Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2, Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.

b. Kĩ năng:

 Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.

c. Thái độ:

 Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

G: - 1 số dây dẫn điện và cáp điện.

 - 1 số vật liệu cách điện, dẫn điện và dẫn từ.

 - 1 số vật cách điện của mạng điện.

H: Có thể sưu tầm thêm 1 số mẫu về vật liệu của mạng điện.

III. Phương pháp:

 - Dùng mẫu vật cho H thấy và minh họa.

 - Cho H thảo luận theo nhóm.

 - Dùng câu hỏi phát vấn HS.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: KTSS

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì?

 - Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào?

 - Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2, Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 2 Tuần: 2 Ngày soạn: Ngày dạy:. Bài 2 VẬT LIỆU DÙNG ĐIỆN TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu: a. Kiến thức: Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện. b. Kĩ năng: Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu. c. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: G: - 1 số dây dẫn điện và cáp điện. - 1 số vậït liệu cách điện, dẫn điện và dẫn từ. - 1 số vật cách điện của mạng điện. H: Có thể sưu tầm thêm 1 số mẫu về vật liệu của mạng điện. III. Phương pháp: - Dùng mẫu vật cho H thấy và minh họa. - Cho H thảo luận theo nhóm. - Dùng câu hỏi phát vấn HS. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì? - Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào? - Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng như thế nào? 3. Giảng bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động1: Giới thiệu mục tiêu bài học. G: Giới thiệu mục tiêu bài học. G: Đặt câu hỏi với HS: - Ở mạng điện trong nhà có những vật liệu gì? H: (Dây dẫn, thiết bị điện, đồng hồ điện, ) G: Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem dây dẫn điện có những loại nào, cấu tạo ra sao và cách sử dụng như thế nào ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu dây dẫn điện. G: Đưa ra 1 số mẫu dây dẫn và cáp cho HS quan sát. - Đặt câu hỏi: Em hãy phân biệt dây dẫn và cáp. - Cho H thảo luận và làm bài tập phân loại dây dẫn điện trong SGK. G: Chú ý HS: “Lõi” khác “Sợi”. - Cử H trình bày kết quả. - Để củng cố khái niệm dây dẫn, G cho H làm bài tập điền chỗ trống ở mục 1. G: Yêu cầu H quan sát. H 2.2/10 – SGK. - Dây dẫn điện được bọc cách điện gồm mấy phần? Kể tên? (lõi, vỏ). - Chúng được làm bằng vật liệu gì? Lõi có đặc điểm gì? (Có thể là 1sợi hoặc nhiều sợi). G: Giới thiệu thêm có loại dây dẫn có thêm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài vỏ cách điện. G: Yêu cầu H đọc và trả lời câu hỏi SGK. - Có phải muốn sử dụng dây dẫn điện bất kỳ nào cho 1 mạng điện không? G:Giải thích " Khi chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế của mạng điện. G: Giới thiệu ký hiệu dây dẫn trên bản thiết kế. G: Yêu cầu giải thích kí hiệu: M (2 × 1,5). - Để an toàn thì khi sử dụng dây dẫn điện cần lưu ý điều gì? I. Dây dẫn điện: 1. Phân loại: Bảng 2: 1. Phân loại dây dẫn: - Dây dẫn trần: d - Dây dẫn bọc cách điện: a, b, c. - Dây dẫn lõi nhiều sợi: b, c - Dây dẫn lõi 1 sợi: a Bài tập: Điền từ: * Bọc cách điện. * Nhiều, nhiều. 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện: - Gồm hai phần. - Lõi thường làm bằng Cu, Al được tạo thành 1 sợi hoặc nhiều sợi. - Vỏ cách điện thường bằng cao su, (PVC). * Vỏ gồm 1 lớp hoặc nhiều lớp là? 3. Sử dụng dây dẫn điện: - Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện thường là: M ( n × F) M: Là lõi đồng. n: Số lõi dây. F: Tiết diện lõi (mm2). - Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý: + Kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn điện. + Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài. 4. Củng cố và luyện tập: - Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà? - Dây dẫn điện thường có mấy loại? - Nêu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện? 5. Hướng dẫn H tự học ở nhà: Học bài, đọc và tìm hiểu trước phần còn lại của bài. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_2_bai_2_vat_lieu_dien_dung_tron.doc
Giáo án liên quan