Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện - Lê Quang Minh

I. MỤC TIÊU :

 HS biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.

 Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện

 Đảm bảo an toàn điện khi thực hành

III. CHUẨN BỊ :

 ° GV: * Bảng phụ (sơ đồ mạch điện)

 * Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

 - Nguồn điện xoay chiều 220V.

 - Ampe kế thang đo 1A, Vôn kế thang đo 300V, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.

 - Bảng mạch điện có bóng đèn

 - Kìm điện, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn.

 ° HS: - Học bài, phiếu học tập (Bảng đo điện áp, điện năng tiêu thụ)

 ° PP: Trực quan, hoạt động nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện - Lê Quang Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :6 Tiết : 6 Ngày soạn : 24/9/2007 Ngày dạy: 4/10/2007 Bài 4: TH. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN I. MỤC TIÊU : F HS biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. F Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện F Đảm bảo an toàn điện khi thực hành III. CHUẨN BỊ : ° GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Nguồn điện xoay chiều 220V. - Ampe kế thang đo 1A, Vôn kế thang đo 300V, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. - Bảng mạch điện có bóng đèn - Kìm điện, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn. ° HS: - Học bài, phiếu học tập. - Quan sát trước các đồng hồ điện (công tơ điện ở gia đình) ° PP: Trực quan, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: (8 phút) Oån định và kiểm tra bài cũ § GV: Đặt câu hỏi kiểm tra (1) Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào bảng sau: § Một HS lên bảng TT Câu Đ-S Từ sai Từ đúng 1 Để đo điện trở của mạch điện phải dùng oát kế 2 Ampe kế phải mắc song song với mạch điện 3 Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả điện áp và điện trở của mạch điện. 4 Vôn kế được mắc nối tiếp với mạch điện cần đo (2) Hãy kể một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà và nêu công dung của chúng. § GV: Nhận xét và cho điểm § HS khác nhận xét, bổ sung. 2. Hoạt động 2: (35 phút) Tìm hiểu và sử dụng đồng hồ đo điện § GV: Phân chia phân chia cho các nhóm: ampe kế, vôn kế, công tơ điện § GV: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm § HS: Nhận các loại đồng hồ - Làm việc theo nhóm với các nội dung sau: + Đọc và giải thích các kí hiệu trên mặt đồng hồ + Chức năng của đồng hồ điện: đo đại lượng gì? § HS: Ghi vào PHT. 1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện Ký kiệu Ý nghĩa – Chức năng V Dụng cụ đo điện áp: vôn kế A Dụng cụ đo dòng điện: ampe kế W Dụng cụ đo công suất: oát kế kWh Dụng cụ đo điện năng: công tơ Dụng cụ đo kiểu từ điện Dụng cụ đo kiểu điện từ ° Dụng cụ đo kiểu điện động Dụng cụ đo kiểu cảm ứng Dụng cụ có cơ cấu đo kiểu tĩnh điện Dụng cụ dùng với dòng điện một chiều ~ Dụng cụ dùng với dòng điện xoay chiều Dụng cụ dùng với dòng điện xoay chiều và một chiều Dụng cụ dùng với dòng điện 3 pha á hoặc ^ Đặt dụng cụ thẳng đứng à hoặc Đặt dụng cụ nằm ngang < 600. Đặt dụng cụ nghiêng 600. 0,5 Cấp chính xác là 0,5 Điện thế thử cách điện của dụng cụ là 2kV § GV: lưu ý - Ngoài ký hiệu theo đại lượng cần đo, theo nguyên lýlàm việc, trên mặt dụng cụ đo còn có nhiều ký hiệu khác chỉ loại dòng điện, vị trí đặt, cấp chính xác. - Chú ý đồng hồ đo điện xoay chiều hay một chiều, thang đo của đồng hồ. § GV: Cho HS tìm hiểu chức năng của các núm § HS: Quan sát đồng hồ và tìm hiểu chức năng của các núm điều khiển - 2 núm hai bên để nối với nguồn và phụ tải - Núm còn lại dùng để điều khiển vị trí của kim đồng hồ. § GV: Bên trong đồng hồ có cấu tạo như thế nào? + Thuyết trình cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ đo điện +Treo trang vẽ § HS: HS suy nghĩ a) Cấu tạo: b) Nguyên lý hoạt động: - Phần tỉnh của cơ cấu đo kiểu điện từ là