẾN ÁP I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. - Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha. - Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. II/ Chuẩn bị: Tranh vẽ, mô hình máy biến áp, các vật mẫu III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Câu tạo của động cơ điện gồm những bộ phận cơ bản nào? - Động cơ điện được sử dụng để làm gì? Em hãy nêu các ứng dụng của động cơ điện? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV giới thiệu về máy biến áp một pha sử dụng trong gia đình/ - Vì sao phải dùng máy biến áp? Máy biến áp một pha dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp. - Lá thép kĩ thuật điện làm bằng vật liệu gì? - Dây quấn làm bằng vật liệu gì? - Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì? - Để phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp được kí hiệu như thế nào? - Làm bằng tôn silic - Làm bằng dây điện từ. - Lõi thép dùng để dẫn từ cho MBA. Dây quấn dẫn điện, tạo từ thông. - Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây, dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây. I. Cấu tạo: Gồm: - Dây quấn - Lõi thép. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp. - Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp có nối trực tiếp với nhau về điện không? - Khi đóng điện vào dây quấn sơ cấp, ở 2 cực đầu ra của dây quấn thứ cấp sẽ có điện áp. Sự xuất hiện điện áp của dây quấn thứ cấp là do hiện tượng gì? - Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp. - Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2 là: ; - Yêu cầu HS điền vào (...) - Để giữ U2 không đổi khi U1 giảm, ta giảm số vòng dây N1. Ngược lại khi U1 tăng, ta tăng số vòng dây N1. - Không. - Do hiện tượng cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp. - MBA tăng áp: N2 > N1 - MBA giảm áp: N2 < N1 II. Nguyên lí làm việc: - Khi MBA làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở 2 đầu của dây quấn thứ cấp là U2. - Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp là: Hoạt động 4: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và công dụng. - GV nêu các đại lượng điện định mức và yêu cầu HS giải thích ý nghĩa. - Hãy nêu công dụng của MBA 1 pha? - MBA 1 pha được sử dụng nhiều ở đâu? - Khi sử dụng MBA cần chú ý gì? - Công suất định mức là đại lượng cho ta biết khả năng cung cấp công suất các tải của MBA. - Dùng để tăng hoặc giảm điện áp. - Sử dụng nhiều trong gia đình, trong các đồ điện và điện tử. - HS trình bày 4 chú ý SGK III. Các số liệu kĩ thuật: - Pdm (VA; kVA) - Udm (V) - Idm (A) IV. Sử dụng: SGK Hoạt động 5: Tìm hiểu máy biến áp - GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy, an toàn và HD trình tự TH cho các nhóm HS. - Nêu các số liệu kĩ thuật của máy biến áp? - GV chỉ dẫn HS cách quan sát cấu tạo của máy biến áp và chức năng các bộ phận chính của MBA - Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi thành viên. - HS nêu các số liệu KT và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - HS nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của MBA , ghi vào mục 2 báo cáo TH. V. Thực hành: Máy biến áp 1. Chuẩn bị: 2. Nội dung và trình tự thuạc hành: - Đọc các số liệu KT, giải thích ý nghĩa. - Quan sát tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp. Hoạt động 6: Chuẩn bị cho máy biến áp làm việc - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về an toàn khi sử dụng MBA. - HDHS kiểm tra toàn bộ bên ngoài về điện. Các kết quả ghi vào mục 3 báo cáo TH. - HS dựa vào bài 46 để trả lời. - HS kiểm tra bên ngoài và kiểm tra về điện (như SGK) 3. Báo cáo thực hành: Hoạt động 7: Vận hành máy biến áp - GV mắc mạch điện như h47.1 SGK. - Nêu chức năng và cách mắc đồng hồ, công tắc K và bóng đèn. - GV đóng khoá K, đây là chế độ có tải của MBA. Y/c HS quan sát trạng thái đồng hồ, bóng đèn. - Sau đó cắt khoá K, thứ cấp hở mạch, đây là chế độ không tải, MBA không cung cấp điện cho. Y/c HS quan sát trạng thái bóng đèn, đồng hồ. - HS theo dõi mạch điện và trả lời câu hỏi của GV đưa ra - HS theo dõi, quan sát trạng thái đồng hồ, bóng đèn và ghi nhận xét vào mục 4 báo cáo TH - HS quan sát trạng thái bóng đèn, đồng hồ và nhận xét vào mục 4 báo cáo TH 4. Củng cố: - Gọi một vài HS đọc phần “ghi nhớ” SGK - Khi sử dụng MBA cần chú ý gì? - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả TH của nhóm dựa theo mục tiêu bài học. 5. Dặn dò: - Học bài + Trả lời 3 câu hỏi SGK. - Chuẩn bị: Đọc trước bài 48, 49 SGK. Tuần 28: Ngày soạn: Tiết 43: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG Ngày dạy: THỰC HÀNH: TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí. - Có ý thức tiết kiệm điện năng. - Tính toán được tiêu thụ điện trong gia đình. II/ Chuẩn bị: - Nghiên cứu bài 48, 49 SGK - Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng của gia đình, địa phương, các khu công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - Trong gia đình và sản xuất, điện năng được sử dụng làm gì? - Trong gia đình em có sử sụng các loại đồ dùng điện gì? - Để tính tiêu thụ điện năng trong ngày cần biết các đại lượng nào? - Điện năng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. - Bóng đèn, quạt điện, nồi cơm điện, máy bơm nước, ti vi... - Công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng thiết bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng - Thời điểm nào trong ngày dùng nhiều điện nhất? - Thời điểm dùng ít điện nhất? - Thời điểm dùng nhiều điện người ta gọi là giờ “cao điểm”. - Vì sao gọi là giờ cao điểm - Các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì? - Từ 18h đến 22h. - Từ 22h đến 6h - Vì thời gian đó sử dụng nhiều đồ dùng điện như:đèn, tivi, quạt, radio, nồi cơm điện, catxet, ... - Điện áp giảm xuống, đèn điện sáng yếu, quạt điện quay chậm, thời gian đun sôi nước lâu. I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng: 1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng: Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18h đến 22h. 2. Những đặc điểm của giờ cao điểm: - Điện năng tiêu thụ rất lớn - Điện áp của mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng. - Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí điện năng? - Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng biện pháp nào? - Vì sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao? Không lãng phí điện năng là một biện pháp rất quan trọng để tiết kiệm điện năng. - GVHDHS điền chữ TK và LP vào - GV nhấn mạnh các việc tiết kiệm điện năng mà HS phải làm. - Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. Sử dụng ĐDĐ hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. Không sử dụng lãng phí điện năng. - Ta phải cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu. - Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suát cao sẽ ít tiêu tốn điện năng. - LP – TK – LP - TK II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng: - Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. - Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. - Không sử dụng lãng phí điện năng. Hoạt động 4: Tìm hiểu điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện - Điện năng là công của dòng điện . Vậy điện năng được tính là: A=P.t. - Y/c HS nêu đơn vị của các đại lượng Đơn vị của điện năng là Wh, kWh. - Giải thích các đại lượng có trong công thức. - P (W); t (h) A (Wh, kWh) III. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: A = P.t P: công suất (W, kW) t: thời gian (h) A: điện năng tiêu thụ (Wh, kWh) Hoạt động 5: Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình - GVHD các em thống kê đồ dùng điện của gia đình mình và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - GV yêu cầu HS tính tiêu thụ điện năng của mỗi đồ dùng điện trong 1 ngày và ghi vào mục 1 báo cáo TH. - Tính điện năng tiêu thụ theo công thức nào? - HS thống kê và tính điện năng tiêu thụ (A) điền vào mục 1 báo cáo TH. - HS sau khi tính điện năng A cho mỗi đồ dùng điện thì tính tổng tiêu thụ điện năng trong 1 tháng. - Công thức: A = P.t IV. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: V. Báo cáo thực hành: 4. Củng cố: - Cho một vài HS đọc phần “ghi nhớ” trong SGK. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài học - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm bài thực hành. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời 3 câu hỏi ở cuối bài học. - Chuẩn bị kiểm tra một tiết. Tuần 29: Ngày soạn: Tiết 44: KIỂM TRA MỘT TIẾT Ngày dạy: Tuần 30: Ngày soạn: Ngày dạy: Chương VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Tiết 45: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà. - Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà. - Mô hình mạng điện trong nhà. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Qua việc HDHS quan sát tranh về MĐTN, GV đặt câu hỏi: - MĐTN (mạng điện sinh hoạt) có cấp điện áp là bao nhiêu? - MĐTN có những đặc điểm gì và được cấu tạo như thế nào? Để trả lời 2 câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài. HS nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm mạng điện trong nhà. - MĐTN là mạng điện có cấp điện áp thấp. - Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu? Tại sao tất cả ĐDĐ đều có chung cấp điện áp? - 220V là giá trị định mức của mạng điện hạ áp ở nước ta. - GV giải thích cho HS về thuật ngữ “tải” hay còn gọi là “phụ tải” của MĐTN. - Em hãy kể tên những ĐDĐ mà em biết? Nhu cầu dùng điện của các gia đình thật khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau và tạo nên tính đa dạng của MĐTN. - Y/c HS nhắc lại đơn vị công suất và điện áp. - Y/c HS lấy một số vd về sự phù hợp giữa điện áp của ĐDĐ với cấp điện áp của MĐTN. Các ĐDĐ trong nhà dù có công suất khác nhau nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp của mạng điện. - MĐTN có những yêu cầu gì? - Những ĐDĐ trong nhà co Udm là 220V. Vì điện năng từ mạng phân phối cung cấp điện cho các ĐDĐ trong nhà. - HS kể một số ĐDĐ trong thực tế. - HS cho vd về sự chênh lệch công suất của ĐDĐ trong nhà mà biết. - P (W); U (V) - Vd: bàn là điện (220V - 1000W); đèn sợi đốt (220V - 100W); nồi cơm điện (220V - 630W); ... - HS làm bài tập trong SGK để củng cố kiến thức. - HS trình bày 4 yêu cầu như SGK. I. Đặc điểm và yêu cầu của MĐTN: 1. Điện áp của MĐTN: Mạng điện trong nhà có cấp điện áp là 220V 2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà: - Đồ dùng điện rất đa dạng. - Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau. 3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện: Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện. 4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà: SGK Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo mạng điện trong nhà A O X Đ K - Sơ đồ điện trên được cấu tạo từ những phần tử nào? - Y/c HS nêu cấu tạo của mạng điện trong nhà? - Gồm: công tơ, khoá K, đèn sợi đốt, dây dẫn điện. - HS nêu cấu tạo của mạng điện trong nhà. II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Gồm: - Công tơ điện - Dây dẫn điện - Các thiết bị điện: đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện. - Đồ dùng điện. 3. Củng cố: - Yêu cầu một vài HS đọc phần “ghi nhớ” trong SGK. - Khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính, ta thấy hiện tượng gì? 4. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị: một vài thiết bị đóng - cắt và lấy điện của MĐTN như: công tắc điện, ổ lấy điện, phích cắm điện, ... Tuần 31: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 46: THIẾT BỊ ĐÓNG - CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ THỰC HÀNH: THIẾT BỊ ĐÓNG - CẮT VÀ LẤY ĐIỆN I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. - Hiểu được số liệu kĩ thuật, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện trong mạch điện. II/ Chuẩn bị: -Thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ điện, phích cắm điện tháo, lắp được. - Tuavít 2 cạnh và 4 cạnh. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: - Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? - Mạng điện trong nhà có những phần tử nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết bị đóng - cắt mạch điện HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV cho HS quan sát h51.1SGK - Trong trường hợp nào thì bóng đèn tắt hoặc sáng? Vì sao? - Em hãy cho biết công dụng của công tắc điện? - Quan sát h51.2SGK, kết hợp với quan sát công tắc thật, GV yêu cầu các nhóm mô tả cấu tạo của công tắc. - Vỏ công tắc được làm bằng vật liệu gì? Nhằm mục đích gì? - Có nên sử dụng 1 công tắc bị vỡ vỏ không? Tại sao? - Y/c HS làm việc theo nhóm phân loại công tắc dựa theo h51.3 SGK điền vào cột B. - Y/c HS điền từ vào (...) để tìm hiểu nguyên lí làm việc. - Y/c HS quan sát hình vẽ SGK kết hợp với quan sát cầu dao thật để