I. MỤC TIÊU :
HS hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện huỳnh quang.
Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện huỳnh quang.
Lắp đặt được mạch điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Bảng phụ (vẽ bảng điện, Hiện tượng, nguyên nhân, khắc phục sự cố). PHT
+ Thiết bị : 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc.
+ Vật kiệu: Bảng điện, dây dẫn điện điện, giấy nháp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
° HS: + SGK và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 6: Thực hành lắp mạch điện ông huỳnh quang - Lê Quang Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :16 Tiết : 16
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Bài 6: THỰC HÀNH:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. MỤC TIÊU :
F HS hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện huỳnh quang.
F Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện huỳnh quang.
F Lắp đặt được mạch điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
F Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Bảng phụ (vẽ sơ đồ mạch điện, bảng dự trù vật liệu, thiết bị, dụng cụ)
+ Mỗi nhóm một bộ đèn huỳnh quang.
° HS: + SGK và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (9 phút) Oån định , chuẩn bị và tìm hiểu mục tiêu bài thực hành.
§ GV: Nắm sĩ số lớp
§ HS: Chia lớp thành 4 nhóm (Theo tổ)
+ Phân bộ đèn huỳnh quang cho mỗi nhóm
§ GV: Hãy đọc và thảo luận mục tiêu bài học và hỏi:
+ Khi học xong bài này, các em sẽ hiểu biết gì về mạch đèn huỳnh quang?
§ HS: Lớp trưởng báo cáo
§ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị cho bài TH của từng thành viên: Mẫu báo cáo, và các công việc mà GV dặn dò trong giờ học trước
§ HS: Thảo luận và trả lời:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện đèn huỳnh quang,
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt.
- Lắp đặt được đèn ống huỳnh quang và đảm bảo an toàn về điện.
2. Hoạt động 2:(10 phút) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên
§ GV: Treo sơ đồ nguyên lý hình 7-1 và yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo các nội dung sau:
- Mạng điện gồm bao nhiêu phần tử, gọi tên và nêu chức năng của các phần tử đó?
§ HS: Quan sát, thảo luận và trả lời
- Mạng điện gồm có các phần tử:
+ Cầu chì: là thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch
+ Công tắc: để nối, cắt mạch điện với nguồn điện
+ Chấn lưu: tạo sự tăng thế lúa ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng.
+ Tắc te: tự động nối mạch
Với điện quá cao ở hai điện cực và ngắt mạch khi điện áp giảm, mồi đèn sáng lúc ban đầu
+ Bóng đèn: nơi phát ra ánh sáng.
- Các phần tử được nối với nhau như thế nào?
- Tắc te nối song song với bóng đèn sau đó nối tiếp với chấn lưu, công tắc và cầu chì.
3. Hoạt động 3: (25 phút) Xây dựng sơ đồ lắp đặt, lập bảng dự trù DC, TB và VL
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt:
§ GV: Hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ lắp đặt (SGK trang 35)
§ HS: Thảo luận và thống nhất cách vẽ sơ đồ lắp đặt:
A
O
CL
3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
§ GV: Treo mẫu bảng dự trù và hướng dẫn HS hoàn thành bảng dự trù:
- Theo sơ đồ mạch điện lắp đặt vừa vẽ, ta phải có những DC, TB, VL nào để có thể lắp đặt được mạch điện?
§ HS: Thảo luận nhóm, ghi vào PHT và bổ sung cho hoàn chỉnh bảng dự trù bằng cách phát biểu và bổ sung vào mẫu ở bảng đen.
STT
Tên DC, VL và TB điện
Số lượng
Yêu cầu kỹ thuật
1
Dao thợ điện
1
Không mẻ, cách điện tốt
2
Kìm tuốt dây
1
Còn tốt
3
Kìm tròn
1
Còn tốt
4
Kìm điện
1
Còn tốt
5
Bút thử điện
1
Còn tốt
6
Búa
1
Cán chắc chắn
7
Dùi khoan
1
Mũi nhọn, sắc cứng, vững
8
Khoan tay
1
Còn tốt
9
Tuốc nơ vít to
1
Còn tốt
10
Tuốc nơ vít nhỏ
1
Còn tốt
11
Thước
1
Còn tốt
12
Cưa
1
Còn tốt
13
Công tắc hai cực
1
Còn tốt
14
Cầu chì
1
Còn tốt
15
Bảng điện (15x20x1,5cm)
1
Còn tốt
16
Dây dẫn điện (đôi mềm)
2m
Không hở cách điện
17
Vít
10
Còn tốt
18
Bóng đèn huỳnh quang 0,6m
1
Còn tốt
19
Chấn lưu 220V – 20W
1
Còn tốt
20
State FS4
1
Còn tốt
21
Đế đèn (đầu đèn)
1 bộ
Còn tốt
22
Máng đèn
1
Còn tốt
23
Băng cách điện
1 cuộn
Còn tốt
24
Giấy nhám
1tờ
Còn tốt
4. Hoạt động 4: (1 phút) Hướng dẫn ở nhà
- Nghiên cứu quy trình lắp đặt để chuẩn bị lập bảng quy tình vào tiết sau
- Phiếu học tập “Bảng mẫu quy trình lắp đặt”
Tuần :17 Tiết : 17
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Bài 5: THỰC HÀNH:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG(tt)
I. MỤC TIÊU :
F HS hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện huỳnh quang.
F Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện huỳnh quang.
F Lắp đặt được mạch điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
F Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn điện.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Bảng phụ (vẽ bảng điện, Hiện tượng, nguyên nhân, khắc phục sự cố). PHT
+ Thiết bị : 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc.
