Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-25

I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

Tiết 2:

- Biết được một số loại , cấu tạo dây dẫn điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

- Chọn được loại dây dẫn hợp lýy ,cần thiết khi cần phải mắc mạch điện trong nhà.

Tiết 3:

- Biết được cấu tạo và công dụng của dây cáp điện , vật liệu cách điện.

- Phân biệt được các đặc điểm của day cáp và dây dẫn

- Ham thích tìm hiểu các loại dây dẫn , dây cáp , biết lập kế hoạch hợp ly về chọn vật liệu cho mạng điện, chống lãng phí.

II.CHUẨN BỊ :

 *Nội dung:

 Đọc kỹ nội dung bài trong sách giáo khoa, giáo viên và sách tham khảo

 *Đồ dùng dạy học :

 Chuẩn bị của thầy

-Một số mẫu dây điện và cáp điện

-Một số vật mẫu cách điện của mạng điện

 Chuẩn bị của HS:

 Sưu tầm thêm một số mẫu vật của mạng điện sinh hoạt

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

1.Kiểm tra bài cũ :

-Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng ?

-Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào ?

 

doc78 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày...tháng ...năm 2008 Tiết 1 Bài 1 Giới thiệu nghề điện dân dụng I.Mục tiêu: - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng - Có ‎ ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này II.Chuẩn bị của thầy và trò: a.Chuẩn bị của thầy : *Nội dung -Nghiên cứu nội dung bài “Giới thiệu nghề điện dân dụng” -Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo *Đồ dùng dạy học : -Tranh vẽ về nghề điện dân dụng -Bản mô tả nghề điện dân dụng b.Chuẩn bị của HS : -Sưu tầm các bức tranh , các bài hát , bài thơ về nghề điện . III.Tiến trình bàI dạy : 1.Kiểm tra bài cũ : 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: Nêu mục tiêu của bài học -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, chỉ đạo nhóm trưởng. -Cho HS thể hiện những hiểu biết của mình về nghề điện , qua những gì các em sưu tầm được . Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề điện dân dụng -Lấy một ví dụ để giải thích khái niệm về đối tượng lao động và đặt câu hỏi: Vậy theo các em đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là những gì ? -Khái quát và bổ sung nội dung các em vừa xây dựng. -Em thường thấy người thợ điện làm những công việc gì ? HS : Làm bài tập trong SGK GV: Chữa và nhấn mạnh nội dung chủ yếu . -Người thợ điện thường làm việc trong những điều kiện nào HS:Làm bài tập trong SGK GV: Chữa và nhấn mạnh nội dung. -Để làm được thợ điện theo các em người lao động phải thoả mãn những yêu cầu nào? GV: Tóm lược các ý kiến của các em . -Theo các em nghề điện có triển vọng phát triển không , căn cứ vào những yếu tố nào trong cuộc sống ? -Những nơi nào thường đào tạo công nhân và kỹ sư điện ? -Em thường thấy người công nhân điện làm việc ở những cơ quan nào ? Hoạt động 3 Tổng kết bài học : -Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài. -Khen thưởng các nhóm tích cực tham gia xây dựng bài. -Dặn các em đọc trước nội dung bài sau . Trả lời các câu hỏi trong SGK I.Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. II.Đặc điểm và yêu cầu của nghề 1.Đối tượng lao động của nghề điện . 2.Nội dung lao động của nghề điện dân dụng. 3.Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. 4.Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động . 5.Triển vọng của nghề 6.Những nơi đào tạo nghề 7.Những nơi hoạt động của nghề Tranh ảnh nêu ứng dụng của điện trong cuộc sống Tranh ảnh các thiết bị và dụng cụ điện. Tranh người thợ điện đang làm một số công việc của mình IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Tiết 2-3 Ngày...tháng ...năm 2007 Bài 2 Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà I.Mục đích –yêu cầu Tiết 2: - Biết được một số loại , cấu tạo dây dẫn điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà - Chọn được loại dây dẫn hợp l‎y ,cần thiết khi cần phải mắc mạch điện trong nhà. Tiết 3: - Biết được cấu tạo và công dụng của dây cáp điện , vật liệu cách điện. - Phân biệt được các đặc điểm của day cáp và dây dẫn - Ham thích tìm hiểu các loại dây dẫn , dây cáp , biết lập kế hoạch hợp ly về chọn vật liệu cho mạng điện, chống lãng phí. II.Chuẩn bị : *Nội dung: Đọc kỹ nội dung bài trong sách giáo khoa, giáo viên và sách tham khảo *Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị của thầy -Một số mẫu dây điện và cáp điện -Một số vật mẫu cách điện của mạng điện Chuẩn bị của HS: Sưu tầm thêm một số mẫu vật của mạng điện sinh hoạt III.Tiến trình bài dạy : 1.Kiểm tra bài cũ : -Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng ? -Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào ? 2. Bài mới Tiết 2: Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học - Cho học sinh đọc mục tiêu của bài học . - Giới thiệu một số mẫu dây cho các em hình thành bước đầu về khái niệm dây dẫn và dây cáp . Hoạt động 2: Tìm hiểu dây dẫn điện Hãy kể tên một số loại dây dẫn mà em biết ? - Học sinh làm bài theo cặp bài tập phân loại dây dẫn trong SGK - Gọi một nhóm lên làm I.Dây dẫn điện 1.Phân loại : Phân loại theo lõi Phân loại theo vỏ cách điện Mẫu dây dẫn và dây cáp - GV: Chữa bài tập và nêu kết luận về phân loại dây dẫn . - Nêu một số các chú ‎ý: phân biệt các khái niệm lõi và sợi dây bọc ,dây trần, cách lựa chọn dây sao cho phù hợp khi mắc mạch điện gia đình. - HS: Tiếp tục làm bài tập điền khuyết trong sách giáo khoa để củng cố lại nội dung vừa tiếp thu. - HS : quan sát tranh vẽ và mẫu vật thật , phát biểu về cấu tạo của dây có bọc cách điện . - GV: Nêu kết luận về cấu tạo dây dẫn bọc cách điện và đặt câu hỏi Tại sao vỏ dây dẫn lại có mầu sắc khác nhau ? - GV nêu sự cần thiết về việc lựa chọn dây dẫn - Nêu cách đọc k‎ý hiệu các loại dây dẫn - HS: Đọc một số ký hiệu cụ thể trên dây dẫn. - GV:Nêu kết luận và một số chú ý cần thiết . Hoạt động 3: Củng cố các nội dung tiết 1 - Phân loại dây dẫn - Cấu tạo dây dẫn - Sử dụng dây dẫn điện Tiết 3: Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây cáp điện - GV: đưa ra một số mẫu dây dẫn và dây cáp : -HS: Nêu các đặc điểm khác nhau -GV: Kết luận và nêu khái niệm về dây cáp -HS: Quan sát tranh vẽ và mẫu dây cáp cụ thể và trả lời câu hỏi: -Nêu cấu tạo chung của dây cáp ? -Dây cáp thường được sử dụng ở đâu trong trường hợp nào ? Hoạt động 2 Tìm hiểu vật liệu cách điện : GV: Thế nào là vật liệu cách điện? HS : Nêu khái niệm đã được học ở lớp 8, đưa các mẫu vật đã chuẩn bị từ trước . GV: Hướng dẫn các em quan sát và tìm hiểu công dụng của từng mẫu vật đó . Làm bài tập trong SGK Hoạt động 3: Củng cố nội dung bài học và dặn dò. *Củng cố nội dung -Dây dẫn điện -Dây cáp điện -Vật liệu cách điện *Dặn dò -Đọc trước nội dung bài 3 -Trả lời các câu hỏi trong SGK 2.Cấu tạo dây dẫn được bọc cách điện : -Vỏ bọc cách điện -Lõi 3.Sử dụng dây dẫn II.Dây cáp điện 1.Khái niệm 2.Cấu tạo 3.Sử dụng III.Vật liệu cách điện Các loại mẫu dây dẫn Tranh vẽ cấu tạo dây dẫn có bọc cách điện Tranh vẽ cấu tạo dây cáp Mẫu dây cáp được bóc vỏ Các mẫu vật cách điện đã được chuẩn bị từ trước IV.Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . Tiết 4-5 Bài 3 Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện Ngày .. tháng ..năm 2008 I.Mục đích –yêu cầu Tiết 4: - Biết được và phân loại được một số loại đồng hồ đo điện - Đọc được một số k‎ý hiệu và cách mắc đồng hồ trong mạng điện - Hình thành ‎ý thức làm việc khoa học chính xác Tiết 5: - Biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện - Sử dụng được một số dụng cụ cơ khí thông dụng trong lắp đặt điện - Có ‎ý thức tổ chức công việc khoa học chính xác II.Chuẩn bị : a.Nội dung: - Đọc kỹ nội dung bài trong sách giáo khoa, giáo viên và sách tham khảo b.Đồ dùng dạy học : *Chuẩn bị của thầy : -Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện -Tranh vẽ các dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt điện -Các loại đồng hồ đo điện : Vôn kế , Ampe kế , Công tơ,Đồng hồ vạn năng -Các dụng cụ điện : Thước cuộn , thước cặp , kìm , tua vít v.v.v... *Chuẩn bị của HS: -Mượn một số loại đồng hồ điện -Một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện . III.Tiến trình bài dạy : 1.Kiểm tra bài cũ : -Hãy mô tả cấu tạo của dây dẫn bọc cách điện và dây cáp điện ? -Nêu sự khác nhau về công dụng của dây dẫn và dây cáp? 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu Tiết 4: Hoạt động 1: ổn định lớp và giới thiệu mục tiêu bài học -Hãy kể tên những dụng cụ mà thợ điện thường dùng trong khi lắp đặt ? -Giới thiệu mục tiêu bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện GV: Hãy kể tên một số loại đồng hồ đo điện mà em biết ? Phân nhóm học sinh Hướng dẫn học sinh làm bài tập bảng 3.1 SGK -Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài tập , các nhóm khác nhận xét . GV.Nhận xét , đưa ra kết quả chính xác , đặt câu hỏi mở rộng -Tại sao ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp ? -Công tơ được lắp trên mạng điện có mục đích gì ? GV: Hướng dẫn HS kết luận công dụng các loại đồng hồ đo điện. -Các nhóm HS làm bài tập trong sách giáo khoa . GV: Gọi một nhóm lên bảng làmbài tập các nhóm còn lại đóng góp ‎ ý kiến nhận xét . Tổng kết ý kiến nhận xét và đưa ra kết quả đúng , nhấn mạnh nội dung chính . GV: Treo bảng ký hiệu các loại đồng hồ : đề nghị các em quan sát và giới thiệu đồng hồ mà mình mang theo là loại gì , k‎ý hiệu như thế nào ? học sinh có thể nhận xét chéo thiết bị của nhau -Yêu cầu học sinh gấp sách và làm bài tập theo phiếu học tập . Gọi 1 đại diện nhóm lên chữa , các nhóm khác nhận xét . GV: Tổng kết , đưa ra kết quả chính xác , cung cấp thêm các chú ‎ý về cấp chính xác Hoạt động 3: Củng cố nội dung tiết 1 -Công dụng đồng hồ đo điện -Phân loại đồng hồ đo điện -Các k‎ý hiệu và cấp chính xác của đồng hồ . Tiết 5: Hoạt động 1: Tìm hiểu các dụng cụ cơ khí GV: Giải thích tại sao phải biết và lựa chọn chính xác dụng cụ trong quá trình làm việc ? -Em