cuộn dây bẹt hoặc cuộn dây tròn - Phần động là một miếng sằt lệch tâm gắn với trục quay và kim quay. Đối với cơ cấu đo có cuộn dây tròn, phần động là miếng sắt gắn với trục và kim. Ngoài ra còn có miếng sắt nữa gắn với cuộn dây của phần tỉnh. - Khi cho dòng điện cần đo vào phần tĩnh sẽ tạo nên từ trường làm từ hoá miếng sắt phần động. Từ trường này sẽ hút miếng sắt lệch tâm tạo nên momen quay. Khi miếng thép bị hút làm cho lò xo bị xoắn lại taọ nên momen cản. Ở vị trí cân bằng, momen quay bằng momen cản và góc quay tỉ lệ với dòng điện cần đo. Ở cơ cấu cuộn dây tròn, khi đưa dòng điện cần đo vào cuộn dây sẽ tử hoá miếng sắt cùng cực tính và tạo ra lực đẩy làm cho phần động quay. c) Đặc điểm sử dụng: - Góc quay tỉ lệ với bình phương dòng điện cần đo, thang đo chia không đều - Dụng cụ kiểu điện từ không có cực tính, do đó do đó đo được cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. - Dụng cụ có độ chính xác không cao, chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài vì từ trường của bản thân yếu. - Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền. - Khả năng quá tải tốt vì cuộn dây ở phần tĩnh nên có thể chế tạo tiết diện lớn. 3. Hoạt động 3: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà - Xem và nhớ lại bài thực hành (có thể tự thực hành nếu được) - Chuẩn bị PHT: (Đo điện áp nguồn và điện năng tiêu thụ) vào tiết sau. BẢNG ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU Trình tự thí nghiệm Kết quả tính Kết quả đo Lần 1 Lần 2 ĐO ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ (Bảng 4-1) Tuần :7 Tiết : 7 Ngày soạn : 1/10/2007 Ngày dạy: 11/10/2007 Bài 4: TH. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (TT) I. MỤC TIÊU : F HS biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. F Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện F Đảm bảo an toàn điện khi thực hành III. CHUẨN BỊ : ° GV: * Bảng phụ (sơ đồ mạch điện) * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Nguồn điện xoay chiều 220V. - Ampe kế thang đo 1A, Vôn kế thang đo 300V, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. - Bảng mạch điện có bóng đèn - Kìm điện, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn. ° HS: - Học bài, phiếu học tập (Bảng đo điện áp, điện năng tiêu thụ) ° PP: Trực quan, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: (7 phút) Oån định và kiểm tra bài cũ § GV: Đặt câu hỏi kiểm tra Hãy cho biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo điện Dụng cụ để đo điện áp và điện năng tiêu thụ là gì? § GV: Nhận xét và cho điểm § Một HS được kiểm tra § GV: Nhắc lại kiến thức và đặt vấn đề vào bài mới. - Ta đã biết muốn đo điện áp ta dùng vôn kế, đo điện năng tiêu thụ ta dùng công tơ điện. Vậy ta phải mắc các đồng hồ này vào mạch điện như thế nào mới có thể đo được các đại lượng điện. Giờ này các em sẽ thực hành điều đó. HS khác nhận xét, bổ sung. 2. Hoạt động 2: (30 phút) Thực hành đo điện áp và điện năng tiêu thụ Sơ đồ mạch điện Thí nghiệm 1: a) § GV: Treo bảng phụ có sơ đồ mạch điện cần đo Lưu ý HS chọn vôn kế có thang đo thích hợp (chọn thang đo 300V) - Tiến hành đo điện áp của nguồn thực hành. + Nối dây theo sơ đồ a) + Đóng cầu dao D, đọc và ghi chỉ số vào bảng V 220V + Cắt dao D Thí nghiệm 2: b) V 220V Bảng đo điện áp xoay chiều Trình tự thí nghiệm Kết quả tính Kết quả đo Lần 1 Lần 2 + Cầu dao D ở vị trí cắt, nối dây theo sơ đồ hình b). + Đóng cầu dao D, đọc và ghi chỉ số vôn kế vào bảng. + Cắt cầu dao D. § GV: Gợi ý cho nhận xét Đo điện áp được 180V, điều đó chứng tỏ điện áp của mạng điện như thế nào? Các thiết bị làm việc lúc này ra sao? Cần làm gì? § HS: Thảo luận và trả lời - Điện áp của mạng điện giảm thấp - Thiết bị điện làm việc không bình thường, - Tăng điện áp bằng ổn áp. § GV: Lưu ý đo lường bao giờ cũng có sai số.Khi mắc dụng cụ đo vào mạch, dụng cụ đo tiêu thụ một phần năng lượng làm cho giá trị đọc và giá trị thực cần đo có chênh lệch. Độ chênh lệch giữa giá trị đọc và già trị thực gọi là sai số tuyệt đối. 3. Hoạt động 3: (6 phút) Tổng kết bài học § GV: Tổng kết, nhận xét giờ thực hành - Thu baó cáo thực hành, chấm thử trước lớp một vài bài(nếu còn thời gian) để rút kinh nghiệm. § HS: Nộp kết quả thực hành, rút kinh nghiệm. 