I- Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là hình chiếu
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
II- Chuẩn bị:
- Tranh các hình 2.1; 2.2; 2.3.
- Bao diêm, bao thuốc lá, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu.
III- Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
* Giới thiệu bài học: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được biểu hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “ Hình chiếu”
86 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 1-26 - Trần Văn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 16/08/09
Tiết : 1 Ngày dạy: 17/08/09
Phần I : VẼ KỸ THUẬT
CHUƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Mục tiêu :
- Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật
Chuẩn bị
Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Vào bài mới
Để xây dựng một ngôi nhà hoặc đóng một cái tủ thì người thợ cần có bản vẽ, vậy bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm rõ.
Hoạt động của giáo viên
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi
- Trong giao tiếp hàng ngày con người dùng các phương tiện gì ?
- Vậy hình vẽ có vai trò rất quan trọng dùng trong giao tiếp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.2
- Các sản phẩm và công trình đó muốn được chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể nó bằng các gì?
- Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất
- Giáo viên giới thiệu như sách giáo khoa
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 SGK
Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng, các thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì?
GV nhấn mạnh cho học sinh hiểu tầm quan trọng của tài liệu kèm theo sản phẩm
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ trong các lĩnh vực kỹ thuật.
- Cho học sinh xem sơ đồ 1.4 SGK.
- Các lĩnh vực đó có cần trang thiết bị gì? Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không?
- Gv đưa ra kết luận.
Hoạt động của học sinh
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Điện thoại, thư, hình vẽ
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Người thiết kế thể hiện nó bằng bản vẽ.
- Học sinh quan sát hình vẽ cần phải đọc tài liệu và quan sát các sơ đồ dụng cụ
- Học sinh quan sát sơ đồ 1.4 SGK.
- Các lĩnh vực này cần trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hs ghi kết luận vào vở
Nội dung
I.Bản vẽ kỹ thuật với sản xuất.
Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm. Dùng trong trao đổi, sử dụng.
Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
Các lĩnh vực kĩ thuật đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật và mỗi lĩnh vực đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình.
*Hoạt động 3 : Tổng kết bài học
IV- Củng cố và dặn dò:
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ 2 đến 3 lần.
- Cho hs trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ ” chung dùng trong kĩ thuật?
+ Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
+ Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật?
- Để chuẩn bị cho bài mới, tiết 2 về nhà đọc bài và chuẩn bị mỗi bạn một bao diêm, bao thuốc lá .
* Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2 Soạn : 23.08.09
Tiết : 2 Giảng :24.08.09
HÌNH CHIẾU
I- Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là hình chiếu
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
II- Chuẩn bị:
- Tranh các hình 2.1; 2.2; 2.3.
- Bao diêm, bao thuốc lá, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu.
III- Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
* Giới thiệu bài học: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được biểu hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “ Hình chiếu”
2. Bài mới.
Điều khiển giáo viên
Hoạt động hoc sinh
Nội dung
* Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu và phép chiếu.
- Gv nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng các đồ vật, bóng các đồ vật gọi là hình chiếu vật thể.
- GV cho học sinh quan sát
hình 2.1, 2.1 SGK
- Hình 2.1 diễn tả nội dung gì?
- Để vẽ được hình chiếu của vật thể người ta làm như thế nào?
- Hình chiếu của vật thể là gì?
- Cho học sinh quan sát hình 2.2
- Các hình vẽ trên diễn tả nội dung gì?
- Hình chiếu của vật thể sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thây đổi vị trí của tâm chiếu hoặc các tia chiếu?
Mối liên hệ giữa các phép chiếu xuyên tâm, song song, vuông góc.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc.
- GV cho học sinh quan sát hình 2.3
Nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi của chúng?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.4
- Cho biết hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh thuộc mặt phảng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?
- GV cho học sinh hình 2.5 SGK.
Nêu nhận xét vị trí tương đối giữa các hình chiếu đó trên bản vẽ.
GV lưu ý cho HS quy định trên bản vẽ.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS nêu các yếu tố của hình chiếu.
- HS dựa vào SKG trả lời.
- HS dựa vào SKG trả lời
- HS quan sát hình 2.2 trả lời
HS quan sát hình 2.2c,2.2b trả lời
HS quan sát hình 2.3
- mặt phẳng chiếu đứng
- mặt phẳng chiếu canh
- mặt phẳng chiếu bằng
- HS quan sát hình 2.3 và h2.4 trả lời.
