I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện .
- Đọc được một số sơ đồ điện đơn giản.
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện .
3. Thái độ : - Có thái độ tích cực trong các hoạt động dạy học .
II .CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : - Phiếu học tập: Bảng kí hiệu sơ đồ điện phân cho các nhóm (để trống phần kí hiệu hoặc tên gọi của kí hiệu)Mô hình mạch điện chiếu sáng.
2. Học sinh : - Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Cầu chì hoạt động theo nguyên lý như thế nào? Tại sao nói dây chảy là bộ phận quan trọng nhất?
- Trình bày nguyên lý làm việc của Aptômát ?
3. Đặt vấn đề : - GIáo viên nêu vấn dề là làm sao để có thể biết được muốn làm một mạng điện thì ta cần bao nhiêu thiết bị bao nhiêu dây dẫn và đặt chúng như thế nào . HS dự đoán và GV đặt vấn đề vào bài mới
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 32, Tiết 49: Sơ đồ điện - Đinh Văn Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 13/04/2013
Tiết: 49 Ngày dạy: 16/04/2013
Bài 55 :
SƠ ĐỒ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện .
- Đọc được một số sơ đồ điện đơn giản.
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện .
3. Thái độ : - Có thái độ tích cực trong các hoạt động dạy học .
II .CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : - Phiếu học tập: Bảng kí hiệu sơ đồ điện phân cho các nhóm (để trống phần kí hiệu hoặc tên gọi của kí hiệu)Mô hình mạch điện chiếu sáng.
2. Học sinh : - Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Cầu chì hoạt động theo nguyên lý như thế nào? Tại sao nói dây chảy là bộ phận quan trọng nhất?
- Trình bày nguyên lý làm việc của Aptômát ?
3. Đặt vấn đề : - GIáo viên nêu vấn dề là làm sao để có thể biết được muốn làm một mạng điện thì ta cần bao nhiêu thiết bị bao nhiêu dây dẫn và đặt chúng như thế nào . HS dự đoán và GV đặt vấn đề vào bài mới
4. Tiến trình dạy học :
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện :
.quan sát hình 55.1 SGK, lắng nghe thông tin từ giáo viên trả lời câu hỏi.
- Là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
- Nguồn điện, ăm pe kế, 2 bóng đèn, khoá K.
-Giới thiệu hình 55.1 SGK mạch điện chiếu sáng (từ mạch điện phức tạp) chúng ta có thể vẽ lại (nhờ các kỹ hiệu) sơ đồ mạch điện.
- Vậy sơ đồ điện là gì?
-Qua quan sát hình 55.1 SGK chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng được thể hiện trong sơ đồ mạch điện
Hoạt động 2 :Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện :
- HS hoạt động nhóm nghiên cứu bảng 55.1 và hoàn thành phiếu học tập .
-Đại diện các nhóm lên vẽ các ký h
- GV cho HS nghiên cứu bảng 55.1 và hoạt động theo nhóm phân loại và vẽ lại kí hiệu điện theo nhóm :
+ Nhóm kí hiệu nguồn điện .
+ Nhóm kí hiệu dây dẫn điện .
+ Nhóm kí hiệu các thiết bị điện .
+ Nhóm kí hiệu đồ dùng điện .
-Gọi 4 nhóm lên vẽ các ký hiệu theo các nhóm (mỗi nhóm một nhóm ký hiệu)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách phân loại sơ đồ điện
-Hs quan sát hình, lắng nghe và ghi nhớ thông tin.
- Các phần tử điện nối với nhau.
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin.
a. Sơ đồ nguyên lý
b. Sơ đồ lắp đặt
c. Sơ đồ nguyên lý
d. Sơ đồ lắp đặt
. Gv gới thiệu hình 55.2 và 55.3 SGK để giúp học sinh hiểu được hai loại sơ đồ.
-Cho học sinh thấy sự khác nhau về đặc điểm, chức năng của mỗi loại những sự khác nhau đó thể hiện ngay trên sơ đồ.
- Thế nào là mối quan hệ điện của các phần tử mạch điện?
-Thế nào là vị trí lắp đặt, cách sắp xếp giữa các phần tử của mạch điện?
-Từ một sơ đồ nguyên lý có thể có một số sơ đồ lắp đặt thể hiện những vị trí lắp đặt khác nhau của các phần tử trong mạch điện.
-Dựa vào những khái niệm trên em hãy phân tích và chỉ ra những sơ đồ nào trong hình 55.4 là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nào là sơ đồ lắp đặt?
Hs trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung giáo viên kết luận.
Hoạt động 3 : Củng cố , hướng dẫn về nhà
+ Sơ đồ nguyên lí: Thể hiện mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp đặt trong thực tế.
+ Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.
- Học bài, học ghi nhớ SGK.
- Đọc trước bài 58
- Qua bài học em hãy cho biết thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào?
- Quan sát sơ đồ mạch điện có thể biết được dây pha và dây trung tính được không? Tại sao?
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong SGK ?
- Học bài, học ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài 58
5. Nội dung ghi bảng:
1. Sơ đồ điện là gì ?
- Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện : (SGK)
3. Phân loại sơ đồ điện :
- Gồm hai loại:
+ Sơ đồ nguyên lí: Thể hiện mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp đặt trong thực tế.
+ Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_32_tiet_49_so_do_dien_dinh_van.doc