đã biết những dụng cụ cơ khí nào thường dùng trong lắp đặt mạng điện ? -Chia nhóm học sinh Hướng dẫn các nhóm làm bài tập hình 3-4 SGK -Gọi đại diện các nhóm lên chữa bài tập , các nhóm còn lại nhận xét . GV: Hướng dẫn công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ khó như : Thước cặp , kìm chuốt dây.. Hoạt động 2: Củng cố bài và dặn dò *Củng cố : -Nhắc lại các nội dung chủ yếu đã học . -Cho học sinh đọc phần ghi nhớ *Bài tập : -Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. -Nghiên cứu trước nội dung bài 4 I.Đồng hồ đo điện 1.Công dụng của đồng hồ đo điện 2.Phân loại đồng hồ đo điện Bài tập bảng 3-2 3.Một số k‎ý hiệu của đồng hồ . -Bài tập bảng 3-3 -Cấp chính xác II.Dụng cụ cơ khí -Làm bài tập 3-4 -Hướng dẫn một số dụng cụ đặc biệt . Các tranh vẽ đồng hồ đo điện và các loại đồng hồ đo điện Các loại đồng hồ đo điện Bảng k‎ý hiệu các loại đồng hồ Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí Một số dụng cụ cơ khí . IV.Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy : Tiết 6-7-8 Thực hành Bài 4 Sử dụng đồng hồ đo điện Ngày ...tháng...năm 2007 I.Mục đích –Yêu cầu Tiết 6: * Hướng dẫn ban đầu : - Biết được công dụng , cách sử dụng của công tơ điện , đồng hồ vạn năng - Biết phương pháp sử dụng được đồng hồ vạn năng. Tiết 7: * Hướng dẫn thường xuyên - Xử dụng đồng hồ vạn năng để đo được điện trở của một số thiết bị như , bóng đèn 60W, bóng đèn 2.5V, cuộn dây nam châm điện , điện trở của con trở . Tiết 8: * Hướng dẫn thường xuyên và kết thúc : - Xử dụng đồng hồ vạn năng để đo được điện trở của một số thiết bị điện . - Tự đánh giá được kết quả công việc và rút ra kinh nghiệm . - Hình thành ‎ý thức làm việc đúng quy trình khoa học và chính xác , tỉ mỉ ,cẩn thận. II.Chuẩn bị : *Nội dung: Đọc kỹ nội dung bài 4 sách giáo khoa , sách giáo viên , và các tài liệu liên quan. *Đồ dùng dạy học : + Chuẩn bị của thầy : -Các loại đồng hồ : Ampe kế , Vôn kế , Công tơ, Đồng hồ vạn năng -Các dụng cụ cần thiết : kìm , tuốc nơ vít , kìm cắt dây .. đủ cho 6 nhóm -Nguồn điện xoay chiều + Chuẩn bị của trò: -Mẫu báo cáo thực hành III.Tiến trình bài dạy : 1.Kiểm tra bài cũ : -Nêu tên và chức năng của các loại đồng hồ đo điện mà các em đã được học ở bài trước ? -Dụng cụ dùng cho thợ điện gồm những gì , công dụng của chúng ? 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu IV.Tổng kết nhận xét đánh giá , rút kinh nghiệm sau bài dạy . .. . . . . . . Tiết 9-10-11 Bài 5 Thực hành nối dây dẫn điện Ngày .tháng .. năm 2007 I.Mục đích yêu cầu Tiết 9: *Hướng dẫn ban đầu -Hiểu được một số kiến thức bổ trợ về nối dây dẫn, các loại mối nối, yêu cầu về mối nối . -Biết được quy trình chung và từng bước cụ thể về nối dây dẫn điện. Tiết 10: *Hướng dẫn thường xuyên -Thực hiện được mối nối thẳng, nối phân nhánh đối với dây lõi một sợi và dây dẫn nhiều sợi đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật . Tiết 11: *Hướng dẫn thường xuyên và kết thúc -Thực hiện được các mối nối dùng phụ kiện -Biết cách tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. -Hình thành y thức cẩn thận tỉ mỉ , khoa học , sự khéo léo trong công việc -Bước đầu làm quen với việc thực hiện công việc theo quy trình khoa học . II.Chuẩn bị : a.Nội dung: Đọc kỹ nội dung bài 5 SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan. b.