I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS đạt được:
- Biết phân loại, cấu tạo và sử dụng dây dẫn điện.
- Biết lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
- Ý thức được sự cần thiết phải lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
II./ Chuẩn bị:
- GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
+ Vật mẫu các loại dây dẫn điện, tranh vẽ cấu tạo dây dẫn điện (hình2-2)
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số .
2./ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
a./ Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện ?
b./ Em hãy cho biết các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động ?
27 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-13 - Bùi Quốc Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Ngày giảng:7/9/07
Tiết: 1
giới thiệu nghề điện dân dụng
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số
2./ Kiểm tra bài cũ:
Không.
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. SGK/5.
II./ Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1./ Đối tượng lao động.
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt, điều khiển và lấy điện.
- Nguồn điện 1 c, xoay chiều.
- Thiết bị đo lường điện.
- Vật liệu và dụng cụ của nghề
- Các loại đồ dùng điện.
- Mạng điện trong nhà, trong các hộ tiêu thụ.
2./ Nội dung lao động:
SGK / 6.
3./ Điều kiện làm việc:
Thường được thực hiện trong nhà, ngoài trời, trên cao, gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm.
4./ Yêu cầu của nghề.
- Kiến thức: Có trình độ văn hoá hết cấp THCS nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện, an toàn điện và các quy trình kĩ thuật.
- Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt các thiết bị và mạng điện.
- Thái độ: SGK.
- Sức khoẻ: Không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc.
5./ Triển vọng nghề:
SGK/7-8.
6./ Những nơi đào tạo:
- Ngành điện của các trường kĩ thuật và dạy nghề.
- Trung tâm kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
- Các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học kĩ thuật.
7./ Những nơi hoạt động nghề.
SGK/8
HĐ1: HD tìm hiểu Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sx và đs.
- GV cho học sinh đọc SGK và tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trong sx và đs.
HĐ2: HD tìm hiểu đ2 và yêu cầu của nghề:
- GV cho hs đọc nội dung SGK.
- GV đàm thoại cùng hs về các đối tượng lao động để học sinh nhận biết các đối tượng lao động.
- GV cho hs đọc và làm BT nhỏ SGK/6 sau đó nhận xét và KL chuẩn KT
- GV cho hs đọc và làm BT nhỏ SGK/6 sau đó nhận xét và tóm tắt chuẩn kiến thức.
- GV cho hs làm việc theo nhóm ngang (5 phút) tìm hiểu yêu cầu của nghề.
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
- GV cho học sinh đọc SGK phần 5, 6, 7/ 7-8.
- GV cho hs làm việc theo nhóm ngang (10 phút) tìm hiểu những nội dung sau:
+ Triển vọng nghề:
+ Những nơi đào tạo:
+ Những nơi hoạt động nghề.
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
HĐ1: Tìm hiểu Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sx và đs.
- HS đọc và tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trong SX và ĐS.
HĐ2: Tìm hiểu đ2 và yêu cầu của nghề:
Đọc SGK và trả lời các câu hỏi đàm thoại của GV.
Đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu các yêu cầu của nghề.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu các các nội dung:
+ Triển vọng nghề:
+ Những nơi đào tạo:
+ Những nơi hoạt động nghề.
Theo sự HD của GV
4. Tổng kết bài học:
Hệ thống kiến thức bằng phần ghi nhớ.
Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Đọc trước bài 2
Tuần: 2
Ngày giảng:14/9/07
Tiết: 2
BàI 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt điện trong nhà (t1).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS đạt được:
Biết phân loại, cấu tạo và sử dụng dây dẫn điện.
Biết lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
ý thức được sự cần thiết phải lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
+ Vật mẫu các loại dây dẫn điện, tranh vẽ cấu tạo dây dẫn điện (hình2-2)
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số .
2./ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
a./ Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện ?
b./ Em hãy cho biết các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động ?
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Dây dẫn điện:
1./ Phân loại: (10 phút)
Dựa theo lớp vỏ cách điện:
Dây dẫn trần:
Dây dẫn bọc cách điện
Dựa vào số lõi và số sợi của lõi.