+ Vật kiệu: Bảng điện, dây dẫn điện điện, giấy nháp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
° HS: + SGK và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (7 phút) Oån định , chuẩn bị thực hành lắp đặt mạch đèn huỳnh quang.
§ GV: Treo bảng phụ vẽ sơ đồ lắp đặt mạch đèn huỳnh quang.
+ Yêu cầu: Hãy nghiên cứu quy trình lắp đặt
§ HS: Quan sát sơ đồ mạch điện và nghiên cứu quy trình lắp đặt.
Nối dây vào bộ đèn
Nối dây MĐ
Kiểm tra
Lắp TBĐ vào BĐ
Khoan lỗ
Vạch dấu
§ GV: Cho HS phân tích từng công đoạn trong quy trình.
§ HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành quy trình lắp đặt vào PHT.
Bảng quy trình lắp đặt:
Các bước
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
1. Vạch dấu
- Vạch dâu vị trí lắp các thiết bị điện.
- Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt bộ dèn huỳnh quang
- Thước
- Mũi vạch
- Bút chì
- Bố trí thiết bị điện hợp lý
- Vạch dấu chính xác
2. Khoan lỗ bảng điện
- Khoan lỗ bắt vít (chọn mũi khoan 2mm)
- Khoan lỗ luồn dây (chọn mũi khoan 5mm)
- Mũi khoan
- Máy khoan
- Khoan chính xác lỗ
- Lỗ khoan thẳng
3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện.
- Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện
- Kìm tuốt dây, kìm tròn, kìm điện, bảng điện, băng keo, tuốc nơ vít.
- Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật
- Lắp thiết bị đúng vị trí
Các thiết bị được lắp chắc, đẹp
4. Nối dây bộ đèn huỳnh quang
- Nối dây dẫn của bộ đèn huỳnh quang theo sơ đồ lắp đặt
- Lắp đặt các phần tử của bộ đèn vào máng đèn
- Kìm, tuốc nơ vít
- Nối dây đúng sơ đồ
- Lắp các phần tử bộ đèn dúng vị trí
- Các phần tử bộ đèn được lắp chắc đẹp
5. Nối dây mạch điện
- Đi dây từ bảng điện ra đèn
- Kìm, tuốc nơ vít
- Nối dây đúng sơ đồ mạch điện.
6. Kiểm tra
- Lắp đặt các thiết bị và đi dây đung sơ đồ mạch điện
- Nối nguồn, vận hành thử
- Bút thử điện
- Mạch điện đúng sơ đồ, chắc, đẹp
Mạch làm việc tốt .
2. Hoạt động 2: (10 phút) Tiến hành lắp đặt
§ GV: Nêu lại các bước của quy trình
+ Làm mẫu và nêu yêu cầu kỹ thuật từng công đoạn.
+ Yêu cầu HS thực hành
§ GV: Kiểm tra, hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm mvà giải đáp thắc mắc cho từng HS.
+ GV lưu ý HS ngoài việc sửa lỗi, thông tin cho từng nhóm, nên có những thông tin trao đổi giữa các nhóm nhằm động viên HS học tập.
§ GV: Lắng nghe và quan sát
+ Làm việc theo nhóm, tiến hành thực hiện từng công đoạn
3. Hoạt động 3: (26 phút) Kiểm tra và vận hành thử mạch điện đèn huỳnh quang.
§ GV: Hướng dẫn HS tự kiểm tra và kiểm tra chéo giữa các nhóm khi chưa nối nguồn theo những tiêu chuẩn sau:
Lắp đặt đúng quy trình
Mạch điện lắp đặt theo đúng sơ đồ mạch điện
Các mối nối chặt, chắc, đẹp
Bố trí các thiết bị hợp lý , đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
+ GV kiểm tra lại
§ HS: Kiểm tra theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu.
+ Sản phẩm của nhóm mình
+ Kiểm tra chéo:
Nhóm 1 – Nhóm 2
Nhóm 3 – Nhóm 4
§ GV: Kiểm tra lại và chỉ ra lỗi của HS (nêu có)
+ Nối nguồn vận hành thử
+ Chấm điểm sản phẩm của các nhóm.
§ GV: Sửa chữa những sự cố thông thường (treo bảng phụ)
Hiện tượng
Nguyên nhân
Khắc phục
- Đóng điện mà đèn không sáng
- Bóng đèn bị đứt dây tóc
- Tắc te không làm việc
- Chấn lưu hỏng
- Mạch điện hỏng
- Thay mới
- Thay mới
- Thay mới
- Kiểm tra lại mạch
- Đèn phát sáng nhưng cường độ quá yêu
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Tắc te bị hỏng
- Tăng điện áp
- Thay mới
- Thay mới
- Đèn tắt sáng liên tục và 2 đầu đèn lúc nào cũng đỏ
- Mạch bị hỏng
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Kiểm tra lại mạch
- Tăng điện áp
- Thay mới
- Hai đầu đèn cháy đỏ nhưng đèn không phát sáng
- Tắc te bị hỏng
- Tiếp xúc điện kém
- Tắc te bị hỏng do bị chập
- Thay mới
- Kiểm tra lại mạch
- Thay mới
3. Hoạt động 3: (26 phút) Tổng kết bài học.
§ GV: Nhận xét, tổng kết giờ thực hành:
Kết quả thực hành
Quy trình tiến hành
Thời gian hoàn thành
Thai độ tham gia thực hành của các nhóm.
4. Hoạt động 4: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà
+ Xemvà nhớ lại mạch điện vừa thực hành
+ Nghiên cứu sơ đồ hình 8 – 1.
+ Kẻ mẫu “Bảng quy trình lắp đặt”
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_6_thuc_hanh_lap_mach_dien_ong_hu.doc