I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Sau khi học xong học sinh biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện.
- Biết cách sử dụng một số đồng hồ thông dụng.
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
2. Kỹ năng: - Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài 3 bài 4 SGK. Nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan. Ampe kế thang đo 1A, vôn kế thang đo 300V, oát kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng công tơ điện. Kìm điện, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. Nguồn điện xoay chiều 220V.
2. HS: - Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15’.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 6, Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện (Tiết 1) - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn: 22-09-2013
Tiết : 06 Ngày dạy : 24-09-2013
Bài 4: THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Sau khi học xong học sinh biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện.
- Biết cách sử dụng một số đồng hồ thông dụng.
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
2. Kỹ năng: - Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài 3 bài 4 SGK. Nghiên cứu, tham khảo những tài liệu có nội dung liên quan. Ampe kế thang đo 1A, vôn kế thang đo 300V, oát kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng công tơ điện. Kìm điện, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. Nguồn điện xoay chiều 220V.
2. HS: - Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15’. ĐỀ:
Câu 1: (7đ)Hoàn thành bảng sau:
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Kí hiệu
Ampe kế
Vôn kế
Oat kế
Công tơ điện
Đồng hồ vạn năng
Câu 2: (3đ)Em hãy nêu tên và công dụng của dụng cụ cơ khí trong bảng sau?
Tên dụng cụ
Công dụng
Đo chiều dài dây dẫn
Thước kẹp
Lắp dây dẫn với thiết bị điện, bảng điện
Khoan
Cưa
Cắt dây dẫn, tuốt dây dẫn...
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Kí hiệu
Ampe kế
Cường độ dòng điện
A
Vôn kế
Hiệu điện thế
V
Oat kế
Công xuất
W
Công tơ điện
Điện năng tiêu thụ
Kwh
Đồng hồ vạn năng
Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở
Câu 2: Em hãy nêu tên và công dụng của dụng cụ cơ khí trong bảng sau?
Tên dụng cụ
Công dụng
Thước dây
Đo chiều dài dây dẫn
Thước kẹp
Đo đường kính dây dẫn, chiều sâu lỗ
Tuavít
Lắp dây dẫn với thiết bị điện, bảng điện
Khoan
Koan lỗ... lắp dây dẫn, thiết bị điện
Cưa
Cắt ống nhực, kim loại
kềm
Cắt dây dẫn, tuốt dây dẫn...
3. Đặt vấn đề: - GV đưa ra một số đồng hồ đo và yêu cầu HS nêu cách sử dụng, từ đó đặt vấn đề vào bài mới.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành:
- Hs chú ý lắng nghe và chia nhóm theo yêu ca6y2u của GV.
- GV: Chia nhóm thực hành.
- GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành và nội quy thực hành.
- GV: Nêu rõ tiêu chí đánh giá:
+ Kết quả thực hành;
+ Thực hiện đúng quy trình thực hành, thao tác chính xác;
+ Thái độ thực hành đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện:
- Làm việc theo nhóm theo các nội dung sau:
+ Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ đo điện.
- Đo điện năng tiêu thụ..
+ Tìm hiểu chức năng của các núm điều khiển của đồng hồ đo điện.
+ Đo điện áp của nguồn điện thực hành.
- Giao cho các nhóm đồng hồ đo điện: ampe kế, vôn kế, công tơ điện.
- Giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm.
+ Chức năng của đồng hồ đo điện đo đại lượng gì?
- Dùng phiếu học tập yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- HS chú ý lắng nghe.
- GV chốt lại nội dung bài thực hành.
- Nhận xét buổi thực hành.
- Chú ý những nội dung cần lưu ý trong bài thực hành.
- Yêu cầu HS học kĩ phần 1.
- Chuẩn bị nội dung cho phần tiếp theo.
5. Ghi bảng:
I. Dụng cụ và vật liệu cần thiết: (SGK)
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện:
B1: Tìm hiểu các kí hiệu ghi trên đồng hồ và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu.
B2: Tìm hiểu chức năng của đồng hồ: Đo đại lượng gì?
B3: Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của đồng hồ: các bộ phận chính và các núm điều chỉnh.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_6_bai_4_thuc_hanh_su_dung_dong.doc