Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Sửa xe đạp - Tiết 3, Bài 2: Cấu tạo xe đạp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài này gv phải làm cho hs:

 Hiểu được cấu tạo ổ bi.

 Xác định được các mối ghép của một số chi tiết cơ bản.

 Quan sát sự tương quan giữa các bộ phận trong một máy đơn giản.

 Có thói quen tìm hiểu cấu tạo của chi tiết máy.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV.

 Các tranh ảnh về cấu tạo líp xe, ổ bi, các hình 4, 5, 6 sgk.

 Vật thật: xe đạp, ổ bi, líp.

2. Học sinh:

 Đọc trước bài 2 và quan sát, gọi tên các bộ phận của xe đạp.

 Chuẩn bị SGK và vở ghi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động - Ổn định lớp ( 2’ ).

 Kiểm tra sĩ số và sự hiện diện của học sinh trong lớp.

 Kiểm tra vệ sinh bảng, lớp.

2. Hoạt động – Kiểm tra bài cũ (10’)

 Em hãy kể tên các bộ phận chính của xe đạp.

 Nêu cấu tạo của líp xe. Thế nào là hiện tượng "trượt cá"?

 Trình bày nguyên lí hoạt động của líp xe.

3. Hoạt động – Giới thiệu bài mới ( 3’).

Phương pháp: nêu vấn đề

 Gv nêu vấn đề bằng cách tạo ra các chuyển động của các bộ phận trên xe đạp, hỏi:

 Tại sao các bộ phận có thể chuyển động quay tròn được? (nhờ có khớp quay - ổ bi).

 Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của ổ bi và một số dạng mối ghép trên xe đạp trong giờ học hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Sửa xe đạp - Tiết 3, Bài 2: Cấu tạo xe đạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 (15 – 20/9/2008) Tiết: 3 Bài 2.2: CẤU TẠO XE ĐẠP Thời gian: 2 tiết MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài này gv phải làm cho hs: Hiểu được cấu tạo ổ bi. Xác định được các mối ghép của một số chi tiết cơ bản. Quan sát sự tương quan giữa các bộ phận trong một máy đơn giản. Có thói quen tìm hiểu cấu tạo của chi tiết máy. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV. Các tranh ảnh về cấu tạo líp xe, ổ bi, các hình 4, 5, 6 sgk. Vật thật: xe đạp, ổ bi, líp. Học sinh: Đọc trước bài 2 và quan sát, gọi tên các bộ phận của xe đạp. Chuẩn bị SGK và vở ghi. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động - Ổn định lớp ( 2’ ). Kiểm tra sĩ số và sự hiện diện của học sinh trong lớp. Kiểm tra vệ sinh bảng, lớp. Hoạt động – Kiểm tra bài cũ (10’) Em hãy kể tên các bộ phận chính của xe đạp. Nêu cấu tạo của líp xe. Thế nào là hiện tượng "trượt cá"? Trình bày nguyên lí hoạt động của líp xe. Hoạt động – Giới thiệu bài mới ( 3’). Phương pháp: nêu vấn đề Gv nêu vấn đề bằng cách tạo ra các chuyển động của các bộ phận trên xe đạp, hỏi: Tại sao các bộ phận có thể chuyển động quay tròn được? (nhờ có khớp quay - ổ bi). Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của ổ bi và một số dạng mối ghép trên xe đạp trong giờ học hôm nay. Hoạt động - Tìm hiểu cấu tạo của ổ bi (10'). Phương pháp: vấn đáp, trực quan. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠNG TIỆN Ổ bi: Gồm: vòng trong (côn), vòng ngoài (nồi), bi (hoặc con lăn) Dùng để giảm ma sát giữa các chi tiết có chuyển động quay tròn. Gv chiếu hình trong sgv và cho xem ổ bi thật: ổ bi có cấu tạo như thế nào? ổ bi dùng để làm gì? Những bộ phận nào trên xe đạp có lắp ổ bi? Có nên xếp các viên bi quá sít với nhau không? Tại sao? Cho hs quan sát ổ trục trước (sau) của xe đạp. Quan sát hình 2 – cấu tạo ổ lăn Nêu các bộ phận của ổ bi Giảm ma sát Không nên vì lực ma sát tăng làm bi mau bị mòn hỏng. Chiếc xe đạp Phim trong hình 2 sgv ổ bi thật, ổ lăn. ổ trục xe đạp. Hoạt động - Tìm hiểu các dạng mối ghép trong xe đạp (10'). Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hội ý. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠNG TIỆN Các dạng mối ghép sử dụng ở xe đạp: Thường có các loại: Hàn Chốt cavét Đinh tán Ren (chú ý có 2 loại: ren trái và ren phải) Gv hỏi: Trong chương trình môn công nghệ 8, các em đã học các dạng mối ghép nào? Gv yêu cầu hs quan sát, chỉ rõ và gọi tên các dạng mối ghép có trên xe đạp: Để chế tạo xe đạp, người ta đã ứng dụng những dạng mối ghép nào? Hãy chỉ rõ chúng. Theo hướng xoắn, mối ghép bằng ren có những loại nào? (ren trái và ren phải) Trên xe đạp, những bộ phận nào có dùng ren trái? Gv kết luận các dạng mối ghép có ở xe đạp. Liên hệ bài học cũ để trả lời: Mối ghép cố định không tháo được: hàn, đinh tán Mối ghép cố định tháo được: ren, chốt, then. Một vài hs lên gọi tên và chỉ rõ các mối ghép. Hội ý và báo cáo. (trục bàn đạp bên trái, ổ trục giữa bên phải, vòng nắp của líp xe) Ghi nội dung Sgk. Bánh xe đạp Líp xe Hình vẽ về cấu tạo líp xe trong sgk và sgv. Hoạt động – Củng cố bài học (7'). Phương pháp: vấn đáp. Một vài hs đọc ghi nhớ trang 11 Em hãy giải thích hiện tượng người đang đi xe đạp có lúc ngừng không đạp mà xe vẫn còn chuyển động. Gv tóm tắt nội dung toàn bài. DẶN DÒ ( 3’ ). Học bài 2 Đọc bài 3 và tìm hiểu bộ truyền động xích của xe đạp thể thao. Sưu tầm các loại ổ bi hoặc ổ lăn (CỘNG ĐIỂM KK). GIÁO VIÊN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ GIỜ HỌC GIÁO VIÊN RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng nhận xét Ngày / / 2008 .. .. .. .. Hà Thị Thanh Tâm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_sua_xe_dap_tiet_3_bai_2_cau_tao.doc
Giáo án liên quan