Dây 1 lõi và dây nhiều lõi
+ Dây lõi nhiều sợi
+ Dây lõi một sợi.
2./ Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện. (10 phút)
Gồm 2 bộ phận chính:
Phần lõi dẫn điện ( Cu; Al )
Phần vỏ cách điện ( nhựa )
3./ Sử dụng dây dẫn điện: (15 phút)
- Lựa chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
- Dây dẫn điện được lựa chọn theo tiêu chuẩn.
Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện: M(nF).
- Khi sử dụng chú ý vỏ cách điện và các mối nối.
HĐ1: HD tìm hiểu về dây dẫn điện:
- GV KL và cho hs quan sát một số loại dân dẫn điện thường gặp (hình 2-1 SGK/9) và làm bài tập nhỏ SGK.
? Dây dẫn có thể phân loại dựa vào những đặc điểm gì ?
? Quan sát lõi của dây dẫn em có nhận xét gì về số lượng lõi và số sợi của lõi?
- Yêu cầu hs quan sát hình 2-2 SGK/10.
? Qua quan sát em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện ?.
GV cho hs thảo luận nhóm (10 phút) để tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng dây dẫn điện theo các câu hỏi sau:
? Vì sao lắp đặt điện phải lựa chọn dây dẫn ?
? Lựa chọn dây dẫn phải dựa vào những đặc điểm nào ?
? Vỏ cách điện được chọn như thế nào ?
? Chọn tiết diện dây dẫn phải phù hợp với điều kiện gì ?
? Dựa vào đâu để chọn tiết diện dây dẫn ?
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện:
- Quan sát vật mẫu và hình vẽ, thảo luận và trả lời câu hỏi theo HD của GV.
- HS quan sát hình vẽ 2-2 SGK/10 để tìm hiểu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện.
- 1 HS trả lời.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu cách Sử dụng dây dẫn điện thông qua hệ thống các câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Hệ thống kiến thức bằng phần ghi nhớ.
Nhận xét giờ học.
5.Hướng dẫn học ở nhà
Đọc trước Phần II; III bài 2SGK/11-12.
*./ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3
Ngày giảng:21/9/07
Tiết: 3
BàI 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt điện trong nhà (t2).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết phân loại, cấu tạo và sử dụng dây cáp điện.
Biết được thế nào là vật liệu cách điện.
Hứng thú học tập.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
+ Vật mẫu các loại dây cáp điện, tranh vẽ cấu tạo dây dẫn điện (hình2-3)
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số .
2./ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Nêu cấu tạo và cách phân loại dây dẫn điện ?
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II./ Dây cáp điện:
1./ Cấu tạo: hình 2-3/11.
Gồm 3 phần chính:
- Lõi cáp: thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ cách điện: thường được làm bằng cao su TN, cao su tổng hợp, PVC ...
- Vỏ bảo vệ: chế tạo phù hợp với môi trường lắp đặt (chịu nhiệt, ăn mòn, nắng mưa ...)
2./ Sử dụng cáp điện:
Dùng để lắp đặt hệ thống truyền tải, phân phối điện năng và cáp ngầm
III./ Vật liệu cách điện:
- Vật liệu cách điện là những vật liệu đạt được các yêu cầu sau: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
- Một số loại vật liệu cách điện: Cao su, nhựa, sứ, mica ...
HĐ1: HD tìm hiểu về dây dẫn điện:
- Yêu cầu hs quan sát hình 2-3 SGK/11.
? Qua quan sát em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện ?.
- GV cho HS quan sát một số loại cáp: (mẫu)
GV cho hs liên hệ thực tế, thảo luận nhóm (5 phút) để để kể ra cáp điện được dùng ở đâu ?
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà..
- KN vật liệu cách điện, HS đã được học ở lớp 8 do vậy GV có thể đặt câu hỏi:
? Vật liệu cách điện là gì.
