I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. (ví dụ: mạch điện cầu thang)
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn cầu thang.
- Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang.
- Đảm bảo an toàn điện.
- Hiểu và làm quen với các hoạt động theo đội nhóm.
II. TRỌNG TÂM :
- Hiểu mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn được sử dụng thích hợp với những trường hợp muốn đóng ngắt đèn ở hai nơi như hành lang, cầu thang, buồng ngủ
- Hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (ví dụ mạch đèn cầu thang).
- Lắp đặt được mạch điện đèn cầu thang.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
a. Nội dung :
- Nghiên cứu nội dung bài trong SGK và SGV.
- Tham khảo tài liệu nghề điện của thầy Lâm An.
- Lập kế hoạch dạy học.
b. Đồ dùng dạy học :
- Chuẩn bị tập tin power point.
- Bảng vẽ thực hành mạch điện cầu thang.
2. Học sinh :
- Mỗi nhóm 5 học sinh chuẩn bị :
· Vật liệu và thiết bị : 1 bảng gỗ (60 x 100),2 bảng điện nhựa nhỏ (8 x 20), 2 công tắc ba cực, 1 công tắc hai cực. 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt (có đui đèn), dây dẫn, phụ kiện đi dây(ống, co vòng co), giấy ráp, băng keo cách điện.
· Dụng cụ : dao nhỏ, tua vít, khoan tay
· Phiếu thực hành.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quận 9
THCS Trường Thạnh
Bộ môn Công Nghệ 9
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 9 (3 tiết)
Thực hành
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC
ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
MỤC TIÊU :
Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. (ví dụ: mạch điện cầu thang)
Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn cầu thang.
Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang.
Đảm bảo an toàn điện.
Hiểu và làm quen với các hoạt động theo đội nhóm.
TRỌNG TÂM :
Hiểu mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn được sử dụng thích hợp với những trường hợp muốn đóng ngắt đèn ở hai nơi như hành lang, cầu thang, buồng ngủ
Hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (ví dụ mạch đèn cầu thang).
Lắp đặt được mạch điện đèn cầu thang.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Nội dung :
Nghiên cứu nội dung bài trong SGK và SGV.
Tham khảo tài liệu nghề điện của thầy Lâm An.
Lập kế hoạch dạy học.
Đồ dùng dạy học :
Chuẩn bị tập tin power point.
Bảng vẽ thực hành mạch điện cầu thang.
Học sinh :
Mỗi nhóm 5 học sinh chuẩn bị :
Vật liệu và thiết bị : 1 bảng gỗ (60 x 100),2 bảng điện nhựa nhỏ (8 x 20), 2 công tắc ba cực, 1 công tắc hai cực. 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt (có đui đèn), dây dẫn, phụ kiện đi dây(ống, co vòng co), giấy ráp, băng keo cách điện.
Dụng cụ : dao nhỏ, tua vít, khoan tay
Phiếu thực hành.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Oån định lớp :
Oån định trật tự lớp sau khi các em tự về nhóm.
Bài giảng :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1 : Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học.
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị : (SGK 40)
Kiểm tra việc chia nhóm và phân công của nhóm trưởng về các khâu chuẩn bị cho bài thực hành.
Nêu và hướng dẫn HS hoàn thành các mục tiêu của bài.
Cần lưu ý cho HS hiểu tính chất hoạt động nhóm : kết quả đánh giá trên toàn nhóm giúp cho HS ý thức hơn trong quá trình thực hành.
Việc các em trả lời các câu hỏi sẽ được tính điểm cộng đối với cá nhân.
Nhóm trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị của các thành viên và báo cáo lại cho GV.
HS lắng nghe và nêu thắc mắc nếu có.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu công tắc 3 cực.
II. Nội dung và trình tự thực hành :
Yêu cầu các nhóm lấy 2 công tắc ra (hai cực và ba cực) và thảo luận so sánh :
+ Cấu tạo bên ngoài.
+ Cấu tạo bên trong.
