Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

 - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

 2. Kỹ năng:

 Biết cách chọn nghề điện dân dụng.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tìm hiểu nghề giúp cho việc định hướng nghề sau này.

 - Biết được một số biện pháp an toàn trong nghề điện dân dụng.

 4. GDMT :

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 GV: Đồ dùng dạy học : Tìm hiểu nghề điện dân dụng

 HS: Tìm hiểu nghề điện dân dụng trong sgk.

III. kiểm tra bài cũ :

 HS1:

 HS2:

 IV. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định tổ chức :

2. Các hoạt động dạy học :

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết: 1 Ngày soạn: Bái dạy : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. 2. Kỹ năng: Biết cách chọn nghề điện dân dụng. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu nghề giúp cho việc định hướng nghề sau này. - Biết được một số biện pháp an toàn trong nghề điện dân dụng. 4. GDMT : II. Chuẩn bị của thầy và trò: GV: Đồ dùng dạy học : Tìm hiểu nghề điện dân dụng HS: Tìm hiểu nghề điện dân dụng trong sgk. III. kiểm tra bài cũ : HS1: HS2: IV. Tiến trình tiết dạy : Ổn định tổ chức : Các hoạt động dạy học : TG HĐGV HĐHS Nội dung 2 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV để biết nghề điện dân dụng như thế nào? HS nghe và suy nghĩ 38 Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề điện dân dụng. GV để biết nghề điện dân dụng như thế nào? - Các em đọc bài học. GV ta tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. GV cho biết nghề điện dân dụng có vai trò, vị trí như thế nào trong sản xuất và đời sống? GV ta tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng. - Đặc điểm của nghề điện dân dụng gồm có: đối tượng lao động, nội dung lao động, điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. GV ta xét đối tượng lao động của nghề điện dân dụng. GV đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì? GV ta xét phần 2. GV nhóm các em làm câu hỏi ở phần 2: Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với chuyên ngành của nghề điện dân dụng vào các cột trong bảng: Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà. Lắp đặt điều hoà không khí. Lắp đặt đường dây hạ áp. Sửa chữa quạt điện. Lắp đặt máy bơm nước. Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt. GV gọi vài nhóm trả lời. GV vậy nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì? GV ta xét phần 3. - Các em làm câu hỏi phần 3: Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào? Hãy đánh dấu (x) vào ô trống những cụm từ về môi trường làm việc của nghề điện. - Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành trong nhà. - Vậy điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng là gì? GV ta xét phần 4. - Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động là gì? GV để biết tương lai nghề điện dân dụng như thế nào? - Nghề điện có những triển vọng gì? GV để biết đào tạo nghề điện ở đâu? - Nêu những nơi đào tạo nghề điện? GV để biết nghề điện làm ở những nơi nào? - Nêu những nơi hoạt động của nghề điện? . HS đọc bài học HS sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện. Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. HS đối tượng lao động: Các thiết bị điện và đồ dùng điện. Nguồn điện xoay chiều và một chiều. Thiết bị đo lường điện. Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện. HS : - Lắp đặt mạng điện SX và SH: lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà và đường dây hạ áp. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện: lắp đặt điều hoà không khí và máy bơm nước. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa: sửa chữa quạt điện, bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt. - Theo chuẩn bị. - Nội dung lao động: Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt. Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện. - Đánh dấu vào ô trống những cụm từ: Làm việc ngoài trời. Thường phải đi lưu động. Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện. Làm việc trên cao. - Chú ý nghe. - Điều kiện làm việc: Làm việc ngoài trời và trong nhà. Thường đi lưu động. Nguy hiểm. - Yêu cầu của nghề điện: Về kiến thức: tốt nghiệp THCS. Về kĩ năng: đo lường, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện và đồ dùng điện. Về thái độ: yêu thích công việc của nghề điện, làm việc cẩn thận, chính xác. Về sức khoẻ: có đủ điều kiện về sức khoẻ. - Triển vọng của nghề: Tương lai nghề điện phát triển gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở. - Những nơi đào tạo nghề: Ngành điện của các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học kĩ thuật. Những nơi hoạt động nghề: - Các hộ gia đình, các xí nghiệp, cơ quan. Các cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện. I/ Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. - Nghề điện dân dụng sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện. - Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng. 1- Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng: - Các thiết bị điện và đồ dùng điện. - Nguồn điện xoay chiều và một chiều. - Thiết bị đo lường điện. - Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện. 2- Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: - Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt. - Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện. - Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện. 3- Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng: - Làm việc ngoài trời và trong nhà. - Thường đi lưu động. - Nguy hiểm. 4- Yêu cầu của nghề điện của nghề điện dân dụng đối với người lao động: - Về kiến thức: tốt nghiệp THCS. - Về kĩ năng: đo lường, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện và đồ dùng điện. - Về thái độ: yêu thích công việc của nghề điện, làm việc cẩn thận, chính xác. - Về sức khoẻ: có đủ điều kiện về sức khoẻ. 5- Triển vọng của nghề: Tương lai nghề điện phát triển gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở. 6- Những nơi đào tạo nghề: Ngành điện của các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học kĩ thuật. 7- Những nơi hoạt động nghề: - Các hộ gia đình, các xí nghiệp, cơ quan. - Các cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện. IV. Củng cố :5’ - Nêu đặc điểm của nghề điện dân dụng? - Nêu yêu cầu của nghề điện dân dụng? VI.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.8’ - Về học thuộc bài. - Đọc trước bài 2: vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Mỗi em một đoạn dây điện dài 20 cm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_gioi_thieu.doc
Giáo án liên quan