mô tả cấu tạo cầu dao. - GV y/c HS liên hệ với thực tế mạng điện trong gia đình xem có cầu dao không? Nếu có thì lắp đặt ở vị trí nào? - Để phân loại cầu dao người ta dựa vào gì? - Tại sao tay nắm cầu dao lại được bọc nhựa hoặc sứ? - HS quan sát hình vẽ. - H51.1a- bóng đèn sáng vì công tắc đóng. H51.1b- bóng đèn tắt vì công tắc ngắt. - Công tắc thường lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì. - Các nhóm HS quan sát h51.2 SGK và công tắc thật mô tả cấu tạo của nó. - Làm bằng nhựa để cách điện. - Không nên, vì nó có thể làm cho ta bị điện giật. - Công tắc bật: b, c, g - Công tắc bấm: d - Công tắc xoay: e, h - Công tắc giật: a - Tiếp xúc - hở - nối tiếp – sau. - Cấu tạo gồm vỏ, các cực động, cực tĩnh. - HS trả lời theo thực tế. - Dựa vào số cực và dựa vào sử dụng. - Để cách điện. I. Thiết bị đóng-cắt mạch điện: 1. Công tắc điện: a. Khái niệm: Công tắc điện là dụng cụ đống - cắt mạch điện. b. Cấu tạo: gồm: - Vỏ - Cực động - Cực tĩnh c. Phân loại: - Dựa vào số cực có công tắc điện 2 cực, công tắc điện 3 cực. - Dựa vào thao tác đóng-cắt có công tắc bật, bấm, xoay, giật... d. Nguyên lí làm việc: SGK 2. Cầu dao: a. Khái niệm: SGK b. Cấu tạo: gồm: - Vỏ - Các cực động - Các cực tĩnh c. Phân loại: - Căn cứ vào số cực của cầu dao có cầu dao 1 cực, 2 cực, 3 cực - Căn cứ vào sử dụng có cầu dao 1 pha, 3 pha. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện - Quan sát h51.6, em hãy mô tả cấu tạo của ổ điện đó? - Các bộ phận đó được làm bằng vật liệu gì? - Nêu cấu tạo của phích cắm điện. Phích cắm điện gồm những loại nào? - Để an toàn khi sử dụng, ta cần chú ý gì khi chọn ổ điện, phích điện, cầu dao? - Gồm vỏ và cực tiếp điện. - Vỏ làm bằng nhựa, cực tiếp điện làm bằng kim loại. - Có loại tháo được, không tháo được; chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt. - HS trả lời theo SGK. II. Thiết bị lấy điện: 1. Ổ điện: Là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện. 2. Phích cắm điện: Phích cắm điện dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện. Hoạt động 3: Thực hành: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện. - GV chia các thiết bị điện cho các nhóm TH. - GVHDHS quan sát và đọc các số liệu KT ghi trên các thiết bị điện. - GVHDHS quan sát, mô tả cấu tạo bên ngoài của các thiết bị đó và ghi vào báo cáo TH. - GVHDHS tháo rời một vài thiết bị như công tắc, ổ điện, phích điện... - Các nhóm nhận thiết bị để TH - HS quan sát và đọc các số liệu KT ghi trên các thiết bị điện, ghi vào báo cáo TH. - HS quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của ổ điện, phích cắm điện. - HS tháo rời các thiết bị, mô tả cấu tạo bên trong tìm hiểu nguyên lí làm việc. III. Thực hành: 1. Chuẩn bị: 2. Nội dung và trình tự thực hành: - Tìm hiểu số liệu KT - Tìm hiểu cấu tạo: + Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị lấy điện. + Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị đóng - cắt. 3. Báo cáo thực hành: 4. Củng cố: - Y/c HS đọc nội dung phần “ghi nhớ” SGK. - Khi sử dụng thiết bị đóng-cắt và thiết bị lấy điện của mạng điện, chúng ta cần chú ý gì? - GVHDHS tự đánh giá kết quả TH của nhóm mình dựa theo mục tiêu bài học. 5. Dặn dò: - Học bài - Xem trước bài 53 SGK. Tuần 32: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 47: THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ THỰC HÀNH: CẦU CHÌ I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì và áptômát. - Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trên trong mạch điện. - Mô tả được nguyên lí làm việc và vị trí lắp đặt cầu chì trong mạch điện. - Làm việc khoa học, an toàn. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà. - Một số loại cầu chì và áptômát 2 cực. III/ Các bước tiến hành: 1. Ổn định: 2. KTBC: Kể tên các thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - Em hãy kể tên những thiết bị điện có trong mạng điện của nhà em? - Cầu chì có nhiệm vụ gì trong mạng điện GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài học. - HS kể tên các loại thiết bị: đóng - cắt, lấy điện và bảo vệ mạch điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cầu chì - GV yêu cầu HS nêu công dụng của cầu chì? - HS làm việc theo nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_40_52.doc