Đồ dùng dạy học : *Chuẩn bị của thầy : -Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện -Một số mẫu các loại mối nối dây dẫn điện -Dụng cụ : kìm cắt dây , kìm nhọn, kìm tròn, tua vít , mỏ hàn. -Vật liệu : các loại dây dẫn cần thiết , giấy ráp , thiếc , nhựa thông , băng dính -Thiết bị : công tắc , ổ cắm , hộp nối dây... *Chuẩn bị của học sinh: -Dây dẫn đã được chuẩn bị sẵn : dây lõi nhiều sợi , dây lõi một sợi. III.Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ : -Hãy nêu một số kí hiệu của các loại đồng hồ điện như am phe kế , ôm kế , vôn kế , công tơ điện ? -Trình bày các bước tiến hành dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở của một thiết bị bất kỳ ? 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu Tiết 9: Hướng dẫn ban đầu Hoạt động 1 Chuẩn bị , nêu mục tiêu , yêu cầu của bài. GV: Nêu tầm quan trọng của mối nối trong mạng điện . -Nêu mục tiêu của bài thực hành -Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của các em -Nêu tầm quan trọng của mối nối trong mạng điện . ?.Điều gì sẽ xảy ra nếu một mối nối trong mạng điện lỏng lẻo ? ?.Trong thực tế chúng ta thường thấy có các loại mối nối nào ? -Học sinh phát biểu , giáo viên tổng kết các ‎ý kiến và đưa ra cụ thể các loại mối nối. -Dùng các mối nối mẫu cho học sinh quan sát . ?.Theo các bạn một mối nối được gọi là tốt nó phải đạt những tiêu chuẩn nào ? -Học sinh phát biểu y kiến: giáo viên tóm tắt và đưa ra kết luận. ?.(khắc sâu) Để đảm bảo tính dẫn điện yếu tố nào phải được làm thật đảm bảo trong khi nối dây. Hoạt động 2 -Treo tranh giới thiệu quy trình mối nối . Làm mẫu từng bước : nêu rõ , chi tiết từng bước thực hiện và yêu cầu cần thiết của bước đó . Thực hiện mẫu tất cả các loại mối nối : -Nối thẳng dây một lõi , một sợi -Nối tẳng dây một lõi nhiều sợi -Nối rẽ dây một lõi nhiều sợi -Nối rẽ dây một lõi một sợi . Chú ‎ý: khoảng cách gọt vỏ cách điện , cách xoắn dây, làm sạch lõi Hoạt động 3 Củng cố : -Nhắc lại tóm tắt nội dung : +Tầm quan trọng mối nối +Các loại mối nối +Quy trình nối dây -Nhắc một số chú ‎ý cần thiết +Bước hàn mối nối bỏ qua vì không thể tiến hành nhưng trên thực tế để mối nối bền chắc chúng ta phải hàn mối nối . Tiết 10: Hướng dẫn thường xuyên: Hoạt động 1 Chuẩn bị -Nêu mục tiêu tiết thực hành -Kiểm tra sự chuẩn bị Hoạt động 2 Thực hành -Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị dụng cụ và vật liệu . -Treo tranh quy trình nối dây. -Cho HS thực hiện lần lượt các mối nối theo sự hướng dẫn và chuẩn bị từ trước . -Giáo viên quan sát nhắc nhở những sai sót và kịp thời giúp các em khắc phục những sai sót, ghi chép lại những chú ‎y cần thiết Hoạt động 3: Kết thúc -Yêu cầu các em nộp sản phẩm -Chấm điểm các sản phẩm -Chọn ra sản phẩm tiêu biểu , nêu những nhược điểm , ưu điểm để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Tiết 11 Hướng dẫn thường xuyên và kết thúc Hoạt động 1 Chuẩn bị -Nêu mục tiêu bài thực hành -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Hoạt động 2 Thực hành -Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị dụng cụ và vật liệu . -Treo tranh quy trình nối dây. -Cho HS thực hiện lần lượt các mối nối theo sự hướng dẫn và chuẩn bị từ trước . -Giáo viên quan sát nhắc nhở những sai sót và kịp thời giúp các em khắc phục những sai