- Hình chiéu đứng- Mp đứng
- HC cạnh- Mp cạnh
- HC bằng- Mp bằng
- HS quan sát hình 2.5 trả lời
- HS chú ý các quy định để ghi vào vở.
I/ khái niệm về hình chiếu.
Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
II/Các phép chiếu.
- phép chiếu xuyên tâm
- phép chiếu song song
- phép chiếu vuông góc
- phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- phép chiếu song2 và xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều bổ sung cho các hc vuông góc.
III/Các hình chiếu vuông góc.
1.Các mặt phẳng chiếu.
Mặt nằm ngang gọi là mp chiếu bằng.
Mặt chính diện gọi là mp chiếu đứng.
Mặt cạnh bên phải gọi là mp chiếu cạnh
2.Các hình chiếu.
- HC đứng có hướng chiếu từ trước tới.
- Hc bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
- HC cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
IV/Vị trí các hình chiếu.
- HC đứng ở góc bên trái hình vẽ.
- HC bằng ở dưới HC đứng.
- HC cạnh ở bên phải HC đứng.
IV/ Củng cố và dặn dò:
- Thế nào là hình chiếu của một vật thể?
- Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?
- Tên gọi vị trí của các hình chiếu ở trên hình vẽ?
- Về nhà làm bài tập SGK trang 11 và đọc phần có thể em chưa hiểu.
- Đọc trước bài 3 SGK
- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành bài 3 - SGK
Ngày soạn: 09/09/07
Ngày dạy: 11/09/07
Tuần 2
Tiết 3. BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I/ Mục tiêu:
- Nhận diện được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các hình bài 4 SGK.
- Mô hình 3 mặt phẳng chiếu, các khối đa diện, các vật mẫu.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới.
GV cho học sinh quan sát các vật mẫu, cho biết các vật mẫu có hình dáng như thế nào? Các vật có hình dạng này gọi là các khối đa diện. Vậy cách vẽ của chúng như thế nào? Cô cùng các em đi vào bài mới.
Điều khiển giáo viên
* Hoạt động 1. Tìm hiểu khối đa diện
- GV cho học sinh quan sát hình 4.1 SGK
- Các khối đó được bao bởi các hình gì?
- Yêu cầu HS đưa ra một số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật.
- GV cho học sinh quan sát hình 4.2 và cho biết khối đa diện ở hình được bao bởi các hình gì?
Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì?
Yêu cầu HS đọc bản vẽ hình 4.3 đối chiếu với hình 4.2 rồi điền vào bảng 4.1.
Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì?
Chúng thể hiện các kích thước nào của hình hộp chữ nhật?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều và hình chóp đều.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK.
- Cho biết khối đa diện ở hình này được bao bởi các hình gì?
- Yêu cầu HS đọc bản vẽ hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều Hình 4.5 SGK đối chiếu hình 4.4 và điền vào bảng 4.2.
- Các hình 1, 2, 3 là hình chiếu gì?
- Chúng có hình dạng như thế nào?
- Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều?
- Hãy cho biết khối đa diện ở hình 4.6 được bao bởi các hình gì?
- GV cho học sinh đọc bản vẽ hình chiếu của hình chóp đều rồi so với hình 4.6 và điện vào bảng 4.3.
- Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì?
- Chúng có hình dạng như thế nào?
- Chúng thể hiện kích thước nào của hình chóp đều?
Hoạt động học sinh
HS quan sát hình vẽ
- bao bởi các hình đa giác phẳng.
- Ví dụ: thước kẻ, hộp mực.
HS quan sát và trả lời: được bao bởi 6 hình chữ nhật.
- HS làm việc cá nhân.
- Hình chiếu đứng, cạnh, bằng,
- chiều dài, rộng, cao.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-HS quan sát hình 4.5 và 4.4 để điền vào bảng
-hình chiếu bằng, đứng, cạnh.
- chúng là hình chữ nhật, tam giác đều.
- chiều dài cạnh đáy, cao cạnh đáy và chiều cao lăng trụ.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời.
- HS quan sát hình vẽ 4.6 và 4.7 và điền vào bảng.