? Bằng hiểu biết thực tế và thông tin SGK em hãy cho biết vật liệu cách điện là những vật liệu đạt được các yêu cầu gì ? vì sao ? lấy ví dụ.
- GV cho hs thảo luận nhóm ngang (3 phút)
Gv yêu cầu 1 hs trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận phạm vi sử dụng của một số loại vật liệu cách điện đối với mạng điện trong nhà..
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện:
- HS quan sát hình vẽ 2-3 SGK/11 để tìm hiểu cấu tạo của dây cáp điện.
- 1 HS trả lời.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu cách Sử dụng dây cáp điện thông qua hệ thống các câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
- 1 hs nhắc lại kiến thức cũ, hs khác theo dõi bổ sung.
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các yêu câu đối với vật liệu cách điện.
- Đại điện 1 nhóm trả lời.
- Các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Hệ thống kiến thức bằng câu hỏi SGK/12.
Nhận xét giờ học.
5 . Hướng dẫn học ở nhà
Đọc trước bài 3 SGK/13.
*./ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 4
Ngày giảng:28/9/07
Tiết: 4
BàI 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (t1).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết công dụng, các kí hiệu của một số đồng hồ đo điện.
Phân loại được một số đồng hồ đo điện theo các đại lượng đo.
Hiểu rõ sụ cần thiết phải lựa chọn đúng loại đồng hồ đo điện khi đo các đại lượng điện và có hứng thú học tập.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Một số loại đồng hồ đo điện, bảng phụ các kí hiệu đồng hồ đo điện.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
- HS: Đọc trước phần I bài 3 trang 13, 14
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức:
- Sĩ số :
- Vắng :
+) có lý do :
+) Không lý do :
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Hãy nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng dây cáp điện.
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Đồng hồ đo điện:
1./ Công dụng của đồng hồ đo điện:
Những đại lượng đo của đồng hồ đo điện:
Cường độ dòng điện.
Điện trở của mạch điện.
Công suất tiêu thụ của mạch điện.
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
Điện áp.
*./ Công dụng của đồng hồ đo điện:
- Kiểm tra các thông số, đánh giá chất lượng của thiết bị điện
- Kiểm tra các sự cố, hư hỏng của thiết bị điện, đồ dùng điện, mạch điện.
2./ Phân loại đồng hồ đo điện
Phân loại theo đại lượng cần đo:
Đo điện áp: Vôn kế.
Đo dòng điện: Ampe kế.
Đo công suất điện: Oát kế.
Đo điện trở: Ôm kế.
Đo điện năng: Công tơ điện
Đồng hồ vạn năng: U; I;
3./ Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
Bảng 3-3 SGK.
HĐ1: HD tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện:
- GV đặt vấn đề: Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm đã học trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết.
- GV cho HS khác bổ sung (nếu chưa đầy đủ).
- GV cho HS hoạt động theo cặp: Bài tập điền ô trống trong SGK/13.
- Qua phần bài tập các em vừa làm và kết hợp thông tin SGK em hãy cho biết:
? Công dụng của đồng hồ đo điện.
? Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế, vôn kế ?Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì ?
HĐ2: HD cơ sở phân loại và một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
- GV yêu cầu HS làm BT SGK/14.
- GV gọi 1 HS trả lời, các HS theo dõi nhận xét và bổ sung sau đó GV kết luận chuẩn kiến thức.
- GV cho hs quan sát một số kí hiệu của đồng hồ đo điện bảng 3-3 SGK/14
? các kí hiệu trong bảng có kí hiệu nào các em chưa biết ?
- GV giải thích các kí hiệu mà HS chưa biết: (Điện áp thử cách điện, phương đặt dụng cụ đo).
HĐ1: Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện:
- Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm đã học để trả lời câu hỏi:
(vôn kế, ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng, oát kế)
- HS hoạt động theo HD của GV.
- HS trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở phân loại và một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
- HS hoạt động theo HD của GV tìm hiểu cách phân loại đồng hồ đo điện.