(có thể gọi 1 nhóm phát biểu sau đó các nhóm khác bổ sung)
- Riêng đối với ông tắc ba cực, GV cần lưu ý cho HS về vị trí của các cực. Cực nguồn là cực giữa và liên hệ với ký hiệu hình vẽ công tắc ba cực (cực có cần gạt)
HS thảo luận và trả lời :
+ Hình dạng : giống nhau.
+ Cấu tạo : công tắc hai cực có 2 tiếp điểm để nối dây, còn công tắc ba cực có 3 tiếp điểm để nối dây.
HOẠT ĐỘNG 3 : Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Vẽ sơ đồ lắp đặt :
Sơ đồ lý thuyết :
(hình vẽ)
Sơ đồ lắp đặt :
(hình vẽ)
Cho HS quan sát sơ đồ lý thuyết và dùng phương pháp vấn đáp để đưa các câu hỏi :
+ Chỉ rõ và kể tên các thiết bị.
+ Hai công tắc mắc với nhau như thế nào ?
+ Hai công tắc mắc với nguồn như thế nào ?
+ Có thể cho HS xem cách vẽ gợi ý sơ đồ lý thuyết.
+ Tự hình dung các phương án lắp đặt mạch (mạch thực hành).
+ Cho 1 nhóm nêu phương án lắp đặt mạch rồi các nhóm khác bổ sung.
+ GV tóm ý lại và cho HS xem cách lắp đặt và sơ đồ.
Quan sát sơ đồ.
Trả lời câu hỏi theo cá nhân.
Riêng câu hỏi về phương án lắp đặt nên thảo luận nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4 : Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị :
Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị :
Hướng dẫn HS điền thông tin sản phẩm vào phiếu thực hành.
HS thảo luận, tìm thông số sản phẩm và điền vào phiếu thực hành đã chuẩn bị trước.
HOẠT ĐỘNG 5 : Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang.
Lắp mạch điện :
(sơ đồ các bước thực hành)
GV hướng dẫn cách xác định vị trí đặt thiết bị, nối dây và đi dây từ sơ đồ.
Cần nhấn mạnh cho HS vị trí của cực nguồn trong công tắc ba cực.
Có thể kiểm tra những hiểu biết của HS về yêu cầu kỹ thuật trong từng công đoạn, đồng thời phân tích những sai hỏng thường mắc phải và cách khắc phục.
(Có thể bỏ qua giai đoạn thao tác mẫu do HS đã biết cách lắp đặt thiết bị trong các bài học trước.)
GV lưu ý HS trước khi thực hành cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn điện cũng như tất cả các thành viên phải tập trung vào công việc để đảm bảo thời gian.
Quan sát các nhóm thực hành và hướng dẫn cụ thể.
HS đặt các thiết bị thử vào vị trí và xáx định cách đi dây từ sơ đồ.
Tiến hành lắp đặt.
HOẠT ĐỘNG 6 : Kiểm tra và vận hành thử mạch điện.
Hướng dẫn HS tự kiểm tra sản phẩm (đúng sơ đồ, mối nối, bố trí).
Có thể chọn 1 hoặc 2 em HS thao tác tốt lên tiến hành kiểm tra sự vận hành của các mạch điện. Tránh tình trạng các nhóm tự kiểm tra gây mất trật tự và nguy hiểm.
GV chấm điểm sản phẩm ngay tại lớp và công bố cho HS biết (có nhận xét cụ thể).
Tiến hành kiểm tra.
Ghi nhận và tự điều chỉnh các sai sót.
Nhóm trưởng điều động các thành viên thu dọn và vệ sinh khu vực thực hành.
HOẠT ĐỘNG 7 : Tổng kết, đánh giá giờ thực hành.
Cho các thành viên trong từng nhóm tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí đã thống nhất. Sau đó nhóm trưởng sẽ kết lại các ý kiến và ghi nhân vào phiếu thực hành.
Thu phiếu thực hành
Nhận xét, tổng kết giờ thực hành.
Dặn dò HS chuẩn bị cho bài sau.
Tự đánh giá và nhận xét : kết quả, quy trình, thời gian, thái độ, trật tự của các thành viên.
Trường Thạnh, ngàythángnăm 2005
Giáo viên soạn
TRẦN ĐÌNH THI
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_9_thuc_hanh_lap_mach_dien_hai_co.doc