- hình chiếu đứng, cạnh, bằng.
- là tam giác cân, và đa giác đều.
- chiều dài cạnh đáy, chiều cao.
Nội dung
I/ Khối đa diện.
Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
II/ Hình hộp chữ nhật.
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật.
Hình hộp được bao bởi 6 hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
Hình chiếu của hình hộp chữ nhật thể hiện ba kích thước: dài, rộng, cao.
III/ Hình lăng trụ đều.
1. Thế nào là hình lăng trụ đều
Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
Hình chiếu của hình lăng trụ thể hiện ba kích thước chiều dài, cao cạnh đáy, chiều cao lăng trụ.
IV/ Hình chóp đều.
1. Thế nào là hình chóp đều.
Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều.
Hình chiếu của hình chóp đếu thể hiện chiều dài cạnh đáy và chiều cao hình chóp.
IV/ Củng cố và dặn dò.
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 1 đến 2 lần.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Gv giao nhiệm vụ cho hs trả lời câu hỏi và làm bài tập ở nhà.
Trả lời tập thực hành bài 3, giáo viên nhận xét
- Về nhà làm bài tập trang 19 SGK
- Dặn dò hs đọc trước bài 5 - SGK, chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết làm bài tập thực hành về khối đa diện.
Ngày soạn: 10/09/07
Ngày dạy: 12/09/07
Tuần 2
Tiết 4.
THỰC HÀNH HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
THỰC HÀNH: ĐỌC VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I/ Mục tiêu:
- Biết được sự liên quan của hướng chiếu và hình chiếu biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
- Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II/ Chuẩn bị:
Thước, êke, compa, giấy khổ A4, bút chì, tẩy, giấy nháp.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra và vào bài mới.
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
Để đọc được hình chiếu của các vật thể có dạng các khối đa diện, để từ đó hình thành kĩ năng đọc bản vẽ các khối đa diện và phát huy tính tưởng tượng không gian, hôm nay chúng ta sẽ học bài “đọc bản vẽ các khối đa diện”. Gv ghi đầu bài lên bảng.
Điều khiển của giáo viên
- GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành
- GV treo tranh 3.1 SGK cho hs quan sát
- Bài này yêu cầu ta làm gì?
- Gv yêu cầu hs quan sát hình vẽ 3.1 vào vở bài tập và đánh dấu x vào bảng cho phù hợp.
- GV hướng dẫn cách trình bày bản vẽ trên khổ giấy A4.
Kẻ khung tên: Bên mép phải ở dưới góc tờ giấy 10 mm
Hình chiếu (1)
Vật liệu
Tỉ lệ
Bài số
(2)
1:3(3)
01.(4)
Ngày vẽ
Ng văn A
15.09.04
Trường phổ thông dân tộc Nội trú - Lớp 8 ( 9)
Kiểm tra
(7)
(8)
Chú thích: (1) tên bài tập, (2) tên vật liệu,(3) tỉ lệ bản vẽ, (4) số liệu bài tập, (5) họ và tên, (6) Ngày làm bài tập, (7) Chữ ký GV, (8) Ngày ký, (9) tên trường lớp.
- Gv lưu ý HS cách vẽ các đường nét.
- GV yêu cầu HS đọc tiến trình phần III sgk để vẽ.
- Gv đi từng bàn hướng dẫn cách vẽ, cách trình bày bản vẽ, cách sử dụng dụng cụ.
- GV lưu ý HS khi vẽ chia làm 2 bước.
+ Bước 1: Vẽ nét mờ: vẽ bằng nét liền mảnh, có chiều rộng khoảng 0,25mm
+Bước 2: tô đậm: sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai xót, rồi tô đậm, chiều rộng nét đậm khoảng 0,5mm.
+ Các kích thước của hình phải đô theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỉ lệ
* Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành.
Gv gọi 1 hs lên đọc nội dung bài thực hành. Đọc các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3, 4(H5.1) và đối chiếu với các vật thể A, B, C, D( H 5.2) bằng cách đánh dấu (*) vào bảng 5.1 để chỉ rõ sự tương ứng giữa các bản vẽ và vật thể
* Hoạt động3: Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
- GV hướng dẫn học sinh cách trình bày trên giấy khổ A4 về khung tên và bản vẽ.
