I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được một số đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí.
3. Thái độ:
Tính cẩn thận, say mê tìm hiểu về điện.
4. GDMT : Vật liệu không sử dụng được phải xử lí đúng quy định
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: Đồ dùng mỗi nhóm: một đồng hồ vạn năng.
HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài học trong sgk.
III. kiểm tra bài cũ :5’
HS1: - Nêu cấu tạo dây cáp điện?
HS2: - Chọn vật liệu cách điện phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?
HS3:
IV. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định tổ chức :
2. Các hoạt động dạy học :
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết: 3
Ngày soạn:
Bái dạy : DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được một số đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí.
3. Thái độ:
Tính cẩn thận, say mê tìm hiểu về điện.
4. GDMT : Vật liệu không sử dụng được phải xử lí đúng quy định
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: Đồ dùng mỗi nhóm: một đồng hồ vạn năng.
HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài học trong sgk.
III. kiểm tra bài cũ :5’
HS1: - Nêu cấu tạo dây cáp điện?
HS2: - Chọn vật liệu cách điện phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?
HS3:
IV. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định tổ chức :
Các hoạt động dạy học :
TG
HĐGV
HĐHS
Nội dung
2
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Để biết khi lắp đặt mạch điện ta dùng những dụng cụ gì?
HS lắng nghe và suy nghĩ
3
Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu bài học.
- Qua bài học này chúng ta biết được công dụng, phân loại của một số đồ dùng đo điện và biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
- Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu về đồng hồ đo điện.
HS lắng nghe và suy nghĩ
15
Hoạt động 3: Tìm hiểu đồng hồ đo điện
* Để biết đồng hồ đo điện như thế nào?
* Ta xét phần 1: công dụng của đồng hồ đo điện.
- Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biềt?
- Các em làm theo nhóm: tìm trong bảng 3-1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu chéo vào ô trống.
- Gọi vài nhóm đọc kết quả làm.
- Vậy công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
- Dùng đồng hồ đo điện đo các đại lượng đó để làm gì?
- Tại sao người ta lắp vôn kế, am pe kế trên vỏ máy biến áp?
* Để biết đồng hồ đo điện có những loại gì?
- Các em đọc phần 2, cho biết đồng hồ đo điện có những loại nào?
- Các em điền những đại lượng cần đo ứng với đồng hồ đo điện vào bảng 3-2.
- Gọi vài em đọc kết quả điền ở bảng3-2.
* Trên đồng hồ có ghi các kí hiệu, để biết các kí hiệu đó là gì?
- Các em đọc bảng 3-3, xem kí hiệu của đồng hồ đo điện, ghi tên đồng hồ và kí hiệu vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng ghi tên đồng hồ và kí hiệu.
- Cấp chính xác 0,1 ;0,5 thể hiện sai số cho phép đo.
Ví dụ: vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là
- Còn 2kV là điện áp thử cách điện,
phương đặt dụng cụ đo.
- Gồm có vôn kế, am pe kế...
- Thảo luận đánh dấu vào ô trống có nội dung: cường độ dòng điện, điện trở mạch điện, công suất tiêu thụ của mạch điện, điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện, điện áp.
- Theo chuẩn bị.
- Công dụng là đo các đại lượng điện như: cường độ dòng điện, điện áp, điện trở...
- Đo các đại lượng điện để biết tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
- Để biết điện áp và dòng điện có phù hợp với mạch điện và đồ dùng điện không.
- Đồng hồ đo điện gồm có các loại:
Am pe kế.
Oát kế.
Vôn kế.
Công tơ.
Ôm kế.
- Am pe kế đo cường độ.
Oát kế đo công suất.
Vôn kế đo điện áp.
Công tơ đo điện năng.
Ôm kế đo điện trở.
Đồng hồ vạn năng đo điện áp, điện trở...
- Theo chuẩn bị.
- Am pe kế kí hiệu
A
Oát kế kí hiệu
W
Vôn kế kí hiệu
V
Công tơ kí hiệu
kWh
Ôm kế kí hiệu
Ω
- Ghi tên đồng hồ và kí hiệu.
I/ Đồng hồ đo điện:
1- Công dụng của đồng hồ đo điện:
Nhờ đồng hồ đo điện để biết tình trạng làm việc của thiết bị điện, của mạch điện và đồ dùng điện.
2- Phân loại đồng hồ đo điện:
Đồng hồ đo điện gồm có các loại:
Am pe kế, Oát kế, Vôn kế, Công tơ,
Ôm kế, Đồng hồ vạn năng.
3- Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
- Am pe kế kí hiệu
A
Oát kế kí hiệu
W
Vôn kế kí hiệu
V
Công tơ kí hiệu
kWh
Ôm kế kí hiệu
Ω
15
Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Khi chúng ta sử dụng đầy đủ dụng cụ cơ khí để lắp đặt mạng điện thì thời gian hoàn thành công việc như thế nào?
- Vậy hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào lựa chọn và sử dụng dụng cụ lao động.
* Để biết dụng cụ cơ khí gồm có gì?
- Các em làm việc theo nhóm: điền tên dụng cụ và công dụng của một số dụng cụ cơ khí vào bảng 3-4.
- Giáo viên quan sát các nhóm làm và ghi bảng 3-4 lên bảng.
- Gọi một nhóm lên bảng điền vào bảng 3-4
- Gọi các nhóm còn lại nhận xét.
- Cho học sinh quan sát một số dụng cụ cơ khí.
- Thời gian hoàn thành công việc giảm.
- Chú ý nghe.
- Nhóm hoàn thành bảng
Tên dụng cụ
Công dụng
Thước
Thước cặp
Pan me
Tua vit
Búa
Cưa
Kìm
Khoan
Đo độ dài
Đo đường kính
Đo chính xác đường kính
Dùng để vặn
Dùng để đóng
Dùng cắt ống nhựa
Cắt dây dẫn điện
Tạo lỗ
- Quan sát.
II/ Dụng cụ cơ khí:
Tên dụng cụ
Công dụng
Thước
Thước cặp
Pan me
Tua vit
Búa
Cưa
Kìm
Khoan
Đo kích thước , khoảng cách cần lắp đặt điện.
Đo đường kính dây dẫn
Đo chính xác đường kính dây dẫn.
Dùng để vặn.
Dùng để đóng.
Dùng cắt ống nhựa và kim loại
Cắt dây dẫn điện.
Tạo lỗ
IV. Củng cố :5’
Học thuộc phần ghi nhớ :
- Nêu tên và công dụng các loại đồng hồ đo điện?
- Nêu tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí?
VI.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Về học thuộc bài.
- Làm câu hỏi trang 17 SGK.
- Đọc bài 4 SGK.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_3_dung_cu_dung_trong_lap_dat_ma.doc