- HS quan sát và nhận biết các kí hiệu của đồng hồ đo điện bảng 3-3 SGK/14
4. Tổng kết bài học:
Hệ thống kiến thức bằng phiếu học tập theo mẫu (làm việc cá nhân).
Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Đọc trước phần II bài 3 SGK/ 15, 16, 17.
Tuần:
Ngày giảng:
Tiết:
BàI 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (t2).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết được tên gọi và công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
Biết sử dụng một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
Có ý thức giữ gìn các dụng cụ học tập và có hứng thú trong học tập.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Bộ đồ nghề lắp đặt điện.
+ Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
- HS: Đọc trước phần II bài 3 trang 15,16.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Hãy nêu công dụng và phân loại của đồng hồ đo điện .
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II./ Dụng cụ cơ khí:
1./ Công dụng:
- Dùng để đo và vạch dấu.
- Dùng để gia công lắp đặt.
2./ Phân loại:
Được chia thành nhóm sau:
Dụng cụ đo và vạch dấu: thước lá, thước gấp, pan me, thước cặp, bút chì, mũi vạch, com pa
Dụng cụ gia công lắp đặt: Máy khoan, cưa, đục, kìm búa, tua vít
HĐ1: HD tìm hiểu một số dụng cụ cơ khí:
GV cho HS hoạt động nhóm theo cặp đôi (10 phút) để đọc, quan sát hình vẽ trong bảng 3-4 và trả lời câu hỏi SGK: Hãy điền công dụng và tên dụng cụ vào những ô trống trong bảng: Sau đó yêu cầu học sinh trả lời theo từng nội dung.
Từng loại dụng cụ GV cho HS quan sát và HD cách sử dụng một số loại dụng cụ (thước cặp, kìm tuốt dây, khoan ..).
? Dụng cụ cơ khí có những nhiệm vụ gì ?
? Dụng cụ cơ khí có thể phân loại như thế nào ?
- Sau khi HS phát biểu GV kết luận và cho HS ghi bảng.
HĐ1: Tìm hiểu một số dụng cụ cơ khí:
- Học sinh hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Từng nhóm HS quan sát các dụng cụ cơ khí và theo dõi GV hướng dẫn cách sử dụng một số loại dụng cụ cơ khí.
- Suy nghĩ tóm tắt nọi dung đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi
4. Tổng kết bài học:
Hệ thống kiến thức đã học
Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Đọc trước bài 4 SGK.
Tuần:
Ngày giảng:
Tiết 6 - Bài 4: Bài tập thực hành.
Sử dụng đồng hồ đo điện.
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết công dụng và cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Đọc và giải thích được các kí hiệu trên một số đồng hồ đo điện thông dụng.
Có hứng thú học tập và tuân thủ quy trình thực hiện.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Một số đồng hồ đo điện: Vôn kế, ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng.
HS: + SGK, vở ghi.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
2./ Kiểm tra bài cũ:
Không
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HD mở đầu
( 10phút ).
Muc tiêu :
(- Phần mục tiêu của bài học)
Chuẩn bị:
( Phần I sgk/ 18)
Nội dung và trình tự thực hành
a./ Tìm hiểu đồng hồ đo điện:
B1: Tìm hiểu các kí hiệu ghi trên đồng hồ và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu.
B2: Tìm hiểu chức năng của đồng hồ: Đo đại lượng gì ?
B3: Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của đồng hồ: các bộ phận chính và các núm điều chỉnh.
b./ Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện
B4: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện:
- Nghiên cứu sơ đồ mạch điện công tơ điện hình 4-2 SGK/20: Mạch điện có 4 phần tử: Công tơ điện, công tắc, Ampe kế, phụ tải.
- Các phần tử được mắc nối tiếp với nhau.
c./ Phân nhóm và phát phiếu học tập.
HD thường xuyên.
(25 phút )
Làm bài tập thực hành theo các bước và vào giấy A4.
Kết thúc.
(5 phút )
Nộp phiếu học tập.
Nhận xét đánh giá của hs và gv.