.- Yêu cầu học sinh vẽ hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể mà em thích.
Yêu cầu học sinh lấy giấy A4 và tiến hành thực hiện bài tập thực hành theo các bước SGK.
* Lưu ý: học sinh khi vẽ chia thành 2 bước.
Bước 1: nét mờ.
Bước 2: nét đậm.
Hoạt động của học sinh
- HS Quan sát hình.
- Đánh dấu x vào hình 3.1 và vẽ các hình chiếu cho đúng vị trí trên bản vẽ.
- HS lắng nghe cách vẽ khung tên và các kí hiệu trong khung tên.
HS đọc các bước tiến hành và vẽ theo mẫu đã có.
- Hs đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 5.1 vào bài làm, sau đó đánh dấu (*) vào ô thích hợp của bảng
- Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của một trong các vật thể A, B, C, D.
- Học sinh đọc phần II SGK.
- Học sinh đọc các bước thực hành SGK và tiến hành vẽ vào khổ giấy A4.
Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV/ Nhận xét và đánh giá.
a/ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, cách thực hành quy trình và thái độ làm việc.
- gv hướng dẫn hs tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học
- Gv thu bài về nhà chấm, có thể chấm thể một vài bài, nhận xét đánh giá kết quả
b/Về nhà đọc trước bài 6 và làm mô hình vật thể hình 6.2.
Ngày soạn: 16/09/07
Ngày dạy: 18/09/07
Tuần 3
Tiết 5. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I/ Mục tiêu:
a/ Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
b/ Đọc đươc bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
II/Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các mô hình của bài 6.
- Các vật mẫu, vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Vào bài mới.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường dùng các đồ vật: nón, bát, đĩa, chén, chai, lọ.chúng có hình dạng là một khối tròn xoay. Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về hình chiếu của các vật thể này.
Điều khiển giáo viên
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khối tròn xoay.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1 SGK.
- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống
- Các khối tròn xoay có tên gọi là gì?
- Chúng được tạo thành như thế nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Yêu cầu học sinh đọc bản vẽ hình 6.3, 6.4, 6.5 và trả lời câu hỏi SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.3 và điền vào bảng 6.1.
- Hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng có dạng gì?
- Hình chiếu bằng có hình dạng như thế nào?
- Hình chiếu cạnh, đứng của hình nón có hình dạng gì?
- Hình cầu được tạo thành như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gi?
Hoạt động học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh tìm các cụm từ thích hợp điền vao
-Hình cầu hình trụ hình nón
- Tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình
- Học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi
- Hoc sinh làm việc cá nhân
- Có hình dạng là hình chữ nhật
- Hình dạng là hình tròn
- Học sinh quan sát hình 6.4
- Hình tam giác cân
- Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời
Nội dung
I.Khối tròn xoay
-Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳnh quanh một đường cố định của hình
II/ Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu
1. Hình trụ
2. Hình nón
3. Hình cầu
Hình cầu có đặc điểm là hình tròn
IV/ Củng cố và dặn dò
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Trả bài tập thực hành 5 của hs, gv nhận xét đánh giá kết quả và nêu những điểm cần lưu ý.
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi ở SGK và về nhà làm bài tập trang 26 SGK để chuẩn bị cho tiết thực hành.
Ngày soạn: 17/09/07
Ngày dạy: 19/09/07
Tuần 3
Tiết 6. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I/ Mục tiêu:
- Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay.
- Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II/ Chuẩn bị:
Mô hình các vật thể.
III/ Tổ chức hoạt đông dạy học.
* Hoạt đông 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu rõ nội dung bài tập thực hành gồm hai phần.
Điều khiển của giáo viên
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm
- Giáo viên nêu cách trình bày bài làm lên bảng
* Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung thực hành SGK.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm và ghi vào báo cáo.
- GV quan sát theo giỏi cá nhân học sinh làm và chỉ ngay sai sót của học sinh khi viết bài thực hành
Hoạt động học sinh
- Học sinh theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh đọc SGK phần III.
- Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV/ Củng cố và dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ làm bài thực hành, về sự chuẩn bị của học sinh, cách thực hiện quy trình, thái độ học tập.
- Giáo viên thu bài thực hành về chấm và yêu cầu học sinh chuẩn bị bài 8 cho tiết sau.