sót, ghi chép lại những chú ‎ý cần thiết Hoạt động 3 Kết thúc bài thực hành -Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm -Chấm các sản phẩm -Nhận xét chung toàn bộ bài học +ý thức tổ chức +Khả năng tiếp thu - thực hiện +Chất lượng bài tập -Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ cho bài thực hành sau . -Thu dọn dụng cụ , thiết bị và vệ sinh . I.Chuẩn bị , vật liệu , thiết bị , dụng cụ. II.Nội dung và trình tự thực hành. 1.Một số kiến thức bổ trợ a.Các loại mối nối dây dẫn điện -Mối nối thẳng -Mối nối phân nhánh -Mối nối dùng phụ kiện b.Yêu cầu mối nối: -Tính dẫn điện -Có độ bền cơ học -An toàn điện -Đảm bảo mĩ thuật 2.Giới thiệu quy trình Nối dây dẫn điện : -Bóc vỏ cách điện -Làm sạch lõi -Nối dây -Kiểm tra mối nối -Hàn mối nối -Cách điện mối nối 3.Thực hành : - Mối nối nối tiếp 1 lõi 1 sợi - Mối nối nối tiếp 1 lõi nhiều sợi , - Mối nối nối rẽ 1 lõi 1 sợi và nhiều sợi Kết thúc - Mối nối dùng phụ kện: 4.Kết thúc bài học Các loại mối nối đã được chuẩn bị dụng cụ , vật liệu nối dây dẫn dụng cụ và vật liệu dùng để nối dây. Các dụng cụ và thiết bị dùng phụ kiện nối dây. IV.Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy .... .. Tiết 12-13-14-15 Bài 6 Thực hành lắp mạch bảng điện Ngày ...tháng .. năm 2007 I.Mục đích yêu cầu Tiết 12: *Hướng dẫn ban đầu - Hiểu được chức năng của bảng điện chính và bảng điện nhánh - Hiểu được sơ đồ nguyên lý mạch điện bảng điện - Từ sơ đồ nguyên lý vẽ được sơ đồ lắp đặt - Nắm được quy trình lắp đặt bảng điện. Tiết 13: *Hướng dẫn thường xuyên Thực hiện được các công việc sau: - Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện theo đúng yêu cầu - Nối dây cho các thiết bị điện của bảng điện. - Rèn luyện tính tỉ mỉ , làm việc có quy trình khoa học Tiết 14: *Hướng dẫn thường xuyên Thực hiện được các công việc sau: - Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện theo đúng yêu cầu - Nối dây cho các thiết bị điện của bảng điện. - Rèn luyện tính tỉ mỉ , làm việc có quy trình khoa học Tiết 15: Hướng dẫn thường xuyên – Kếtthúc : - Biết lắp được các thiết bị vào bảng điện theo đúng như sơ đồ nguyên lý - Biết cách tự kiểm tra và đánh giá sản phẩm của mình làm ra . - Rèn luyện khả năng làm việc khoa học và tỉ mỉ , biết cách tự đánh giá công việc đạt được . II.Chuẩn bị : a.Nội dung: Đọc kỹ nội dung bài 6 sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan. b.Đồ dùng dạy học : *Chuẩn bị của thầy : - Tranh vẽ quy trình lắp ráp bảng điện - Tranh vẽ mô hình mạng điện gia đình có bảng điện chính và bảng điện nhánh . - Dụng cụ : Kìm cắt dây , kìm nhọn, kìm tròn, tua vít . - Vật liệu : Các loại dây dẫn cần thiết , giấy ráp ,băng dính điện. - Thiết bị : Công tắc , ổ cắm , bảng điện, cầu chì , chuôi đèn và bóng đèn. *Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo tổ : - Dụng cụ : Kìm cắt dây , kìm nhọn, kìm tròn, tua vít . - Thiết bị : Công tắc , ổ cắm , bảng điện, cầu chì , chuôi đèn và bóng đèn. III.Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ : - Nêu quy trình các bước tiến hành nối dây dẫn ? - Yêu cầu mối nối dây? - Các loại mối nối dây dẫn? 2.Bài mới Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu Tiết 12: Hướng dẫn ban đầu Hoạt động 1 Chuẩn bị -ổn định trật tự lớp học -Nêu mục tiêu bài học -Treo tranh sơ đồ mạng điện trong gia đình. ? Trong nhà các em quan sát thường thấy có mấy loại bảng điện ?, nhiệm vụ của chúng có giống nhau không ? ? Các thiết bị bố trí trên các bảng điện này có giống nhau không? -Học sinh trả lời cầu hỏi : Giáo viên tổng kết và đưa ra kết luận . -Nêu vị trí và nhiệm vụ của từng loại bảng điện . Hoạt động 2 Vẽ sơ đồ lắp đặt -Treo tranh vẽ sơ đồ nguyên lý mach điện bảng điện. ? Mạch bảng điện gồm những thiết bị gì ? Chúng được nối với nhau như thế nào ? Giáo viên kết lại vấn đề . -Hướng dẫn học sinh cách phân tích mạch điện . +Thiết bị tiêu thụ +Thiết bị điều khiển +Thiết bị bảo vệ -Cho học sinh hoạt động theo nhóm : Mỗi nhóm tự thiết kế vẽ sơ đồ lắp đặt dựa theo sơ đồ nguyên l‎ý . -Cho các em nhận xét chéo về ưu nhược điểm của mỗ sơ đồ. -Giáo viên thống nhất một sơ đồ chung cho cả lớp thực hành . Hoạt động 3 Kết thúc nội dung tiết 1 Tóm tắt nội dung kến thức đã học ở tiết 1 -Chức năng của bảng điện chính và bảng điện nhánh. -Sơ đồ nguyên l‎ý và lắp ráp của bảng điện -Đánh giá : sự tiếp thu và tinh thần học tập của học sinh. Tiết 13-14 Hướng dẫn thường xuyên Hoạt động 1 Chuẩn bị: -Chia lớp thành 4 nhóm theo sự chuẩn bị . -Cử nhóm trưởng -Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và thiết bị của từng nhóm. -Treo bảng quy trình lắp ráp bảng điện -Tiến hành giới thiệu và thao tác mẫu từng bước trong bảng quy trình cho học sinh quan sát. Hoạt động 2 Tiến hành: -Cho học sinh thực hành theo nhóm : -Giáo viên quan sát học sinh thức hành , kịp thời phát hiện nhắc nhở những sai sót trong quá trình thực hiện . -Đưa ra các thông báo chung về các lỗi mà các em có thể cùng mắng phải ở các nhóm . -Gi chép những điều cần chú ‎y -Đặc biệt nhắc nhở các em về nguyên tắc an toàn trong công việc . Tiết 15 Hướng dẫn thường xuyên-Kết thúc : Hoạt động 1 -ổn định tổ chức lớp -Tiếp tục cho học sinh thực hiện bài thực hành -Quan sát nhắc nhở các nhóm các yêu cầu cần thiết . -Nhắc tổ trưởng quản l‎ý tốt thiết bị , tránh mất mát hư hỏng. Hoạt động 2 Kết thúc bài thực hành -Yêu cầu các tổ nộp lại bài thực hành . -Giáo viên tiến hành kiểm tra tính an toàn của từng bảng điện . -Gọi đại diện của nhóm lên bảng thử vận hành . -Cho học sinh đánh giá sản phẩm của các nhóm.(chéo) -Giáo viên đánh giá chung và cho điểm các nhóm. -Dặn dò chuẩn bị cho bài thực hành sau. -Thu dọn vệ sinh lớp học I.Tìm hiểu chức năng của bảng điện. -Bảng điện chính -Bảng điện nhánh 2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện a.Sơ đồ nguyên lý b.Vẽ sơ đồ lắp đặt 3.Lắp đặt mạch bảng điện a.Quy trình lắp bảng điện b.Tiến hành lắp ráp 4. Tổng kết đánh giá. Sử dụng sơ đồ mạng điện trong gia đình. Sử dụng bản vẽ sơ đồ nguyên l‎ý Bản vẽ sơ đồ quy trình các bước tiến trình. Các dụng cụ và thiết bị dùng đấu bảng điện đã được chuẩn bị sẵn IV.Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy Tiết 16-17-18 Bài 7 Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang Ngày.. tháng .. năm 2007 I.Mục đích yêu cầu Tiết 16: *Hướng dẫn ban đầu -Hiểu được chức năng của mạch điện huỳnh quang -Hiểu được sơ đồ nguyên lý mạch điện huỳnh quang -Từ sơ đồ nguyên lý vẽ được sơ đồ lắp đặt -Lập được bảng dự trù thiết bị , dụng cụ và vật liệu dùng cho lắp ráp . -Nắm được quy trình lắp đặt mạch bảng điện huỳnh quang. - Từ quy trình lắp đặt lập được nội