Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1Kiến thức:

- Biết phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện.

2. Kĩ năng:

- Vẽ thành thạo sơ đồ lắp đặt mạch điện như yêu cầu của bài.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và an toàn trong làm việc, thích tìm hiểu các loại mạch điện.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV và chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Tranh H10.1 và sơ đồ lắp đặt, bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

- Mô hình mạch điện.

2. Học sinh:

- Xem trước bài mới.

- Bảng nhóm

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

 - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2

 đèn?

- Nêu quy trình lắp đặt và phạm vi sử dung?

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2013 Tuần: 26 Ngày dạy: 01/3/2013 Tiết: 25 Bài 10(T1): THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN I. Mục tiêu: 1Kiến thức: - Biết phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện. 2. Kĩ năng: Vẽ thành thạo sơ đồ lắp đặt mạch điện như yêu cầu của bài. 3. Thái độ: Nghiêm túc và an toàn trong làm việc, thích tìm hiểu các loại mạch điện. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tranh H10.1 và sơ đồ lắp đặt, bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. Mô hình mạch điện. Học sinh: - Xem trước bài mới. - Bảng nhóm III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn? - Nêu quy trình lắp đặt và phạm vi sử dung? 3. Bài mới: Giới thiệu và nêu mục tiệu bài học.(2’) NỘI DUNG TG GIÁO VIÊN HỌC SINH I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị: (SGK) II. Nội dung: 1. Vẽ sơ đồ lắp đặt: a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện: - Mối liên hệ về điện: + Cực động CT mắc vào cầu chì và mắc vào dây pha. + Hai cực tĩnh CT mắc vào 2 đèn và mắc vào dây trung tính. - Nguyên lí làm việc: Có 2 trường hợp xảy ra: TH1: Đ1 sáng – Đ2 không sáng. TH2: Ngược lại . b/ Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: 2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị: ( SGK ) 3’ 12’ 7’ 10’ 5’ * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dụng cụ, vật liệu và thiết bị: ? Để lắp được mạch điện này các em cần những dụng cụ, vật liệu và thiết bị nào? - Cho HS quan sát H9.1 SGK và vật mẫu ? So sánh cấu tạo bên ngoài và bên trong của công tắc 2 cực và 3 cực? - Kết luận: - Chuyển ý sang mục II. * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt: a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí: - Cho HS quan sát tranh H9-2 SGK. ? Mạch điện gồm bao nhiêu phần tử? ? Các cực CT mắc với nhau như thế nào? ? Cầu chì, công tắc và đèn mắc ntn? ? Sơ đồ nguyên lí nêu lên vấn đề gì của mạch điện? - Gọi 1 HS lên bảng nêu nguyên lí làm việc của mạch điện - Kết luận: - Chuyển ý: b/ Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: - Gọi 1 HS nhắc lại nguyên tắc để vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, “yêu cầu HS thảo luận nhóm thời gian 5 phút” - Quan sát từng nhóm nhắc nhỡ (nếu có) - Kết quả: - Cho HS quan sát màn hình cách vẽ sơ đồ lắp đặt - Yêu cầu các nhóm nhận xét và đánh giá - Tuyên dương các nhóm vẽ đúng. ? Sơ đồ lắp đặt thể hiễn vấn đề gì? - Chuyển ý: * HOẠT ĐỘNG 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị: ? Để lắp đặt được mạch điện trên chúng ta cần những dụng cụ, vật liệu và thiết bị gì? - Yêu cầu HS lập theo bảng SGK - Kết quả: Quan sát màn hình * HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết tiết học: - Củng cố: Cho HS quan sát màn hình để trả lời - Dựa vào thông tin mục I SGK để trả lời - Quan sát vật mẫu - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - Lắng nghe - Quan sát - Dựa vào sơ đồ trả lời - Mối liên hệ về điện và nguyên lí làm việc - 1 HS lên nêu nguyên lí - Nhận xét - Lắng nghe và ghi nhận - Nhắc lại - Các nhóm thảo luận vẽ sơ đồ lắp đặt - Quan sát - Các nhóm nhận xét kết quả chéo. - Một đàn pháo tay - Thể hiện vị trí lắp đặt của các phần tử - Trả lời tương tự như mục I - Kẻ bảng như SGK - Quan sát - Quan sát màn hình trả lời - Nhận xét, đánh giá tiết học: - Dặn dò: Xem trước các bước của quy trình lắp đặt mạch điện tiết sau thực hành. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 7/3/2013 Tuần: 27 Ngày dạy: 8/3/2013 Tiết: 26 Bài 10(T2): THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN I. Mục tiêu: 1Kiến thức: - Biết được quy trình lắp đặt mạch điện. 2. Kĩ năng: Lắp đặt được mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. 3. Thái độ: Nghiêm túc và an toàn trong làm việc, thích tìm hiểu các loại mạch điện. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị. Sơ đồ lắp đặt và mô hình mạch điện. Học sinh: - Xem trước bài mới. - Bảng nhóm III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ a/ Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 3 cực đk 2 đèn.? b/ Nêu mối liên hệ về điện ở câu 1. 3. Bài mới: Giới thiệu và nêu mục tiệu bài học.