Ngày soạn: 24/09/07
Ngày dạy: 26/09/07
Tuần 4
CHƯƠNG 2: BẢN VẼ KĨ THUẬT
Tiết 7. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT - HÌNH CẮT
I/ Mục tiêu:
- Biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
- Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ các hình của bài 8 SGK.
- Vật mẫu: quả cam, mô hình ống lót.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh về các mô hình
Điều khiển giáo viên
*Hoạt đông 2: Tìm hiểu khái niệm chung.
- Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
- Giáo viên nêu rõ nội dung của bản vẽ kĩ thuật mà người thiết kế phải thể hiện được như hình dạng, kết cấu, kích thước để xác định sản phẩm.
- Bản vẽ kĩ thuật chia làm mấy loại?
- GV đưa ra khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
- Học về thực vật, động vật muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể người. . . ta làm thế nào?
- Gv thông báo cho học sinh để biểu diễn một cách rõ ràng các bộ phận bên trong của vật thể ta thừơng dùng phương pháp cắt.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.2a,b,c,.d và trả lời câu hỏi SGk.
- Hình cắt là gì?
- Hình cắt dùng để làm gì?
Hoạt đông học sinh
- Học sinh dựa vào bài 1 để trả lời.
- Học sinh 2 loại lớn.
+ Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng.
- Ta cắt đôi vật thể đó ra.
- Học sinh quan sát hình vẽ để trả lời.
- Học sinh đọc SGK và trả lời.
Nội dung
I/ Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
a.Khái niệm:
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thong tin kĩ thuật sản phẩm dưới dạng các hình vẽvà các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
II/ Khái niệm về hình cắt:
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
IV/ Củng cố và dặn dò.
- Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong các công việc gì?
- Thế nào là hình cắt, hình cắt dùng để làm gì?
- Yêu cầu học sinh trả lời2 câu hỏi SGK
- Về nhà đọc bài 9 chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn: 26/09/07
Ngày dạy: 28/09/07
Tuần 4
TIẾT 8. BẢN VẼ CHI TIẾT
I/ Mục tiêu:
- Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết.
- Biết đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng.
II/ Chuẩn bị:
- Sơ đồ hình 9.2 sgk.
- Vật mẫu: Ống lót hoặc mô hình.
- Bản vẽ ống lót hình 9.1 sgk.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh về các mô hình
Điều khiển giáo viên
* Hoạt động2: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
Gv nêu rõ: Trong sản xuất để làm ra 1 chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy, sau đó mới lắp ghép chúng lại để tạo thành chiếc máy. Khi chế tạo chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết.
- Để làm ra một chiếc xe đạp người thợ cần làm những gì?
- Khi chế tạo các chi tiết phải căn cứ vào đâu?
- Cho học sinh quan sát bản vẽ chi tiết óng lót.
- Yêu cầu học sinh trình bày các nội dung của bản vẽ.
- Gv vẽ sơ đồ và ghi tóm tắt các nội đó vào sơ đồ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết.
Yêu cầu học sinh đọc bản vẽ lót. Qua ví dụ này yêu cầu học sinh đọc bản vẽ chi tiết.
- Hãy nêu tên gọi chi tiết, vật liệu của chi tiết và tỉ lệ của bản vẽ?
- Hãy nêu tên gọi của hình chiếu và vị trí của hình cắt?
- Hãy nêu kích thước chung của từng chi tiết, kích thước các phần của chi tiết?
- Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật khi gia công và sử lý bề mặt?
- Hãy mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết?
Hoạt đông học sinh
- Phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy.
- Căn cứ vào bản vẽ chi tiết.
- Học sinh quan sát hình để trình bày cá nhân.
- Học sinh trình bày nội dung
- Học sinh dựa vào bảng 9.1 đọc.
- Học sinh làm việc cá nhân
Nội dung
I/ Nội dung của bản vẽ chi tiết.
1. Hình biểu diễn gồm hình cắt, mặt cắt, diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết
2. Kích thước gồm tất cả các kích thước cần thiết cho việc chế tạo chhi tiết.
3. Yêu cầu kỹ thuật gồm các chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện
4. Khung tên ghi các nội dung như tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ
IV/ Đọc bản vẽ chi tiết.