HĐ1: HD mở đầu .
GV nêu mục tiêu của bài học để hs nắm được các nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt được sau giờ thực hành này.
Kiểm tra các dung cụ học tập của học sinh.
GV cho hs đọc nội dung phần II SGK /18-19.
GV nêu các bước thực hiện bài tập thực hành và phân tích từng bước để hs nắm được trình tự và các bước tiến hành.
(Chú ý phân tích kí B3, B4).
GV phân nhóm và phát phiếu học tập cho hs.
Giới thiệu cách làm vào phiếu học tập.
HĐ2: HD thường xuyên.
GV Theo dõi quan sát học sinh thực hành.
Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
Giải đáp một số thắc mắc của hs
HĐ 3: HD kết thúc:
GV yêu cầu học sinh ngừng luyện tập và tự đánh giá kết quả
GV đánh giá kết quả thực hành
HĐ1: TH kiến thức lý thuyết liên quan.
HS chú ý theo dõi GV nêu MT để nắm được các nội dung KT và KN cần đạt được sau giờ thực hành này.
Báo cáo với Gv về sự chuẩn bị của mình.
HS đọc nội dung GV yêu cầu.
HS theo dõi GV hướng dẫn các bước tiến hành và cách làm bài tập thực hành vào phiếu học tập.
Nhận phiếu học tập và ổn định tổ chức nhóm.
HĐ2: Thực hành.
Thảo luận và làm bài tập thực hành theo các bước tiến hành (theo hướng dẫn ở trên).
Ghi vào phiếu học tập.
HĐ 3: Giai đoạn kết thúc:
Nộp phiếu học tập.
Theo dõi và nhận xét đánh giá KQ thực hành
4. Dặn dò:
- Đọc trước bài 4 SGK trang 15.
Tuần:
Ngày giảng:
Tiết 7 - Bài 4: Bài tập thực hành
Sử dụng đồng hồ đo điện (Tiết 2).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết cách mắc các mạch điện để đo điện năng tiêu thụ của mạng điện.
Lắp được đúng mạch điện theo sơ đồ và tính được điện năng tiêu thụ của phụ tải
Đảm bảo an toàn điện, có hứng thú học tập và tuân thủ quy trình thực hiện.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Công tơ điện, Bảng điện, dây dẫn, dụng cụ cơ khí.
HS: + SGK, vở ghi.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
2./ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Vẽ sơ đồ mạch điện công tơ điện và giải thích cách mắc các phần tử.
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HD mở đầu
( 10phút ).
1./ Muc tiêu :
(- Phần mục tiêu của bài học)
2./ Chuẩn bị:
Công tơ điện, Bảng điện, dây dẫn, dụng cụ cơ khí.
3./ Nội dung và trình tự thực hành
B1./ Nối mạch điện theo sơ đồ.
B2./ Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện:
- Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành.
- Kiểm tra mạch điện theo sơ đồ sau đó đóng điện.
- Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ.
- Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào vở.
- Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải: A = P.t (Wh).
- Phân nhóm và phát dụng cụ, thiết bị cho các nhóm.
B. HD thường xuyên.
(25 phút )
Làm bài tập thực hành theo các bước và vào giấy A4.
C. Kết thúc.
(5 phút )
- Báo cáo kết quả TH.
- Nhận xét đánh giá của hs và gv.
HĐ1: HD mở đầu .
GV nêu mục tiêu của bài học để hs nắm được các nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt được sau giờ thực hành này.
Kiểm tra các dung cụ học tập của học sinh.
GV cho hs đọc nội dung phần II.3 SGK /20.
GV nêu các bước thực hiện bài tập thực hành và phân tích từng bước để hs nắm được trình tự và các bước tiến hành.
Chú ý: Nhắc hs kiểm tra mạch điện trước khi đóng điện.
GV phân nhóm và phát dụng cụ, thiết bị cho các nhóm.
HĐ2: HD thường xuyên.
GV Theo dõi quan sát học sinh thực hành.
Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
Giải đáp một số thắc mắc của hs.
Kiểm tra cách mắc của hs phải đúng và an toàn mới cho đóng điện
HĐ 3: HD kết thúc:
GV yêu cầu học sinh ngừng luyện tập và báo cáo kết quả TH.
GV đánh giá kết quả thực hành
HĐ1: TH kiến thức lý thuyết liên quan.
HS chú ý theo dõi GV nêu MT để nắm được các nội dung KT và KN cần đạt được sau giờ thực hành này.
Báo cáo với Gv về sự chuẩn bị của mình.
HS đọc nội dung GV yêu cầu.
HS theo dõi GV hướng dẫn các bước tiến hành và cách làm bài tập thực hành.
- Kiểm tra mạch điện đã mắc
- Các Nhóm nhận dụng cụ và thiết bị.
ổn định tổ chức nhóm.
HĐ2: Thực hành.
Thảo luận và làm bài tập thực hành theo các bước tiến hành (theo hướng dẫn ở trên).
Chú ý đến an toàn điện
HĐ 3: Giai đoạn kết thúc:
- Theo dõi và nhận xét đánh giá KQ thực hành, rút kinh nghiệm cho giờ TH sau
4. Dặn dò:
- Đọc trước phương án 2 trang 20-21 SGK.
5.Hướng dẫn học ở nhà.
Xem trước bài 5.
Tuần:
Ngày giảng:
Tiết 8 - Bài 4: Bài tập thực hành
Sử dụng đồng hồ đo điện (Tiết 3).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết cách mắc các mạch điện để đo điện năng tiêu thụ của mạng điện.
Lắp được đúng mạch điện theo sơ đồ và tính được điện năng tiêu thụ của phụ tải
Đảm bảo an toàn điện, có hứng thú học tập và tuân thủ quy trình thực hiện.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Công tơ điện, Bảng điện, dây dẫn, dụng cụ cơ khí.
HS: + SGK, vở ghi.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
2./ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Vẽ sơ đồ mạch điện công tơ điện và giải thích cách mắc các phần tử.
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HD mở đầu
( 10phút ).
1./ Muc tiêu :
(- Phần mục tiêu của bài học)
2./ Chuẩn bị:
Công tơ điện, Bảng điện, dây dẫn, dụng cụ cơ khí.
3./ Nội dung và trình tự thực hành
B1./ Nối mạch điện theo sơ đồ.
B2./ Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện:
- Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành.
- Kiểm tra mạch điện theo sơ đồ sau đó đóng điện.
- Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ.
- Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào vở.
- Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải: A = P.t (Wh).
- Phân nhóm và phát dụng cụ, thiết bị cho các nhóm.
B. HD thường xuyên.
(25 phút )
Làm bài tập thực hành theo các bước và vào giấy A4.
C. Kết thúc.
(5 phút )
- Báo cáo kết quả TH.
- Nhận xét đánh giá của hs và gv.
HĐ1: HD mở đầu .
GV nêu mục tiêu của bài học để hs nắm được các nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt được sau giờ thực hành này.
Kiểm tra các dung cụ học tập của học sinh.
GV cho hs đọc nội dung phần II.3 SGK /20.
GV nêu các bước thực hiện bài tập thực hành và phân tích từng bước để hs nắm được trình tự và các bước tiến hành.
Chú ý: Nhắc hs kiểm tra mạch điện trước khi đóng điện.
GV phân nhóm và phát dụng cụ, thiết bị cho các nhóm.
HĐ2: HD thường xuyên.
GV Theo dõi quan sát học sinh thực hành.
Giúp đỡ nhóm học sinh yếu.
Giải đáp một số thắc mắc của hs.
Kiểm tra cách mắc của hs phải đúng và an toàn mới cho đóng điện
HĐ 3: HD kết thúc:
GV yêu cầu học sinh ngừng luyện tập và báo cáo kết quả TH.
GV đánh giá kết quả thực hành
HĐ1: TH kiến thức lý thuyết liên quan.