dung cụ thể công việc cho từng bước công việc . Tiết 17: *Hướng dẫn thường xuyên Thực hiện được các công việc sau: -Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện theo đúng yêu cầu -Nối dây cho các thiết bị điện của bảng điện. -Rèn luyện tính tỉ mỉ , làm việc có quy trình khoa học Tiết 18: *Hướng dẫn thường xuyên Thực hiện được các công việc sau: -Lắp ráp và hoàn thiện mạch điện huỳnh quang -Kiểm tra và vận hành mạch điện theo đúng yêu cầu an toàn điện. -Tự đánh giá được kết quả công việc của mình. -Rèn luyện tỉnh tỉ mỉ và tiến hành công việc theo quy trình khoa học. II.Chuẩn bị : a. Nội dung: Đọc kỹ nội dung bài 7 SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan. b. Đồ dùng dạy học : *Chuẩn bị của thầy : -Tranh vẽ : -Tranh vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn huỳnh quang. -Tranh vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện đèn huỳnh quang. -Tranh vẽ quy trình lắp ráp mạch điện đèn huỳnh quang. -Dụng cụ : Kìm cắt dây , kìm nhọn, kìm tròn, tua vít . -Vật liệu : Các loại dây dẫn cần thiết , giấy ráp ,băng dính điện. -Thiết bị : Công tắc , bảng điện, cầu chì ,chấn lưu , tắc te, bóng đèn máng đèn. *Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo tổ : -Dụng cụ : Kìm cắt dây , kìm nhọn, kìm tròn, tua vít . -Vật liệu : Các loại dây dẫn cần thiết , giấy ráp ,băng dính điện. -Thiết bị : Công tắc , ổ cắm , bảng điện, chấn lưu , tắc te, bóng đèn, máng đèn. III.Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ : -Nêu quy trình các bước tiến hành các bước lắp mạch bảng điện ? -Yêu cầu yêu cầu thành phẩm? 2.Bài mới Hoạt động của giáo viên Nội dung bài Thiết bị , tài liệu Tiết 16: Hướng dẫn ban đầu Hoạt động 1: giới thiệu -Giới thiệu mục đích yêu cầu bài học (gọi học sinh đọc , cả lớp bàn bạc và thống nhất mục tiêu bài học). -Giới thiệu dụng cụ và vật liệu và thiết bị cần thiết . -Cho học sinh quan sát bộ đèn huỳnh quang đã được lắp sẵn giới thiệu công dụng và vấn đáp các em về ứng dụng của nó trên thực tế . -Phân tích những lợi điểm của bóng đèn huỳnh quang so với bóng đèn sợi đốt. Hoạt động 2 Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý và thiết kế sơ đồ lắp đặt . -Treo tranh vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện huỳnh quang . +Vấn đáp về cấu tạo sơ đồ : *Thiết bị có những gì ? *Cách mắc của thiết bị đó vào mạch như thế nào ? *Những thiết bị nào là những thiết bị chính của bộ đèn? -Phân tích nguyên tắc lắp mạch cho học sinh rõ . -Tiến hành cho học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt : -Chia nhóm , mỗi nhóm thiết kế một sơ đồ và phương án đi dây *Chú ý : +Thiết kế đi dây phải gọn +Vị trí các thiết bị trên bảng điện và máng đèn phải gọn , thực tế và thẩm mỹ , khoa học -Thu sơ đồ của các nhóm , công khai các sơ đồ của các nhóm và đề nghị nhóm khác nhận xét về cách bố trí thiết bị , đi dây , kỹ thuật . -Giáo viên tổng kết các ý kiến , nêu ra một số các nhận xét và chú ý chung. -Đưa ra một sơ đồ chuẩn để các em làm cơ sở lắp ráp . -Phát mẫu bảng dự trù thiết bị và vật liệu , dụng cụ cho các nhóm -Thu lại sau 3 phút : +Chú ý phân biệt dụng cụ và thiết bị +Dự trù số lượng thiết bị và vật liệu cần thiết , những yêu cầu đối với thiết bị .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_25.doc
Giáo án liên quan