(2’) NỘI DUNG TG GIÁO VIÊN HỌC SINH 3/ Quy trình lắp đặt mạch điện đèn: Vạch dấu – Khoan lỗ BĐ – Lắp TBĐ của BĐ – Nối dây mạch điện - Kiểm tra *Thực hành: Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện 12’ 20’ 5’ * HĐ 1: Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện: - Gọi hs nêu quy trình lắp đặt mạch điện điện: - Cho hs đọc các bước của quy trình SGK - Hướng dẫn hs từng bước của quy trình và kết hợp thao tác mẫu * HĐ 2: Thực hành vạch dấu và khoan lỗ bảng điện - Yêu cầu hs ngồi theo nhóm và kiểm tra sự chuẩn bị của hs - Nhận xét - Quy định thời gian thực hành và lưu an toàn khi thực hành - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm việc - Quan sát các nhóm và nhắc nhở (nếu có) * HĐ 3: Tổng kết - Hướng dẫn các nhóm tự đánh giá SP thực hành - Lưu ý một số điểm hs mắc phải (nếu có) - Nhận xét tình hình học tập của lớp * Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo - Nêu quy trình (SGK) - Đọc thông tin SGK - Quan sát - Ngồi đúng nhóm của mình và báo cáo sự chuẩn bị của nhóm - Lắng nghe - Lắng nghe - Các nhóm vạch dấu và khoan lỗ - Các nhóm đánh giá chéo - Lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 14/3/2013 Tuần: 28 Ngày dạy: 15/3/2013 Tiết: 27 Bài 10(T3): THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN I. Mục tiêu: 1Kiến thức: - Biết được quy trình lắp đặt mạch điện. - Biết được nội dung công việc và cách chọn dụng cụ phù hợp với từng bước cùa quy trình lắp đặt. 2. Kĩ năng: Lắp thành thạo mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. 3. Thái độ: Nghiêm túc và an toàn trong làm việc, thích tìm hiểu các loại mạch điện. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị điện. Sơ đồ lắp đặt và mô hình mạch điện. Học sinh: - Xem trước Sơ đồ và quy trình lắp đặt mạch điện. - Phiếu báo cáo thực hành và bảng 10-1 SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ a/ Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 3 cực đk 2 đèn.? b/ Nêu quy trình lắp đặt mạch điện ở câu 1. 3. Bài mới: Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.(2’) Trong thực tế người ta muốn tiết kiệm thiết bị điều khiển để chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 đèn ( hoặc cụm đèn ) với hai mục đích khác nhau. Đó là sử dụng 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đè. Vậy mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn được lắp đặt như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài “ Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn” NỘI DUNG TG GIÁO VIÊN HỌC SINH * Sơ đồ lắp đặt mạch điện * Thực hành: Lắp thiết bị điện của bảng điện – Nối dây mạch điện – Kiểm tra 10’ 22’ 5’ * HĐ 1: Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện: Phương tiện: Sơ đồ mạch điện, mô hình mạch điện. - Giới thiệu dụng cụ - Gọi hs nêu quy trình lắp đặt mạch điện điện: - Thao tác mẫu từng bước của quy trình. - Lưu ý một số thao tác an toàn khi thực hành. * HĐ 2: Thực hành “Lắp thiết bị điện của bảng điện – Nối dây mạch điện – Kiểm tra” Phương tiện: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện. - Chia nhóm và yêu cầu hs ngồi theo nhóm - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs - Nhận xét - Quy định thời gian thực hành và lưu ý an toàn khi thực hành - Giáo dục kĩ năng sống cho hs và đảm bảo an toàn về điện - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm việc (20’) - Quan sát các nhóm và nhắc nhở (nếu có) - Cho hs quan sát tiêu chí đánh giá sản phẩm. - Phát phiếu bình điểm cho các nhóm - Yêu cầu các nhóm trao đổi sản phẩm chéo và bình điểm (2’) - Kiểm tra sản phẩm cùa các nhóm - Xác định dây pha (bút thử điện) - Cho vận hành mạch điện của các nhóm - Nhận xét đánh giá và cho điểm các nhóm. - Liên hệ thực tế - Hỏi: + Cầu chì lắp vào dây trung tính được không? Tại sao? + Tại sao trong những sơ đồ mạch điện đã học và trong thực tế thường người ta vẽ và lắp dây pha nằm dưới dây trung tính? - Tuyên dương và phê bình các nhóm chưa làm tốt (nếu có). * HĐ 3: Tổng kết Củng cố: a/ Nhắc lại mục tiêu bài học b/ Nêu mối liên hệ về điện của mạch điện? c/ Phát phiếu học tập - Nhận xét và sửa sai (nếu có) - Nhận xét tình hình học tập của lớp Dặn dò: - Hoàn thành bảng 10 – 1 SGK - Chuẩn bị kiểm tra thực hành - Quan sát và lắng nghe - Nêu quy trình (SGK) - Quan sát - Quan sát và lắng nghe - Chia nhóm và ngồi đúng nhóm theo quy định - Đại diện nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm - Lắng nghe - Lắng nghe - Các nhóm tiến hành lắp đặt mạch điện - Quan sát Bảng bình điểm. - Nhận phiếu bình điểm - Các nhóm đánh giá chéo sản phẩm - Quan sát và lắng nghe - Quan sát - Đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nhiều hs tham gia - Nhắc lại mục tiêu bài học - Trả lời - Nhận phiếu học tập và hoàn thành tại lớp - Lắng nghe và khắc phục - Lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_bai_10_thuc_hanh_lap_mach_dien_mot_c.doc
Giáo án liên quan