HS chú ý theo dõi GV nêu MT để nắm được các nội dung KT và KN cần đạt được sau giờ thực hành này.
Báo cáo với Gv về sự chuẩn bị của mình.
HS đọc nội dung GV yêu cầu.
HS theo dõi GV hướng dẫn các bước tiến hành và cách làm bài tập thực hành.
- Kiểm tra mạch điện đã mắc
- Các Nhóm nhận dụng cụ và thiết bị.
ổn định tổ chức nhóm.
HĐ2: Thực hành.
Thảo luận và làm bài tập thực hành theo các bước tiến hành (theo hướng dẫn ở trên).
Chú ý đến an toàn điện
HĐ 3: Giai đoạn kết thúc:
- Theo dõi và nhận xét đánh giá KQ thực hành, rút kinh nghiệm cho giờ TH sau
4.Củng cố.
5.Hướng dẫn học ở nhà.
- Đọc trước phương án 2 trang 20-21 SGK.
Tuần:
Ngày giảng:
Tiết 9 - Bài 5: Bài tập thực hành
Nối dây dẫn điện (Tiết 1).
I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết được quy trình nối dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi.
Nối được các mối nối đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
Đảm bảo an toàn điện, có hứng thú học tập và tuân thủ quy trình thực hiện.
II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
+ Bảng phụ: Quy trình chung nối dây dẫn điện; Hình 5-5; 5-7.
+ Kìm, dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi (3m)
HS: + SGK, vở ghi, đọc trước bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện.
+ Kìm, dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi.
III./ Tiến trình lên lớp.
1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
2./ Kiểm tra bài cũ: Không
3./ Bài mới.
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HD mở đầu
( 15phút ).
I./ Muc tiêu :
(- Phần mục tiêu của bài học)
II./ Chuẩn bị:
Kìm, dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi.
III./ Nội dung và trình tự thực hành
1) Một số kiến thức hỗ trợ:
a./ Các loại mối nối dây dẫn điện:
- Mối nối thẳng.
- Mối nối phân nhánh.
- Mối nối dùng phụ kiện.
b./ Yêu cầu của mối nối:
- Dẫn điện tốt.
- Độ bền cơ học cao.
- Cách điện tốt.
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật.
2./ Quy trình chung nối dây dẫn điện:
*./ Sơ đồ quy trình chung nối dây dẫn điện: SGK/24.
Bước 1: Bóc vỏ cách điện.
Bước 2: làm sạch lõi.
Bước 3: Nối dây:
a) Nối thẳng dây dẫn lõi một sợi.
b) Nối phân nhánh dây dẫn lõi một sợi.
- Phân nhóm và phát dụng cụ, vật liệu cho các nhóm.
B. HD thường xuyên.
(20 phút )
Các nhóm HS thực hành theo quy trình trên
C. Kết thúc.
(10 phút )
- Báo cáo kết quả TH.
- Nhận xét đánh giá của hs và gv.
HĐ1: HD mở đầu .
GV nêu mục tiêu của bài học để hs nắm được các nội dung kiến thức và kĩ năng cần đạt được sau giờ thực hành này.
Kiểm tra các dung cụ học tập của học sinh.
GV đặt vấn đề: ở công nghệ lớp 8 các em đã được thực hành nối dây dẫn điện vậy:
?em hãy kể tên các loại mối nối dây dẫn điện.
? sau khi nối dây dẫn điện, mối nối phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
- GV chuyển ý và đặt câu hỏi:
? Quy trình nối dây dẫn điện chúng ta phải thực hiện những bước nào ?
- Gv yêu cầu HS thảo luận và kết hợp thông tin SGK để tìm hiểu quy trình chung, sau đó gọi 1 HS lên bảng dùng bảng phụ để sắp xếp các bước thực hiện theo 1 quy trình.
- Yêu cầu HS khác nhận xét sau đó GV kết luận.
? Có những cách nào để bóc vỏ cách điện và khi bóc vở cách điện cần chú ý những g
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_13_bui_quo.doc