4. Hoạt động 4: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà - Xem và nhớ lại bài thực hành (có thể tự thực hành nếu được) - Chuẩn bị thực hành vào tiết sau Tuần : 8 Tiết : 8 Ngày soạn : 8/10/2007 Ngày dạy: 18/10/2007 Bài 4: TH. SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (tt) I. MỤC TIÊU : F HS biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. F Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện F Đảm bảo an toàn điện khi thực hành III. CHUẨN BỊ : ° GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Nguồn điện xoay chiều 220V. - Ampe kế thang đo 1A, Vôn kế thang đo 300V, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. - Bảng mạch điện có bóng đèn - Kìm điện, tuốc nơ vít, bút thử điện, dây dẫn. ° HS: - Học bài, phiếu học tập. - Quan sát trước các đồng hồ điện (công tơ điện ở gia đình) ° PP: Trực quan, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: (5 phút) Oån định và kiểm tra bài cũ § GV: Kiểm tra sĩ số,chia nhóm, cử đại điện theo dõi thực hành, thư ký ghi chép và cập nhật số liệu theo thời gian § HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. 2. Hoạt động 2: (30 phút) Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện 2. Đo điện năng tiêu thụ: Các bước: + Bước 1: Đọc và ghi chỉ số của công tơ trước khi tiến hành đo + Bước 2: Quan sát tình trạng làm việc của công tơ khi ° Đóng cầu dao D: quan sát đĩa nhôm, nếu đĩa quay ngược thì đổi dây § GV: Yêu cầu 1350 15 K=1 1kWh 4000n 200V 5A 50Hz -Giải thích những ký hiệu ghi trên mặt công tơ § HS: Làm việc theo nhóm + 1350 là số kWh còn 15 số lẻ + Số điện năng tiêu thụ được tính: Kx1350 = 1x1350 = 1350kWh + Ký hiệu 1kWh 400.n là: 1kWh đĩa nhôm quay 4000 vòng. + Mũi tên chỉ chiều quay của đĩa nhôm + 220V; 5A: điện áp và dòng điện định mức của công tơ. + 50Hz: tần số định mức. °Ngắt cầu dao: quan sát đĩa quay, nếu đĩa vẫn quay, đó là đĩa tự quay thì điều chỉnh của mấu trên trục của công tơ nhằm tăng mô men hãnh cho đến khi công tơ đứng yên thì thôi. + Bước 3: Tính kết quả tiêu thụ sau 30’ § GV: Hãy quan sát sơ đồ mạch điện hình 4-2 (SGK) Hỏi: + Mạch điện có bao nhiêu phần tử? Kể tên những phần tử đó. Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào? + Nguồn điện được kết nối với đầu nào của công tơ? Phụ tải ? § GV: Hướng dẫn HS nối dây dẫn vào công tơ. § HS: Tiếp tục làm việc nhóm Trả lời: Mạch điện có 3 phần tử: công tơ điên, ampe kế và phụ tải. Các phần tử đóù được nối nối tiếp với nhau. + Nguồn điện được nối với đầu vào và nguồn điện nối với đầu ra của công tơ điện. § GV: Treo bảng phụ giới thiệu công tơ điện kiểu cảm ứng § GV: Hướng dẫn HS và làm mẫu cách đo điện năng tiêu thụ theo các bước sau: § HS: Đọc lại và làm quen. + Mắc công tơ điện vào mạch điện + Đóng điện sau khi GV kiểm tra + Theo dõi vòng quay của công tơ điện. + Ghi số liệu vào bảng. + Tính số vòng, so sánh, nêu thắc mắc. Kết quả thực hành đo điện năng tiêu thụ Chỉ số công tơ trước khi đo Chỉ số công tơ sau khi đo Số vòng quay Điện năng tiâu thụ 3. Hoạt động 3: (9 phút) Tổng kết bài học § GV: Tổng kết, nhận xét cả 3 giờ thực hành - Thu baó cáo thực hành, chấm thử trước lớp một vài bài(nếu còn thời gian) để rút kinh nghiệm. § HS: Nộp kết quả thực hành, rút kinh nghiệm. + Lắng nghe và rút kinh nghiệm. 4. Hoạt động 4: (1 phút) Hướng dẫn ở nhà - Xem và nhớ lại bài thực hành (có thể tự thực hành nếu được) - Đọc trước, nghiên cứu Bài 5: “Nối dây dẫn” - Mỗi nhóm chuẩn bị: dây dẫn lõi 1 sợi, dài 1m (Ỉ1,6mm)

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_bai_4_thuc_hanh_su_dung_dong_ho_do_d.doc