( SGK)
IV/ Củng cố và dặn dò.
- Gv yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ sgk.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và đọc trước bài 10, chuẩn bị dụng cụ, vaatj liệu để làm bài tập thực hành giờ sau.
Ngày soạn: 01/10/07
Ngày dạy: 03/10/07
Tuần 5
TIẾT 9: BIỂU DIỄN REN
I- Mục tiêu:
- Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
- Biết được chi tiết của ren.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hình bài 11 sách giáo khoa
- Vật mẫu: đinh tán, bóng đèn đuôi xoáy, lọ mực có nắp vặn bằng ren.
- Mô hình các loại ren bằng kim loại, bằng gỗ hay bằng chất dẻo.
III- Tổ chức hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: kiểm tra và vào bài mới
1- Kiểm tra: sự chuẩn bị vật mẫu của học sinh
2- Bài mới:
Điều khiển giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết ren.
- Yêu cầu học sinh cho biết 1 số đồ vật hoặc chi tiết của ren thường thấy, cho học sinh quan sát hình 11 và nêu công dụng của các ren trên ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ước của ren
- Vì sao ren lại được vẽ theo quy ước giống nhau?
- Cho học sinh quan sát mẫu vật hình 11.3 yêu cầu học sinh chỉ rõ các đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren, đường kính ngoài, trong và điền các cụm từ vào các câu?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 11.4 và trả lời câu hỏi sgk.
- Khi vẽ hình chiếu các cạnh khuất vẽ bằng nét gì?
Hoạt động học sinh
- Hs đưa ra một số đồ vật.
- HS quan sát các ren để nhận ra sự giống nhau.
- HS trả lời câu hỏi của gv
- HS quan sát hình vẽ và điền cụm từ vào các câu hỏi.
- HS quan sát hình vẽ để trả lời tương tự giống ren ngoài.
- Đều vẽ bằng nét đứt.
Nội dung
I- Chi tiết ren.
Ren dùng để ghép nối hay truyền lực.
II- Quy ước ren.
Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo quy ước giống nhau.
1- Ren ngoài ( ren trục)
- Đỉnh ren, giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
-Chân ren vẽ bằng nét liền mãnh.
2- Ren trong ( ren lỗ)
Giống ren ngoài
3- Ren bị che khuất
Khi vẽ các đường đỉnh ren, chân ren giới hàn ren đều đườc vẽ bằng nét đứt.
IV- Củng cố và dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sgk 1 đến 2 lần.
- Cho học sinh làm bài tầp và trả lời câu hỏi sgk.
-Về nhà đọc bài 10 và bài 12 sgk và chuẩn bị dụng cụ vẽ, vật liệu để làm bài tập thực hành vào giờ học sau.
Ngày soạn: 03/10/07
Ngày dạy: 05/10/07
Tuần 5
Tiết 10. BÀI TẬP THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT.
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN
I/ Mục tiêu.
- Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
- Đọc bản vẽ có chi tiết đơn giản có ren.
- Có tác phong làm việc theo quy định.
II/ Chuẩn bị:
Thước, eke, com pa, giấy A4, bút chì, tẩy.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Điều khiển giáo viên
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm
- Yêu cầu học sinh đọc phần I và II SGK
- GV hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ chi tiết ở bài 9 và cách trả lời vào bảng mẫu 9.1
- Cho học sinh quan sát bản vẽ chi tiết hình 10.1
- Cho học sinh tiến hành làm vào giấy.
- GV theo dõi cách kẽ bảng và trả lời của học sinh để kịp thời chỉnh sai sót
- Yêu cầu học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh vẽ bảng báo cáo như bản 9.1 ở bài 9
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 12.1 để ghi vào bảng báo cáo.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh cách đọc và ghi vào bảng báo cáo.
Hoạt động học sinh
- HS làm việc cá nhân
- HS nắm được cách đọc lớp 9 và trả lời vào bài mẫu
- HS quan sát hình vẽ
- Tiến hành làm vào giấy A4
- HS làm việc cá nhân đọc phần III sgk.
- HS kẻ bảng vào bài báo cáo.
- HS làm việc cá nhân ghi vào bảng.
IV/ Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết làm của học sinh
- G
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_1_26_tran_van_du.doc